Nắm bắt thông tin đầy đủ nhất về quy hoạch điện 7
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin chi tiết quy hoạch cảng biển nhóm 1Nội dung chính cần nắm bắt về quy hoạch điện 5Mục tiêu quy hoạch điện 7
Về mục tiêu tổng quát:
- Huy động tối đa nguồn lực trong nước và quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển điện lực, tạo cơ sở đảm bảo cung cấp đủ điện có chất lượng cao, giá điện phù hợp với sức phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; sử dụng ngày càng đa dạng, có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp để sản xuất điện; đẩy mạnh sự phát triển sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, nâng cao hơn nữa tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo để giảm nhẹ sự phụ thuộc từ than nhập khẩu, từ đó đảm bảo an ninh năng lượng, hạn chế biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và tạo ra nền kinh tế - xã hội bền vững; Xây dựng và phát triển hệ thống điện thông minh, tích hợp với nguồn năng lượng tái tạo đạt tỷ lệ cao.
Về mục tiêu cụ thể:
- Hướng tới cung cấp đầy đủ nhu cầu điện cả nước, đáp ứng mức tăng trưởng GDP bình quân là khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2016 - 2030: Điện thương phẩm: Năm 2025 đạt khoảng 352 - 379 tỷ kWh; năm 2030 là khoảng 506 - 559 tỷ kWh; Điện sản xuất, nhập khẩu: Năm 2025 đạt khoảng 400 - 431 tỷ kWh và năm 2030 đạt khoảng 572 - 632 tỷ kWh.
- Ưu tiên triển khai mạnh nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo (trừ nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt trên 10% năm 2030.
- Xây dựng mạng lưới điện vận hành linh hoạt với hình thức tự động hóa cao từ truyền tải đến phân phối điện; tăng cường các trạm biến áp không cần người trực hay bán người trực để phát triển năng suất lao động.
- Thúc đẩy thực hiện điện khí hóa nông thôn, miền núi để đảm bảo số hộ dân nông thôn được sử dụng điện gia tăng.
Nội dung quy hoạch phát triển điện lực các khu vực trên cả nước
Việc phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung và Nam là điều tiên quyết cần thiết. Quy hoạch phát triển nguồn điện nhằm đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo và tăng cao tỷ trọng điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện.
Khu vực Đông Nam bộ
Nguồn khí ổn định tại các nhà máy điện tại: Phú Mỹ, Nhơn Trạch và Bà Rịa.
Khu vực miền Tây Nam Bộ
Khai thác mạnh tổng công suất điện khoảng 4.500 MW tại trung tâm điện lực Kiên Giang và Ô Môn. Nghiên cứu phương án cung cấp khí bổ sung cho các trung tâm điện lực là Cà Mau, Ô Môn thông qua đường ống khí liên kết các hệ thống khí khu vực miền Đông, miền Tây Nam Bộ.
Khu vực miền Trung
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các nhà máy điện có tổng công suất vào mức 3.000 MW - 4.000 MW, tiêu thụ ở mức 3,0 đến 4,0 tỷ m3 khí/năm.
Cơ cấu các nguồn điện trong hệ thống điện
- Ưu tiên các nguồn từ thủy điện mang lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, sản xuất điện); Tổng công suất các nguồn thủy điện giao động đạt khoảng 24.600 MW năm 2025 và khoảng 27.800 MW năm 2030; Điện năng sản xuất từ thủy điện chiếm tỷ trọng 20,5% năm 2025 và 15,5% năm 2030.
- Đưa tổng công suất nguồn điện gió lên khoảng 2.000 MW năm 2025 (chiếm tỷ trọng 1%) và 6.000 MW năm 2030 (chiếm tỷ trọng 2,1%).
- Phát triển mạnh điện sử dụng nguồn năng lượng sinh khối đạt khoảng 1,2% vào năm 2025 và 2,1% năm 2030.
- Phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 1,6% vào năm 2025, khoảng 3,3% vào năm 2030.
- Nhiệt điện từ khí thiên nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng hướng tới năm 2025, tổng công suất đạt mức 15.000 MW, sản xuất khoảng 76 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 19% sản lượng điện sản xuất.
- Năm 2025: Tổng công suất các nhà máy điện vào mức 96.500 MW, theo đó: Thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 21,1%; nhiệt điện than chiếm 49,3%; nhiệt điện khí chiếm 15,6%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo chiếm 12,5%; nhập khẩu điện chiếm 1,5%.
- Năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện đạt mức 129.500 MW, theo đó: Thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 16,9%; nhiệt điện than chiếm 42,6%; nhiệt điện khí chiếm 14,7%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo chiếm 21%; điện hạt nhân 3,6%; nhập khẩu điện 1,2%.
Phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch điện 7
- Định hướng phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch điện 7 như sau:
+ Khắc phục các tình trạng điện quá tải, nghẽn mạch điện, chất lượng điện áp thấp của lưới điện truyền tải; cung ứng điện có độ tin cậy cao bởi các trung tâm phụ tải.
+ Lưới điện truyền tải 500kV xây dựng nhằm truyền tải điện năng từ các trung tâm điện lực lớn về trung tâm phụ tải và liên kết khu vực.
+ Lưới điện truyền tải 220kV xây dựng theo cấu trúc mạch vòng kép, các trạm biến áp trong khu vực phải có mật độ phụ tải cao cần đảm bảo thiết kế theo sơ đồ hợp lý để đảm bảo có thể vận hành linh hoạt.
- Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực theo hướng hợp tác, liên kết lưới điện với các nước ASEAN và GMS.
- Thực hiện nhập khẩu điện từ các nhà máy thủy điện Nam Lào, Trung Lào.
- Duy trì liên kết lưới điện với Campuchia, tăng cường liên kết lưới điện thông qua hợp tác song phương và đa phương.
- Duy trì liên kết mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc và tích cực trao đổi điện năng với Trung Quốc qua lưới điện liên kết với cấp điện áp 500 kV.
- Đẩy mạnh cung cấp điện từ nguồn năng lượng mới cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.
- Tổng vốn đầu tư của phát triển nguồn và lưới điện (trừ các nguồn điện dưới hình thức Hợp đồng BOT) hướng tới 2020 đạt khoảng 3.206.652 tỷ đồng, 74% đầu tư phát triển nguồn điện và 26% đầu tư phát triển lưới điện.
Giải pháp thực hiện quy hoạch điện hiệu quả
Các giải pháp thực hiện quy hoạch điện 7 hiệu quả được đề xuất làm các nhóm giải pháp khác nhau.
Nhóm giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia:
- Tập đoàn lớn như: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có trách nhiệm chính về phát triển nguồn điện.
- Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nhiên liệu, xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật khuyến khích đẩy nhanh nguồn điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
- Tích cực khai thác bổ sung cho các nguồn khí và đầy mạnh công tác đàm phán, trao đổi với các nước khác để ký hợp đồng nhập khẩu than bền vững.
Nhóm giải pháp tạo nguồn vốn đầu tư phát triển ngành điện:
- Tăng cường cổ phần hóa các tổng công ty, công ty phát điện thuộc PVN, EVN, Vinacomin.
- Huy động mạnh mẽ hơn nữa tài chính nội bộ từ các doanh nghiệp ngành điện.
- Mở rộng cách thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.
- Ủng hộ việc liên doanh trong nước và nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng phát triển các dự án điện.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành điện Nhà nước không cần giữ 100% vốn.
Nhóm giải pháp điều chỉnh giá điện:
- Giá bán điện phải theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước, tạo sức thu hút đầu tư.
- Giá bán điện phải đảm bảo cho các doanh nghiệp ngành điện tự chủ được về tài chính.
- Giá bán điện linh hoạt thay đổi theo tỷ giá hối đoái, giá nhiên liệu, cơ cấu sản lượng điện.
- Thực hiện bán điện khác nhau theo đặc thù mùa vụ và vùng miền.
Nhóm giải pháp thay đổi tổ chức quản lý hoạt động điện lực:
- Xây dựng các mô hình quản lý ngành điện theo năng suất lao động.
- Nghiên cứu tái cơ cấu ngành điện để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Nhóm các giải pháp về bảo vệ môi trường:
- Nghiêm túc đánh giá tác động môi trường của dự án, đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch dự án.
- Tăng cường quản lý môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực.
- Triển khai có hiệu quả các chương trình tiết kiệm điện, nâng cao hiệu suất trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện.
Nhóm giải pháp và chính sách phát triển khoa học - công nghệ:
- Xác định mô hình xây dựng và lộ trình phát triển công nghệ nguồn, lưới điện phù hợp, xác định phát triển ổn định và phù hợp các điều kiện Việt Nam đối với tiềm năng các tài nguyên, năng lực đầu tư, giá thành thích hợp và bảo vệ môi trường.
- Các công trình điện xây dựng mới có công nghệ hiện đại, tương thích với điều kiện kinh tế Việt Nam; ngày một nâng cấp, cải thiện công trình điện hiện tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế, môi trường.
- Kết hợp công nghệ hiện đại và nâng cấp cải tiến công nghệ để đẩy cao hiệu suất, tiết kiệm nguồn năng lượng.
- Hiện đại hóa hệ thống quản lý, vận hành, truyền điện, thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống máy móc tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và khu vực liên kết.
- Tăng cường độ áp dụng các biện pháp có tính khuyến khích và bắt buộc phải đổi mới công nghệ, các thiết bị của các ngành phải sử dụng nhiều điện; hạn chế và hướng đến cấm nhập khẩu các thiết bị cũ, có hiệu suất thấp trong sản xuất và sử dụng điện năng.
Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tái đầu tư vào các khối trường có chuyên ngành đào tạo là điện lực, phấn đấu để thành lập một số trường đạt mức tiêu chuẩn quốc tế; lập ra chương trình chuẩn thống nhất trong ngành điện về đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu về điện.
- Nhấn mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành then chốt trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải phân phối điện. Chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân viên nghiệp vụ chuyên nghiệp, có khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện trong hệ thống kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ hoạt động kỹ thuật và quản lý, nâng cấp chất lượng đào tạo lên ngang mức các nước trong khu vực và cả thế giới.
- Đổi mới tiến bộ chương trình đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho ngành điện, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hướng tới gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất; chú trọng công tác tuyển chọn và đưa cán bộ khoa học, cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngoài thuộc các lĩnh vực ngành điện mũi nhọn. Đào tạo bổ sung, đón đầu nhanh chóng cho ngành còn thiếu, còn yếu kém, đặc biệt là các ngành điện hạt nhân hay năng lượng mới. Xây dựng các cơ chế đãi ngộ cao để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mô hình sản xuất điện một cách có khoa học, đảm bảo tính hợp lý, thúc đẩy việc sử dụng lao động có hiệu quả và khai thác triệt để, nâng cao năng suất lao động.
Nhóm giải pháp xây dựng, phát triển ngành cơ khí điện, nội địa hóa:
- Đẩy mạnh đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn, thu hút mạnh sự tham gia của nước ngoài vào hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các thiết bị, phụ tùng trong ngành điện. Những cơ sở sản xuất thiết bị hay phụ tùng điện có phương án để các sản phẩm làm ra phấn đầu đạt mức tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng nhiều hơn các trung tâm chuyên sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện hiện đại nhằm có thể tự sửa chữa hay kiểm định các thiết bị điện.
- Đổi mới và ngày càng hiện đại hóa các nhà máy cơ khí điện hiện đang có, mở rộng các doanh nghiệp liên doanh, xây dựng các nhà máy điện mới, tạo ra các khu vực riêng biệt chuyên chế tạo thiết bị điện.
Nhóm giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm, mang lại hiệu quả:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và năng lượng điện năng nói riêng khi sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong hộ gia đình.
- Triển khai rộng hơn, nâng cao hiệu quả hơn nữa các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến sử dụng điện có tính tiết kiệm và khai thác một cách hiệu quả, tiết kiệm nhu cầu điện năng thương phẩm đạt trên 10% tổng điện năng tiêu thụ.
Có thể thấy rằng, quy hoạch điện 7 đã tạo ra một cơ sở hoạt động trong ngành điện khoa học và hiệu quả hơn. Các thông tin được thể hiện trong quy hoạch điện 7 khi áp dụng vào thực tiễn mang lại các kết quả tích cực và đồng bộ trên nhiều khu vực. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp, người dân cần nắm bắt các thông tin về quy hoạch điện 7 và nghiêm túc thực thi.