meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nội dung chính cần nắm bắt về quy hoạch điện 5

Thứ năm, 02/06/2022-07:06
Nội dung Quy hoạch Điện 5 được đánh giá có vai trò bước đầu tạo dựng quan trọng về tư duy ngành điện và đề xuất giải pháp bố trí hiệu quả nguồn điện, từng bước phù hợp hơn với đặc điểm riêng biệt từng vùng, miền, hạn chế hiệu quả tình trạng thất thoát trong công tác truyền tải điện năng. Vậy nội dung chính của quy hoạch điện 5 bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung Quy hoạch Điện 5 được đánh giá có vai trò bước đầu tạo dựng quan trọng về tư duy ngành điện và đề xuất giải pháp bố trí hiệu quả nguồn điện, từng bước phù hợp hơn với đặc điểm riêng biệt từng vùng, miền, hạn chế hiệu quả tình trạng thất thoát trong công tác truyền tải điện năng. Vậy nội dung chính của quy hoạch điện 5 bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục tiêu trọng tâm của quy hoạch điện 5

Quy hoạch điện 5 nhằm phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của người dân và là cơ sở đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; quy hoạch điện 5 cũng sẽ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tính hết năm 2005, đảm bảo các nhà máy điện trong cả nước sản xuất đạt mức sản lượng từ 45 đến 50 tỷ kWh, dự báo năm 2010 phải đạt sản lượng từ 70 đến 80 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 160 - 200 tỷ kWh.


Quy hoạch điện 5 sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng mạng lưới điện trên cả nước
Quy hoạch điện 5 sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng mạng lưới điện trên cả nước

Nội dung quy hoạch phát triển điện lực các khu vực

Về cấp điện cho nông thôn, miền núi thì Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các ngành, địa phương liên quan để chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam tiếp tục thực thi có hiệu quả Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung đề án điện nông thôn và Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư dự án năng lượng nông thôn theo kế hoạch và kịp thời với tiến độ cấp phát điện đã đề ra.


Xây dựng lưới điện mới tại nông thôn là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay
Xây dựng lưới điện mới tại nông thôn là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay

Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các ngành và địa phương có đề án giải quyết điện cho hầu hết các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trong đó đặc biệt kiến nghị các cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đi đến quyết định thực hiện. Đề án cần phân loại các vùng cấp điện từ hệ thống điện quốc gia và các vùng cấp điện tại chỗ bằng các nguồn điện như: điezel, điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt, thuỷ điện nhỏ, ... Đối với những vùng cấp điện từ nguồn là hệ thống điện quốc gia nhưng có thể đủ điều kiện phát triển nguồn tại chỗ có hiệu quả thì cần cân nhắc và xem xét để phát triển các nguồn điện tại chỗ này, từ đó tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Cơ cấu các nguồn điện trong hệ thống điện quy hoạch điện 5

Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải đã nói trên, đảm bảo cung cấp điện an toàn, chất lượng, ổn định, hiệu quả, hợp lý để phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội. Khai thác tối đa các nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế như: thuỷ điện, nhiệt điện khí, các dạng năng lượng mới, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu... kết hợp với từng bước trao đổi hiệu quả nguồn điện hợp lý với các nước trong khu vực. Đặc biệt, ưu tiên xây dựng các nhà máy thuỷ điện có các lợi ích tổng hợp như: thực hiện chống lũ, cấp nước thường xuyên, sản xuất điện năng ổn định. Phát triển thuỷ điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió, ... phục vụ các khu vực xa lưới điện, miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt những nơi chưa có điện hay có điện nhưng không ổn định.


Lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp đa dạng hóa nguồn điện năng trong nước
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp đa dạng hóa nguồn điện năng trong nước

Vấn đề cân đối nguồn điện phải tính các phương án xây dựng cùng đầu tư chiều sâu và đổi mới liên tục, có chiều sâu trong sử dụng công nghệ tại hệ thống nhà máy đang vận hành điện năng; đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trong bảo vệ môi trường; áp dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới xây dựng.

Có phương án kết hợp hiệu quả với các nguồn điện đầu tư theo các hình thức xây dựng nhà máy điện BOT, nhà máy điện độc lập (IPP) liên doanh và trao đổi điện với các nước trong khu vực... từng bước đáp ứng điện hiệu quả cho từng khu vực và cho cả hệ thống điện trên cả nước.

Theo tính toán, tổng công suất các dự án được phê duyệt đầu tư theo các hình thức BOT, IPP hay Liên doanh... có sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ không quá 20% công suất cực đại của toàn hệ thống điện trên cả nước.


Một nhà máy điện độc lập (IPP) được đưa vào khai thác
Một nhà máy điện độc lập (IPP) được đưa vào khai thác

Cơ cấu nguồn điện phải tính toán một cách phù hợp với tình trạng thực tế, phù hợp với nguồn nhiên liệu có thể cung ứng thường xuyên nhất, đảm bảo hiệu quả khai thác của hệ thống điện và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương, từ đó tạo cơ sở vững chắc để chủ động cung cấp điện theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, miền và sinh hoạt của người dân trong mùa khô và mùa mưa. Đặc biệt là kể cả năm thuỷ điện ít nước, giờ cao điểm và giờ thấp điểm vẫn có nguồn điện ổn định, đáp ứng nguồn nước phục vụ nông nghiệp, tham gia chống lũ khi cần thiết.

Công suất, địa điểm và thời gian thi công các công trình nguồn điện sẽ được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của từng dự án cụ thể.

Về thuỷ điện:

- Bổ sung quy hoạch hiệu quả Hệ thống thủy điện tận dụng dòng nước trên các dòng sông chính, tiến hành lập báo cáo tiền khả thi, mức độ khả thi các dự án có hiệu quả cao để trình duyệt theo quy định hiện hành.

- Tích cực chuẩn bị hiệu quả cho xây dựng thuỷ điện Sơn La theo nội dung quy định, quy mô, tốc độ, thời gian xây dựng sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định trong phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

- Nghiên cứu phát hiện một số dự án thuỷ điện tích năng có thể khai thác, sử dụng trong tương lai.

Về các nguồn nhiệt điện:

Chuẩn bị chu đáo cho việc đầu tư các dự án theo khả năng của các nguồn nhiên liệu (khí, dầu, than...) để xác định tại địa điểm ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía Bắc và các tỉnh vùng Duyên hải để trình duyệt dự án nhanh nhất, hiệu quả nhất.


Nhà máy điện nhiệt than đang hoạt động hiệu quả
Nhà máy điện nhiệt than đang hoạt động hiệu quả

Về điện nguyên tử:

Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn tất nhanh chóng Báo cáo Tổng quan về phát triển điện nguyên tử ở Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ cân nhắc trong giai đoạn từ năm 2001 - 2002.

Phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch điện 5

Một là, xây dựng lưới điện từ cao thế xuống hạ thế phải thực hiện một cách đồng bộ với nguồn điện đang có. Khắc phục hiệu quả tình trạng lưới điện không an toàn, công nghệ lạc hậu, đường dây tải điện chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay đang xảy ra.

Hai là, thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các công trình liên quan đến phát triển lưới điện được thực hiện cụ thể  như sau:

- Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đường dây tải điện,  trạm biến áp theo quy định chung trong nội dung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (tức là Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ). Các dự án được các ngành, các địa phương quyết định đầu tư cần có sự thống nhất, đồng bộ với ngành điện.

- Đối với các công trình trạm biến áp, đường dây tải điện có cấp điện áp 110 kV trở xuống, được Hội đồng Quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam quyết định phù hợp với nội dung Quyết định quy hoạch điện 5.

- Các công trình lưới điện phát triển sau năm 2010, Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các ngành và địa phương chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam xác định chi tiết theo quy hoạch và kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Giải pháp quy hoạch điện 5 hiệu quả cao

Giải pháp chung:

Các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu than nghiên cứu phát điện trên cơ sở kết hợp sử dụng năng lượng sinh khối với nhiên liệu than. đặc biệt chú trọng cải tạo công nghệ chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối.

Từng bước tạo điều kiện, khuyến khích khai thác, sử dụng nhiên liệu sản xuất điện sạch, đem lại hiệu quả cao. Đồng thời, khuyến khích việc phát triển và tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo có hiệu quả cao ở các khu vực nông thôn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất điện, giảm được giá thành mua điện cho người dân còn khó khăn về tài chính. Đặc biệt, cần có sự nghiên cứu để xây dựng quy hoạch phát triển nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện phù hợp với các điều kiện địa phương đang có, phổ biến việc sử dụng điện mặt trời, điện gió cho người dân được biết đến.

Về nguồn vốn đầu tư quy hoạch điện 5:

Các đơn vị điện lực phải trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất bằng các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới thuộc địa bàn được đơn vị mình quản lý. Việc mua bán điện này phải được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mẫu mà Bộ Công Thương quy định.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được giữ vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội và sinh hoạt của người dân trong cả nước. Tổng công ty Điện lực Việt Nam được huy động hiệu quả, nhanh chóng mọi nguồn vốn nhằm đầu tư các công trình nguồn và lưới điện theo việc tự vay, tự trả (vay vốn theo hình thức ODA, vay vốn tín dụng trong hay ngoài nước, vay tín dụng theo hình thức xuất khẩu của người cung cấp thiết bị, vay vốn các thiết bị trả bằng hàng...) và tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế Trung ương, địa phương, Nhà nước và người dân cùng làm để chung tay phát triển lưới điện tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo.


Trụ sở Tổng công ty Điện lực Việt Nam tại Hà Nội
Trụ sở Tổng công ty Điện lực Việt Nam tại Hà Nội

Tích cực khuyến khích hiệu quả các nhà đầu tư trong, ngoài nước cùng tham gia xây dựng các công trình nguồn và mạng lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư như: Nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO), Công ty cổ phần, liên doanh,...

Về cơ chế tài chính cung cấp cho quy hoạch điện 5:

Trước tiên, sẽ phê duyệt cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam được giữ lại tiền thu sử dụng vốn hàng năm, được biết đây là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư xây dựng các công trình điện trong cả nước. Sau đó, thực hiện tiến trình điều chỉnh giá điện hợp lý, tiết kiệm từ nay đến năm 2005.

Về đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của ngành điện:

Tổng công ty Điện lực Việt Nam tiếp tục cải tiến, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy ngành điện lực, cải cách thủ tục hành chính, phân cấp đầu tư rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để đáp ứng yêu cầu phát triển điện lực mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam nghiên cứu đầu tư đẩy mạnh ngành chế tạo thiết bị điện hiện đại trong nước, trước hết tập trung chế tạo các thiết bị trọn bộ cho lưới trung thế lẫn hạ thế; tiến tới chế tạo thiết bị trọn bộ cho lưới 110 - 220kV, giảm dần thiết bị điện phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Bộ Công nghiệp, các ngành và địa phương cần tăng cường công tác quản lý nhà nước và ban hành có khoa học các quy định cụ thể theo thẩm quyền để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh điện để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của đất nước.
Như vậy, có thể thấy rằng quy hoạch điện 5 đã đặt nền móng quan trọng cho sự thay đổi diện mạo và công năng sử dụng của ngành điện Việt Nam, cũng từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu trong sinh hoạt của người dân trong cả nước! Việc tìm hiểu thông tin về quy hoạch điện 5 là cần thiết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần sử dụng đến nguồn điện năng dồi dào, có liên quan mật thiết đến quy trình sản xuất, kinh doanh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước