Những thông tin mới nhất về quy hoạch điện gió ở Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu thông tin chính xác về quy hoạch điện 6Nắm bắt thông tin đầy đủ nhất về quy hoạch điện 7Đất quy hoạch cây xanh là gì? Có nên mua đất quy hoạch cây xanh không?Quy hoạch điện gió là gì?
Năng lượng gió là yếu tố then chốt tạo ra nguồn điện gió. Năng lượng gió hiểu cơ bản là động năng của không khí thuộc bầu khí quyển của Trái Đất và nó là một hình thức gián tiếp tạo ra của năng lượng mặt trời. Cách thức dùng năng lượng gió là việc sử dụng hoạt động di chuyển của không khí giúp tạo ra năng lượng cơ học. Sau đó, các tuabin gió chuyển hóa từ động năng thành cơ năng, đây chính là điện năng được cung cấp cho các hoạt động của con người trong đời sống và sản xuất kinh doanh.
Có thể hiểu quy hoạch phát triển điện gió hiện nay là việc phân bổ vị trí điện gió, bao gồm quy hoạch phát triển điện gió quốc gia và quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh. Quy hoạch điện gió ở Việt Nam phát triển điện gió có vai trò làm cơ sở cho mọi hoạt động đầu tư phát triển điện gió sau đó.
Vai trò của quy hoạch điện gió
Việc sử dụng năng lượng gió sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào máy móc và nhiên liệu khác, bởi gió được tạo ra nhờ các chuyển động của dòng không khí. Quy hoạch điện gió hiệu quả sẽ giúp giảm chất thải của năng lượng hóa thạch gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường.
Hiện nay, điện gió có giá thành tương đối thấp so với các nguồn năng lượng tái tạo khác đang được đưa vào sử dụng. Do vậy, tính cạnh tranh của điện gió có so với điện từ nhiên liệu khác.
Khai thác điện gió có thể tiết kiệm tài nguyên đất và sử dụng đất cho nhiều mục đích khác trong diện tích xây dựng điện gió. Nhờ khai thác điện gió mà yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động tại nhiều địa phương cũng được giải quyết triệt để hơn.
Mục tiêu quy hoạch điện gió ở Việt Nam
Mục tiêu quy hoạch điện gió ở Việt Nam tính đến năm 2025, nguồn điện gió bổ sung vào quy hoạch lên đến 11.630MW, chiếm tỷ lệ 20% tổng nguồn điện cung ứng trên cả nước.
Tại khu vực Bắc Trung bộ, vụ thể là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phải đảm bảo bổ sung 51 dự án điện gió có tổng công suất là 2.919MW. Khu vực duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận cần bổ sung quy hoạch thêm khoảng 10 dự án với tổng công suất 4.193MW.
Khu vực Tây Nguyên, đặc biệt các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng phải nhanh chóng có phương án bổ sung quy hoạch 91 dự án điện gió có tổng công suất lên đến 11.733MW.
Khu vực Tây Nam bộ, đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đề nghị bổ sung quy hoạch với con số khủng là 94 dự án có tổng công suất là 25.541MW.
Tại khu vực Đông Nam bộ thì Bà Rịa - Vũng Tàu bổ sung 2 dự án điện gió có công suất 602MW.
Các nội dung pháp luật về quy hoạch điện gió ở Việt Nam
Thẩm quyền quy hoạch phát triển điện gió các khu vực
Bộ Công thương có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch phát triển điện gió quốc gia, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố quy hoạch dự án và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch dự án phát triển khi đã được phê duyệt.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét thấy địa phương có tiềm năng phát triển điện gió thì tổ chức lập quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh, sau đó trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch này.
Quy hoạch và danh mục các dự án phát triển điện gió
Tại Điều 3 Thông tư số: 07/VBHN-BCT của Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió quy định về quy hoạch và danh mục các dự án như sau:
“1. Phát triển các dự án điện gió được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực trong đó xác định tiềm năng và khu vực phát triển điện gió cho từng địa bàn. Các dự án điện gió chưa có trong quy hoạch phải được thực hiện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực.
2. Các dự án đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh đã phê duyệt được thực hiện theo quy định về chuyển tiếp tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều 59 của Luật Quy hoạch.
3. Tiến độ vận hành, quy mô công suất các giai đoạn của dự án phải tuân thủ theo đúng quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp Chủ đầu tư dự án điều chỉnh tiến độ thực hiện sai lệch quá sáu (6) tháng hoặc chia giai đoạn thực hiện dự án khác so với quy hoạch cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch để xem xét, thông qua.
4. Khi phát triển các dự án điện gió được phê duyệt danh mục trong quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, UBND tỉnh phải cập nhật quy hoạch đấu nối dự án điện gió vào hệ thống điện để đảm bảo truyền tải công suất dự án và khả năng hấp thụ hệ thống điện khu vực dự án. Trường hợp phương án đấu nối dự án thay đổi, UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt hoặc trình phê duyệt phương án đấu nối điều chỉnh của dự án điện gió theo thẩm quyền.”
Nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới điện gió
Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia sẽ gồm các nội dung chính sau:
- Tiềm năng năng lượng gió của các địa phương;
- Danh mục các dự án điện gió đề xuất;
- Định hướng đấu nối dự án điện gió vào mạng lưới điện quốc gia sẵn có.
Quy hoạch phát triển điện gió cấp tỉnh có các nội dung chính sau:
- Tiềm năng năng lượng điện gió trong phạm vi của tỉnh;
- Diện tích, ranh giới giữa các khu vực phát triển các dự án điện gió;
- Danh mục các dự án điện gió lập quy hoạch;
- Quy mô công suất của các dự án điện gió, cách thức đấu nối điện gió vào mạng lưới điện quốc gia.
Đề án quy hoạch điện gió nội dung chủ yếu sau:
- Sự cần thiết phải đầu tư dự án điện gió và các điều kiện thực tiễn để thực hiện đầu tư xây dựng;
- Dự kiến các mục tiêu, quy mô dự án, địa điểm đặt dự án, hình thức thực hiện dự án điện gió;
- Nhu cầu sử dụng nguồn đất và tài nguyên khác: Thể hiện rõ diện tích khảo sát, diện tích sử dụng mang tính tạm thời và diện tích sử dụng có thời hạn, diện tích ảnh hưởng hành lang an toàn; Liệt kê nhiều loại hình đất, khu vực biển và phân tích hiện trạng hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên và khu vực thuộc biển; Đánh giá tính phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian thuộc biển, tính chồng lấn với các quy hoạch khác;
- Báo cáo chi tiết về đánh giá tiềm năng gió tại khu vực đặt dự án;
- Sơ bộ về giải pháp công nghệ: phân tích phương án công nghệ trên cơ sở các đặc tính gió trong khu vực dự án; phương án bố trí tuabin gió;
- Phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung: Địa điểm xây dựng dự án; Loại công trình và cấp công trình chính; Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án điện gió; Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ các giải pháp căn bản được lựa chọn của công trình điện gió chính;
- Báo cáo phương án đấu nối nhà máy điện gió vào mạng lưới điện quốc gia. Trong đó thể hiện chi tiết nhất hiện trạng nguồn và lưới điện, kế hoạch cụ thể phát triển nguồn và lưới điện, đối chiếu lựa chọn phương án đấu nối có hiệu quả, xem xét sự ảnh hưởng của nguồn và lưới điện khu vực nếu xuất hiện dự án và đánh giá mức độ hấp thụ của lưới điện nếu đưa dự án vào vận hành;
- Sơ bộ giải pháp thực hiện: vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng; tiến độ thực hiện; giải pháp kỹ thuật xây dựng;
- Sơ bộ tổng mức đầu tư;
- Đánh giá sơ lược hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động của dự án điện gió.
Trình tự lập quy hoạch phát triển điện gió
Trình tự lập quy hoạch điện gió tỉnh phải tuân theo những quy định hiện hành về nội dung, trình tự, thủ tục lập quy hoạch phát triển điện lực chung là nội dung thuộc Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), cụ thể như sau:
“(i) Lựa chọn tư vấn lập quy hoạch. Trên cơ sở nhu cầu của địa phương, Sở Công Thương lập đề cương, dự toán quy hoạch rồi trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở vốn ngân sách bố trí, Sở Công Thương lựa chọn tư vấn có chức năng và năng lực để lập quy hoạch.
(ii) Tư vấn tiến hành lập quy hoạch. Tư vấn tiến hành lập quy hoạch theo đề cương được duyệt trong thời hạn được giao.
(iii) Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua. Sở công Thương tổ chức lấy ý kiến các ban ngành có liên quan, tổ chức chỉnh sửa các nội dung góp ý (nếu có) sau đó trình Ủy ban Nhân dân tỉnh “Báo cáo Quy hoạch” đã được chỉnh sửa để thông qua.
(iv) Bộ Công Thương thẩm định và phê duyệt. Bộ Công Thương giao cho một đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định quy hoạch. Sau khi nhận được ý kiến chính thức bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đơn vị chủ trì hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình Bộ Trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt. Trường hợp quy hoạch cần hiệu chỉnh, Bộ Công Thương yêu cầu tư vấn sửa đổi, bổ sung. Sau khi đề án quy hoạch đã được hoàn chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định hoàn thành báo cáo thẩm định, trình Bộ Trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
(v) Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quy hoạch. Sau khi quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ quản tiến hành công bố quy hoạch.”
Cơ cấu nguồn điện gió
Với phương án cơ sở, tổng nhu cầu điện toàn quốc đến năm 2025 đạt mức 63471 MW, năm 2030 đạt mức 90651 MW. Đối với điện gió, tổng công suất đặt năm 2025 là 6030 MW (chiếm 5,8% tổng cơ cấu công suất), năm 2030 là 10090 MW (chiếm 6,9% tổng cơ cấu công suất).
Với phương án cao, tổng nhu cầu điện toàn quốc đến năm 2025 đạt mức 68367 MW, năm 2030 đạt mức 100210 MW. Đối với điện gió, tổng công suất đặt năm 2025 là 11630 MW (chiếm 10.0% tổng cơ cấu công suất), năm 2030 là 18390 MW (chiếm 10.8% tổng cơ cấu công suất).
Giải pháp phát triển quy hoạch điện gió ở Việt Nam hiện nay
- Phương án cơ sở: Đến giai đoạn 2025, điện gió đạt mức 6.030 KW; Phương án cao: Đến giai đoạn 2025, điện gió đạt mức 11.630 KW.
- Tiếp tục có cơ chế khuyến khích về giá điện cố định (FIT) đảm bảo đủ thời gian cho việc phát triển các dự án đã có trong quy hoạch ( tức khoảng 4.800 KW) và huy động có hiệu quả thêm lượng công suất cần thiết cho giai đoạn 2020 - 2025.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư và huy động hệ thống lưới điện truyền tải đảm bảo phải giải tỏa tối đa công suất các dự án điện gió và vận hành ổn định, có hiệu quả hệ thống điện gió đã đầu tư.
- Thúc đẩy toàn vẹn các giải pháp về lưu trữ năng lượng hệ thống.
Như vậy, dù ngành công nghiệp điện gió tại nước ta chỉ bắt đầu khởi sắc vào năm 2019, dù không đạt mức hiệu quả cao như năng lượng mặt trời hay các dạng năng lượng khác, điện gió vẫn dần khẳng định vị trí tiềm năng và vai trò tích cực của mình trong tổng cơ cấu nguồn điện. Việc tiếp tục đầu tư khai thác, quy hoạch điện gió ở Việt Nam có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong việc cung cấp nguồn điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu điện sang các nước lân cận.