meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nửa cuối năm 2022, doanh nghiệp dược trở lại đường đua tăng trưởng

Thứ tư, 27/07/2022-10:07
Song song với việc Chính phủ thúc đẩy hoàn thành việc bao phủ vaccine để bổ sung gói kích thích kinh tế mới, chuyển sang chiến lược sống chung an toàn với dịch đã giúp cho ngành dược từng bước có sự phục hồi.

2 năm qua, ngành dược đã gặp không ít khó khăn

Đứng trước tác động của đại dịch COVID-19, ngành dược Việt Nam trong thời gian 2 năm qua đã gặp không ít khó khăn khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển ghi nhận tăng cao. Cùng với đó là các quy định phòng chống dịch bệnh siết chặt của Chính phủ, thị trường Dược phẩm bị trì trệ nặng nề. Và bước sang năm 2022, khi dịch bệnh đã dần qua đi, cùng với việc Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành bao phủ Vaccine và bổ sung gói kích thích kinh tế mới, chuyển chiến lược từ Zero COVID sang sống chung an toàn với dịch bệnh thì ngành dược được dự báo sẽ từng bước hồi phục trở lại. Và theo kết quả Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS (Việt Nam) thu thập từ 29 công ty niêm yết trong ngành dược, quý 1/2022 mặc dù doanh thu ngành giảm 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 12,4% so với quý liền trước đó nhưng lợi nhuận ròng vẫn ghi nhận tăng trưởng tích cực 25,4% so với cùng kỳ năm 2021. KIS Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi tin rằng ngành dược bắt đầu trở lại đường đua và sẽ bứt phá mạnh mẽ trong các quý tiếp theo”. 


Đứng trước tác động của đại dịch COVID-19, ngành dược Việt Nam trong thời gian 2 năm qua đã gặp không ít khó khăn khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển ghi nhận tăng cao
Đứng trước tác động của đại dịch COVID-19, ngành dược Việt Nam trong thời gian 2 năm qua đã gặp không ít khó khăn khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển ghi nhận tăng cao

Nếu nhìn dài hạn hơn thì Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã đánh giá ngành dược có nhiều tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như những tập đoàn bán lẻ do quy mô dân số của nước ta ở mức lớn đồng thời dân số cũng ghi nhận già đi với tốc độ khá nhanh. Bên cạnh đó, thu nhập hộ gia đình cũng tăng liên tục sẽ khuyến khích gia tăng chi tiêu đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Hơn thế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội cũng tăng lên theo độ tuổi. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già giá dân số nhanh nhất trên thế giới, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm đến hơn 12% dân số vào năm 2021 và đến năm 2050, con số này đã được dự báo sẽ tăng lên trên 25%. 

Đến hiện tại, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ở mức 73,5 tuổi nhưng tỷ lệ số năm sống khỏe mạnh thấp nhất so với nhiều nước. Cụ thể, số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới là 8 năm. Đặc biệt, trong gánh nặng bệnh tật kép, người Việt Nam thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên có 3 bệnh chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm và đòi hỏi điều trị, chăm sóc lâu dài. 

Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội cũng tăng lên theo độ tuổi. Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Như thế, tổng chi tiêu cho ngành y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021. Chi tiêu cho dược phẩm cũng ghi nhận tăng lên hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021. Và việc đầu tư, nâng cấp nhà máy lên tiêu chuẩn cao nhằm đấu thầu vào kênh ETC - đây là kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện sẽ là lời giải cho bài toán tăng trưởng trong thời gian tới. Cùng với sự hỗ trợ pháp lý đặc biệt là Thông tư 15/2019/TT-BYT đã quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do chính Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, các sản phẩm nội địa đã bắt đầu thâm nhập đáng kể thuốc điều trị vào ETC đặc biệt là ở Nhóm 2 (gồm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam) vốn trước đây chỉ là sân chơi của sản phẩm nhập khẩu.



Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, như thế, tổng chi tiêu cho ngành y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021
Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, như thế, tổng chi tiêu cho ngành y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021

Đây cũng là sơ hội tiềm năng dành cho các doanh nghiệp dược đang được niêm yết. Và trước tác động của đại dịch, ngành dược đã gặp những khó khăn nhất định khi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu và vận chuyển tăng cao. Song song với đó là các quy định phòng chống dịch bệnh siết chặt của Chính phủ, người dân cũng hạn chế đến các cơ sở điều trị bệnh đã làm cho thị trường dược phẩm bị trì trệ nặng nề. Cũng sự tác động của COVID-19 đến ngành dược trong năm 2021 cho thấy có đến 57,14% doanh nghiệp đã đưa ra đánh giá tình hình kinh doanh có xấu đi. 

Trong năm 2022, sau khi dịch bệnh qua đi sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với năm 2021. Và nếu như ngành dược trong năm 2021 được đánh giá là khó có những đột phá, phân hóa giữa các doanh nghiệp thì triển vọng trong năm 2022 đã nổi bật hơn. Cũng theo đó, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết sẽ là động lực tăng trưởng của ngành dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối và tiếp cận vốn, công nghệ cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng đến các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn như EU -GMP, Japan-GMP. 

Dự báo quy mô ngành dược phẩm Việt Nam đã ghi nhận đạt xấp xỉ 141.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,2% đến từ nhu cầu các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng dịch tiếp tục tăng trưởng. Cùng với đó, nhu cầu điều trị các bệnh hướng thần kinh, tim mạch, hô hấp, rối loạn nội tiết,... do các di chứng sau khi mắc COVID-19. 

Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập với mục đích hỗ trợ các công ty sản xuất thuốc trong nước có công nghệ sản xuất cao. Và theo đó, hoạt động mua thuốc của bệnh viện công lập sẽ thông qua quá trình đấu thầu phải được phân chia theo tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó, có 2 nhóm thuốc cao nhất, chiếm khoảng 60% giá trị gói thầu thuốc generic được giới hạn cho thuốc đạt chuẩn EU -GMP hoặc tương đương.



Dự báo quy mô ngành dược phẩm Việt Nam đã ghi nhận đạt xấp xỉ 141.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,2% đến từ nhu cầu các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng dịch tiếp tục tăng trưởng
Dự báo quy mô ngành dược phẩm Việt Nam đã ghi nhận đạt xấp xỉ 141.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,2% đến từ nhu cầu các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và phòng dịch tiếp tục tăng trưởng

Luật Dược Việt Nam năm 2016 và Thông tư 03/2019/TTBYT đối với danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp cũng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước, nếu như có thể thay thế hoàn toàn thuốc nhập khẩu. 

Hơn thế, quá trình phê duyệt thuốc kéo dài đã khiến cho nguồn cung thuốc trong ngành bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tốc độ cấp phép của thuốc hiện tại. Mặc dù điều này tác động đến mỗi công ty không giống nhau và còn bị phụ thuộc vào số đăng ký thuốc đang có hoặc cơ cấu doanh thu sản phẩm. Tuy nhiên thì mặt bằng giá của nhiều loại thuốc có mức tăng tương đối ổn định và đủ để bù đắp chi phí đầu vào tăng, giúp duy trì được lợi nhuận ngành ổn định ở trong kỳ. Cũng theo đó, các nhà đầu tư có thể tận dụng các ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định như hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA). Hiện, các nhà đầu tư EU được phép thành lập công ty để nhập khẩu các sản phẩm dược phẩm và bán cho các nhà phân phối hoặc bán buôn địa phương Hơn thế, các nhà đầu tư EU cũng được phép xây dựng nhà kho và thực hiện các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

20 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

20 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

20 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

20 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước