Tìm hiểu thông tin chính xác về quy hoạch điện 6
BÀI LIÊN QUAN
TV2 đặt kế hoạch tổng doanh thu giảm 48% so với năm ngoái vì vướng mắc vấn đề Quy hoạch điện VIIINội dung chính cần nắm bắt về quy hoạch điện 5Những thông tin mới nhất về quy hoạch điện gió ở Việt NamMục tiêu trọng tâm của quy hoạch điện 6
Mục tiêu dự báo phụ tải của quy hoạch điện 6 là đảm bảo phải đáp ứng các nhu cầu phát triển về kinh tế - xã hội của cả nước, với mức tăng GDP đạt khoảng 8,5% - 9%/năm vào giai đoạn 2006 - 2010, hướng tới đạt cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (đây là nội dung của phương án cơ sở), 20% năm (nội dung của phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015,theo đó luôn phải xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị kĩ cho phương án 22% năm cho trường hợp có tăng trưởng đột biến.
Mục tiêu phát triển nguồn điện bao gồm các nội dung chính sau:
- Đảm bảo phát triển nguồn điện sẽ đáp ứng được nhu cầu phụ tải đã nêu ở mục tiêu dự báo phụ tải đã nêu. Luôn đảm bảo thực hiện tốt tiến độ xây dựng của các nhà máy thủy điện mang các lợi ích tổng hợp bao gồm như: công nắng chống lũ, cấp nước thường xuyên, sản xuất điện năng; phát triển hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí trong cả nước; đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhiệt điện than; phát triển có hiệu quả các công trình thủy điện nhỏ, các nguồn năng lượng mới và tái tạo có hiệu quả cho địa bàn các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng biên giới và hải đảo; chủ động trao đổi điện năng một cách có hiệu quả rõ ràng với các nước trong khu vực; đảm bảo vững chắc cho an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành tốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đảm bảo phát triển tốt và có tính phù hợp cao các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo sự tin cậy của các phương án cung cấp điện tại chỗ, cũng như giảm tổn thất kỹ thuật của mạng lưới, hệ thống điện quốc gia, cũng như đảm bảo tính kinh tế tốt của các dự án, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đối với từng vùng và đối với cả nước.
- Phát hiện và khai thác, phát triển nguồn điện mới cần phải tính toán tới các phương án đầu tư có chiều sâu và thường xuyên tính toán, nghiên cứu đổi mới công nghệ của các nhà máy đang vận hành điện năng; đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn của môi trường; sử dụng các công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới xây dựng và đưa vào hoạt động.
- Phát triển có hiệu quả các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy định, Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm xác định tỷ lệ hợp lý của các dự án áp dụng các hình thức đầu tư BOT và BOO.
- Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Về phát triển lưới điện, trong đó: Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện.
Cần xem xét phát triển lưới điện theo hình thức phát triển lưới điện truyền tải và phân phối đồng bộ, hợp lý, có hiệu quả với chương trình thúc đẩy phát triển nguồn điện. Thực hiện nghiêm chỉnh việc hiện đại hóa và từng bước triển khai ngầm hóa hệ thống điện các thành phố và thị xã hạn chế các tác động xấu đến cảnh quan và môi trường. Áp dụng nhanh chóng các biện pháp giúp giảm tổn thất điện năng theo quy định.
Nội dung quy hoạch phát triển điện lực các khu vực trên cả nước
Khu vực điện nông thôn, miền núi, hải đảo tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các chương trình đầu tư phát triển điện ở nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lấy đó làm cơ sở để phấn đấu hoàn thành đến năm 2010 có 95%, năm 2015 có 100% các xã có điện ổn định. Đối với việc này, Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp có hiệu quả với các ngành và địa phương liên quan về xây dựng các cơ chế, chính sách, cũng như các văn bản hướng dẫn, thực hiện quy hoạch điện ở các khu vực này. Tích cực khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước cùng các nhà đầu tư nước ngoài đồng tham gia xây dựng các dự án về nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối bằng các hình thức đầu tư pháp luật nhà nước chấp thuận. Theo đó, các Nhà đầu tư trong nước khi có đủ năng lực sẽ được huy động mọi nguồn vốn để thực hiện đầu tư cho các công trình nguồn và hệ thống điện theo cơ chế tự vay, tự trả. Nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nhà nước vẫn là nguồn nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần với những doanh nghiệp có chức năng đảm bảo cân đối lớn trong nền kinh tế, bình ổn hơn thị trường khi hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất điện. Việc cổ phần hóa các đơn vị sẽ trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được tiến hành chặt chẽ và phải có bước đi thật sự thích hợp.
Cơ cấu các nguồn điện trong hệ thống điện
Cơ cấu các nguồn điện thuộc các dự án được triển khai theo quy hoạch điện 6 được quy định lại Điều 2 Quyết định số 1195/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể bao gồm 14 dự án sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch điện 6
- Hoàn toàn khắc phục tình hình điện quá tải hay tắc nghẽn mạch tải điện, chất lượng điện áp không ổn định.
- Duy trì mối quan hệ liên kết, cũng như tăng cường khả năng liên kết lưới điện với các quốc gia trong khu vực và một số nước trên thế giới.
- Đẩy mạnh cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
Giải pháp thực hiện quy hoạch điện 6 hiệu quả
Tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các nguồn nhiên liệu khác nhau, cung ứng cho hoạt động sản xuất điện năng, tập trung vào các dạng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng, vận hành các mô hình sản xuất điện năng.
Tăng cường cơ chế huy động nguồn vốn đa dạng trong nước lẫn nước ngoài.
Bảng giá bán điện cần linh hoạt thay đổi theo nguồn nhiên liệu đầu vào, các vùng miền, các đối tượng sử dụng.
Tăng cường công tác đánh giá tác động môi trường của dự án sản xuất điện.
Hiện đại hóa chuỗi tổ chức chuyên quản lý, vận hành, truyền tải điện trên cả nước.
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành điện lực qua các hoạt động như chú trọng về đào tạo tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề, các hoạt động huấn luyện chuyên môn…
Xây dựng đội ngũ, trung tâm linh động sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện tại các địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền về các kiến thức trong sử dụng điện.
Quy hoạch điện 6 đã và đang tạo ra một cơ sở vững chắc thúc đẩy sự phát triển của ngành điện lực Việt Nam. Cùng từ đó, hệ thống điện trên toàn quốc được hoàn thiện và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả hơn.