meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin chi tiết quy hoạch cảng biển nhóm 1

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Hiện nay, việc quy hoạch cảng biển nhóm 1 đang được đẩy nhanh tiến độ để hỗ trợ nền kinh tế phát triển, giúp việc giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia khác trở nên thuận lợi.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển như đường bờ biển dài, thảm sinh vật biển đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là cửa ngõ giao nhau của nhiều quốc gia Đônbg Nam Á vì thế việc phát triển kinh tế biển đảo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu.


Để có thể cải thiện và phát triển kinh tế biển thì các dự án quy hoạch biển đã được Chính phủ và Nhà nước đẩy mạnh chỉ đạo triển khai
Để có thể cải thiện và phát triển kinh tế biển thì các dự án quy hoạch biển đã được Chính phủ và Nhà nước đẩy mạnh chỉ đạo triển khai

Để có thể cải thiện và phát triển kinh tế biển thì các dự án quy hoạch biển đã được Chính phủ và Nhà nước đẩy mạnh chỉ đạo triển khai tới các địa phương trong cả nước. Trên cả nước hiện nay đã được chia ra thành những nhóm cảng biển cụ thể, rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chỉ đạo, nghị quyết quy hoạch. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 bao gồm 5 tỉnh thành phía Bắc đã được quy định rõ ràng về chiến lược quy hoạch trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

Nhóm 1 có 05 cảng biển: Cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh, cảng Thái Bình và cảng Hải Thịnh - Nam Định. Và Ninh Bình. Quy hoạch chi tiết các cảng biển, khu bến, bến cảng như sau:

a. Cảng biển Hải Phòng: 

Đây là cảng tổng hợp quốc gia được ví như cửa ngõ quốc tế  gồm các khu bến chính: Khu bến trên sông Cấm; khu bến Đình Vũ (bao gồm cả Nam Đình Vũ); khu bến Lạch Huyện; các bến cảng Nam Đồ Sơn, Bạch Long Vĩ; các bến phao, khu neo chuyển tải.

Năm 2020, lượng hàng thông qua ước tính đạt khoảng 109 đến 114 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 178,5 đến 210 triệu tấn/năm. Trong đó, năm 2020 riêng container đạt khoảng 5,84 đến 6,2 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 11,2 đến 12,5 triệu TEU/năm.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:

- Khu bến trên sông Cấm: Là khu bến cảng tổng hợp có bến chuyên dụng, cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn; không phát triển mở rộng, từng bước di dời, chuyển đổi công năng bến cảng Hoàng Diệu; lộ trình di dời phù hợp với kế hoạch xây dựng cầu Nguyễn Trãi và tiến độ xây dựng các bến cảng tại khu bến Lạch Huyện. năm 2030, năng lực thông qua dự kiến khoảng 18 đến 20 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Khu bến Đình Vũ (bao gồm cả Nam Đình Vũ): Là khu bến tổng hợp, container trên tuyến biển gần, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn. Năm 2030 năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 45 đến 50 triệu tấn/năm.

- Khu bến Lạch Huyện: Đây là khu bến chính của cảng để tổng hợp container kết hợp làm hàng trung chuyển quốc tế; nghiên cứu bố trí bến tiếp nhận tàu khách quốc tế có trọng tải từ 100.000 đến 225.000 GT (5.000 đến 6.000 khách). Năng lực thông qua giai đoạn 2020 - 2025 khoảng từ 45 đến 50 triệu tấn/năm tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải 50.000 tấn (tàu 100.000 tấn giảm tải), tàu container đến 6.000 TEU (tàu 8.000 TEU giảm tải); giai đoạn đến 2030 và sau 2030 tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải 100.000 tấn, tàu container tới 8.000 TEU, năng lực thông qua khoảng từ 115 đến 125 triệu tấn/năm.

- Bến cảng Nam Đồ Sơn: Bến cảng này chủ yếu được dùng để phục vụ quốc phòng - an ninh.

- Bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ: Đây được coi là bến cảng kết nối các đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

- Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải: Gồm bến phao Bạch Đằng cho tàu đến 7.000 tấn, Bến Gót cho tàu đến 50.000 tấn; Khu neo Bạch Đằng cho tàu đến 7.000 tấn, khu neo Bến Gót cho tàu đến 50.000 tấnCác điểm chuyển tải nêu trên có thể dừng thực hiện cho đến khi khu bến Lạch Huyện được đưa vào sử dụng đủ điều kiện thay thế.


Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia và trở thành đầu mối khi vực với những khu bến chính như khu bến Cái Lân
Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia và trở thành đầu mối khi vực với những khu bến chính như khu bến Cái Lân

b. Cảng biển Quảng Ninh: 

Đây là cảng tổng hợp quốc gia và trở thành đầu mối khi vực với những khu bến chính như sau: Khu bến Cái Lân; bến cảng khách Hòn Gai; khu bến Cẩm Phả; khu bến Yên Hưng (sông Chanh, sông Bạch Đằng, đầm Nhà Mạc); khu bến Hải Hà; bến cảng Vạn Gia; bến cảng Mũi Chùa; bến cảng tổng hợp Vân Đồn (Đông Bắc đảo Cái Bầu); bến cảng Vạn Hoa; bến cảng huyện đảo Cô Tô; các bến phao và khu neo đậu chuyển tải.

Năm 2030, lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 121 đến 142,5 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng container dự kiến đạt khoảng 0,8 đến 1,04 triệu TEU/năm vào năm 2030.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:

- Khu bến Cái Lân: Là khu bến chính của cảng biển Quảng Ninh, gồm các bến cảng tổng hợp và container; các bến chuyên dụng của các nhà máy xi măng Thăng Long, xi măng Hạ Long, nhiệt điện Thăng Long, bến cảng xăng dầu B12. Dự kiến đến năm 2030 năng lực thông qua đạt khoảng 35 đến 40 triệu tấn/năm. Bao gồm:

+ Bến cảng tổng hợp, container Cái Lân: Khai thác hiệu quả các bến hiện có cho tàu tổng hợp đến 50.000 tấn, tàu công ten nơ đến 4.000 TEU (kết hợp làm hàng tổng hợp khi cần thiết). Đầu tư xây dựng các bến tổng hợp phía thượng lưu của các cầu cảng hiện hữu, các bến số 8, 9 cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn; các bến cho phương tiện thủy cỡ nhỏ, phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ gom hàng. Năng lực thông qua dự kiến năm 2020 đạt khoảng 15 đến 22 triệu tấn/năm; năm 2030 dự kiến đạt khoảng 26 đến 30 triệu tấn/năm.

+ Các bến chuyên dùng: Bến chuyên dùng hàng rời của các Nhà máy xi măng Thăng Long, Hạ Long: Giữ nguyên quy mô hiện nay, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực (nếu cần) và hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường, về lâu dài, không xây dựng phát triển các loại bến này trong các vịnh Cửa Lục, Hạ Long. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 8 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng xăng dầu B12: Không phát triển mở rộng, thực hiện việc di dời, chuyển đổi công năng trước năm 2020. Nghiên cứu vị trí di dời phù hợp tại khu bến Yên Hưng (phía bờ trái sông Chanh gần đảo quả Muỗm hoặc bờ phải sông Chanh phía thượng lưu Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines) hoặc khu vực Đầm nhà Mạc (phía sông Bạch Đằng); phía sông Chanh tiếp nhận cỡ tàu đến 40.000 tấn, sông Bạch Đằng tiếp nhận cỡ tàu đến 20.000 tấn.

- Bến cảng khách Hòn Gai: Bao gồm bến cảng Hòn Gai và bến cảng Bãi Cháy - thượng lưu Công viên Đại Dương tiếp nhận tàu khách du lịch Bắc - Nam, tàu khách quốc tế có trọng tải từ 100.000 đến 225.000 GT (tương lai đến 250.000 GT), số bến tàu sẽ phát triển theo yêu cầu thực tế.

- Khu bến Cẩm Phả: Là khu bến cảng chuyên dùng, có bến làm hàng tổng hợp, công ten nơ và bến chuyên dùng hàng lỏng. Năm 2030, năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 54,5 đến 67,5 triệu tấn/năm, năng lực thông qua tại khu neo, điểm chuyển tải đạt khoảng 25 đến 30 triệu tấn/năm. Bao gồm:

+ Bến cảng chuyên dùng cho than: Tiếp tục duy trì và phát huy khai thác đối với các bến than Cửa Ông cho tàu có trọng tải từ 50.000 đến 70.000 tấn tại cầu bến, 100.000 tấn và lớn hơn tại khu chuyển tải. Năng lực thông qua dự kiến năm 2020 đạt khoảng 6 đến 8 triệu tấn/năm; năm 2030 dự kiến đạt khoảng 16 đến 20 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng chuyên dùng của nhà máy xi măng Cẩm Phả: Tiếp tục duy trì và phát huy khai thác đối với các bến cảng hiện có cho tàu trọng tải đến 15.000 tấn. Năm 2030 năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng chuyên dùng hàng lỏng: Xây dựng bến xăng dầu tại khu vực Cẩm Phả cho tàu đến 20.000 tấn. Đến năm 2030 năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng tổng hợp Cẩm Phả: Phát triển các bến tổng hợp tại khu vực hòn Con Ong cho tàu từ 30.000 đến 50.000 tấn. Năm 2030, dự kiến năng lực thông qua đạt khoảng từ 7 đến 11 triệu tấn/năm.

- Khu bến Yên Hưng (sông Chanh, sông Bạch Đằng, đầm Nhà Mạc): Gồm các bến tổng hợp, chuyên dụng phục vụ trực tiếp khu công nghiệp sau cảng. Bao gồm:

+ Các bến cảng tổng hợp chuyên dụng: Hình thành theo nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp sau cảng, khu vực sông Chanh có thể tiếp nhận cỡ tàu từ 10.000 đến 50.000 tấn; khu vực sông Bạch Đằng dự kiến có thể tiếp nhận cỡ tàu đến 20.000 tấn (theo nhu cầu phát triển khu công nghiệp đầm Nhà Mạc). Dự kiến đến năm 2030 năng lực thông qua đạt khoảng 10 đến 15 triệu tấn/năm.

+ Các bến cảng chuyên dụng hàng lỏng: Hình thành tại khu vực bờ trái sông Chanh (gần đảo quả Muỗm) hoặc bờ phải sông Chanh (phía thượng lưu của Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines) hoặc sông Bạch Đằng (khu vực Khu công nghiệp đầm Nhà Mạc). Khu vực sông Chanh có thể tiếp nhận tàu chở hàng lỏng trọng tải đến 40.000 tấn hoặc lớn hơn, sông Bạch Đằng tàu trọng tải đến 20.000 tấn. 

- Khu bến Hải Hà: Là khu bến tổng hợp, chuyên dùng, công ten nơ và hàng lỏng. Khu bến gồm bến thuộc Khu công nghiệp Hải Hà và bến Cái Chiên. Dự kiến phát triển cho tàu có trọng tải từ 30.000 đến 80.000 tấn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Khu cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn và các cơ sở công nghiệp tại Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà. Phát triển theo nhu cầu và năng lực đầu tư của các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà.

- Bến cảng Vạn Gia: Gồm bến chuyển tải bằng phao neo cho cỡ tàu từ 5.000 đến 10.000 tấn và các bến thủy nội địa cho phương tiện nhỏ tại Dân Tiến và các bến trên sông Ka Long. Nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu cảng liền bờ tại khu vực Vạn Gia. Năng lực thông qua đạt khoảng 1,0 triệu tấn/năm.

- Bến cảng Mũi Chùa: Bến cảng địa phương, khai thác với cỡ tàu từ 1.000 đến 3.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến từ 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm.

- Bến cảng tổng hợp Vân Đồn (Đông Bắc đảo Cái Bầu): Làm hàng tổng hợp, hình thành phát triển theo nhu cầu thực tế của khu kinh tế. 

- Bến cảng Vạn Hoa: Bến tiềm năng, chủ yếu phục vụ quốc phòng - an ninh.

- Bến cảng huyện đảo Cô Tô: Bến cảng vệ tinh, đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

- Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải:

+ Khu neo Hạ Long: Không phát triển thêm. Duy trì năng lực thông qua khoảng 5,0 triệu tấn/năm bao gồm các khu: Hòn Gai cho tàu đến 30.000 tấn, Hòn Pháo cho tàu 50.000 đến 100.000 tấn. Giảm dần các điểm chuyển tải và sẽ chấm dứt khi khu bến Yên Hưng hoặc khu bến Lạch Huyện hoạt động, đủ điều kiện thay thế.

+ Khu neo Cẩm Phả: Dự kiến trong giai đoạn năm 2030 năng lực thông qua đạt khoảng 25,0 đến 30,0 triệu tấn bao gồm các khu neo: Hòn Ót cho tàu đến 30.000 tấn, Hòn Con Ong cho tàu đến 50.000 tấn, Hòn Nét cho tàu từ 70.000 đến 120.000 tấn hoặc lớn hơn.

+ Khu neo, chuyển tải Vạn Gia: Năng lực thông qua dự kiến khoảng 1,0 triệu tấn cho tàu đến 10.000 tấn.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

c. Cảng biển Thái Bình: 

Là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm khu bến Diêm Điền và khu bến Trà Lý.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:

- Khu bến Diêm Điền: Bao gồm bến cảng tổng hợp Diêm Điền; bến cảng xăng dầu Hải Hà cho tàu từ 1.000 đến 3.000 tấn; điểm chuyển tải xăng dầu Hải Hà cho tàu từ 30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 2,25 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Khu bến Trà Lý: Nghiên cứu xây dựng các bến cảng tổng hợp, chuyên dụng phục vụ đóng sửa tàu biển và các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông cho cỡ tàu từ 1.000 đến 2.000 tấn. Dự kiến năng lực thông qua vào năm 2030 đạt khoảng 4,0 triệu tấn/năm.

d. Cảng biển Hải Thịnh - Nam Định: 

Đây là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm khu bến Hải Thịnh và bến cảng chuyên dụng cho nhà máy nhiệt điện Nam Định. Dự kiến đến nă 2030 năng lực hàng hóa thông qua đạt khoảng 6,25 triệu tấn/năm.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:

- Khu bến Hải Thịnh: Bao gồm các bến cảng trên sông Ninh Cơ (Hải Thịnh, Thịnh Long) khai thác với cỡ tàu từ 1.000 đến 3.000 tấn; Nghiên cứu xây dựng bến cảng chuyên dùng phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch vụ. Năng lực thông qua vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 1,25 triệu tấn/năm.

- Bến cảng chuyên dụng cho nhà máy nhiệt điện Nam Định: Là cảng chuyên dụng của nhà máy cho tàu từ 1.000 đến 2.000 tấn. Năng lực thông qua (chủ yếu là hàng than) đến 2030 đạt 5,0 triệu tấn/năm.


Cảng biển Thái Bình là cảng tổng hợp địa phương (Loại II)
Cảng biển Thái Bình là cảng tổng hợp địa phương (Loại II)

Mục tiêu quy hoạch cảng biển nhóm 1

- Hỗ trợ việc giao thương xuất, nhập khẩu hàng hoá trong và ngoài nước

- Giúp việc quản lý trở nên dễ dàng để có thể đồng bộ quy hoạch với đường bộ và đường sắt

- Hiện đại hoá, công nghiệp hoá quá trình phát triển kinh tế xã hội

- Biến cảng biển phía Bắc trở thành một trong những cửa giao thông thuận tiện cho hàng hoá chính thống

- Tận dụng, khai thác triệt để các tiềm năng phát triển của các cảng biển thuộc nhóm này

- Thúc đẩy du lịch phát triển và đảm bảo an ninh, quốc phòng và an ninh biển đảo.


Việc quy hoạch cảng biển nhóm 1 đã trở thành thời cơ lớn cho các tỉnh thuộc nhóm
Việc quy hoạch cảng biển nhóm 1 đã trở thành thời cơ lớn cho các tỉnh thuộc nhóm

Việc quy hoạch cảng biển nhóm 1 đã trở thành thời cơ lớn cho các tỉnh thuộc nhóm này khi các cơ quan chức năng, các Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố đã tạo mọi điều kiện để quy hoạch cảng biển nhanh chóng, thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời đại và xu hướng hội nhập quốc tế lớn. Tuy rằng công cuộc quy hoạch cảng biển vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự quản lý đúng đắn của cơ quan Nhà nước và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân thì chắc chắn việc quy hoạch cảng biển nhóm 1 sẽ được tháo gỡ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

23 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

23 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

23 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

23 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước