Thông tin quy hoạch cảng biển nhóm 4 với nhiều đột phá
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km với các loài sinh vật biển rất đa dạng có đến 2018 loại cá, 390 loại cua, tôm khác nhau cùng với thảm san hô phong phú. Đây là điều kiện tự nhiên giúp cho kinh tế biển Việt Nam phát triển ngày càng mạnh và việc quy hoạch cảng biển đã được thúc đẩy trong nhiều năm trở lại đây. Theo Nghị định 104/2012/NĐ-CP đã nêu rõ: "Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác".
Trong khi tình hình kinh tế, chính trị thế giới dần phục hồi sau đại dịch Covid 19 việc khắc phục những khó khăn thúc đẩy giao thương phát triển đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Để cải thiện tình trạng đó, Việt Nam đang thực hiện 3 quy hoạch đảm bảo kinh tế biển phát triển vững mạnh: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng cầu cảng, bến phao, khu nước thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, sẽ có 5 nhóm cảng biển được quy hoạch bao gồm:
- Nhóm cảng biển số 1: gồm các cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
- Nhóm cảng biển số 2: cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
- Nhóm cảng biển số 3: cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi
- Nhóm cảng biển số 4: cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận
- Nhóm cảng biển số 5: Cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An)
- Nhóm cảng biển số 6: cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam)
Trong đó, mỗi cảng biển lại có một chính sách quy hoạch riêng, cùng tìm hiểu thông tin quy hoạch cảng biển nhóm 4.
1. Mục tiêu, định hướng phát triển
- Hình thành cảng biển thuận lợi về giao thông, hoàn thiện về chất lượng tạo thành cây cầu kết nối giữa các quốc gia trên thế giới với Việt Nam.
- Đảm bảo sản lượng hàng hoá vận chuyển trong và ngoài nước.
- Là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
- Đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của quốc gia.
2. Thông tin quy hoạch cảng biển nhóm 4
Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) gồm 05 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cụ thể như sau:
a. Cảng biển Quy Nhơn
Đối với cảng biển Quy Nhơn dự kiến vào năm 2020 tổng lượng hàng thông qua khoảng 18 đến 20 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 52,3 đến 58,3 triệu tấn/năm. Trong đó, năm 2030 số lượng container dự kiến vào khoảng 0,6 đến 0,7 triệu TEU/năm. Cụ thể:
- Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại: Là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn và container cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn, đây là khu bến chính của cảng. Bao gồm:
+ Bến Quy Nhơn: Giai đoạn năm 2020, nâng cấp, cải tạo các bến tổng hợp hiện hữu tiếp nhận tàu container 30.000 đến 50.000 tấn và đầu tư xây dựng bổ sung 01 bến phía thượng lưu cảng tiếp nhận tàu tổng hợp đến 30.000 tấn.
Giai đoạn 2030, xây dựng tiếp 03 bến tàu 10.000 đến 30.000 tấn theo quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn. Năng lực thông qua giai đoạn 2020 khoảng 13,5 đến 14,0 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 23,5 đến 26 triệu tấn/năm;
+ Bến Tân Cảng Quy Nhơn (thuộc quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn đến 2020): Nâng cấp, bến hiện hữu tiếp nhận tàu công ten nơ đến 50.000 tấn với năng lực thông qua 1,5 đến 2 triệu tấn/năm.
+ Bến Thị Nại: Là bến cảng tổng hợp địa phương. Giai đoạn năm 2020, nâng cấp, cải tạo bến hiện hữu tiếp nhận cỡ tàu đến 30.000 tấn. Năm 2030, năng lực hàng hóa thông qua khoảng 1,7 đến 2,0 triệu tấn/năm.
+ Bến Tân Cảng miền Trung: Nâng cấp bến hiện hữu cho tàu 15.000 đến 20.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2030 khoảng 0,8 đến 1,0 triệu tấn/năm.
+ Bến Đống Đa: Là bến cảng chuyên dùng xăng dầu phục vụ di dời các bến xăng dầu Quy nhơn và An Phú theo tiến trình mở rộng cảng Quy Nhơn. Quy mô tiếp nhận cỡ tàu đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua 1,0 đến 1,3 triệu tấn/năm.
- Khu bến Nhơn Hội: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội và hỗ trợ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại khi các bến cảng khu vực này đã phát huy hết công suất. Giai đoạn năm 2020, nghiên cứu đầu tư xây dựng bến chuyên dùng xi măng, cỡ tàu đến 10.000 tấn, năng lực thông qua 0,9 đến 1,2 triệu tấn/năm. Giai đoạn sau phát triển các bến cảng phù hợp với tiến trình phát triển khu kinh tế Nhơn Hội và năng lực nhà đầu tư.
- Các bến tổng hợp địa phương khác như Đề Gi, Tam Quan. Năng lực thông qua khoảng 0,5 triệu tấn/năm.
b. Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên)
Lượng hàng dự kiến thông qua vào năm 2030 khoảng 16,0 đến 17,2 triệu tấn/năm. Cụ thể:
- Khu bến Tây Vũng Rô: Khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng.
+ Bến tổng hợp Vũng Rô (tại Bãi Giữa, hiện hữu): Nâng cấp nối dài bến hiện hữu cho tàu đến 10.000 tấn. Năm 2030, công suất hàng hóa thông qua đạt khoảng 1 đến 1,1 triệu tấn/năm.
+ Bến tổng hợp Bãi Chùa: Là khu bến tiềm năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn đến 20.000 tấn.
+ Bến dầu Vũng Rô: Giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu 5.000 tấn. Năm 2030, năng lực thông qua khoảng 0,2 đến 0,3 triệu tấn/năm.
- Khu bến Đông Vũng Rô và Bãi Gốc: Bến này chuyên dùng lọc hóa dầu, có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô và Bãi Gốc. Trong tương lai có thể phát triển 01 bến nhập dầu thô cho tàu 300.000 tấn; 4 đến 5 bến xuất dầu sản phẩm kết hợp hàng khô, tổng hợp cho tàu 10.000 đến 50.000 tấn. Năm 2030, năng lực thông qua của bến dự kiến khoảng 14,5 đến 16 triệu tấn/năm. Bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình đầu tư của nhà máy lọc hóa dầu.
c. Cảng biển Khánh Hòa
Năm 2030, dự kiến lượng hàng thông qua đạt khoảng 39,7 đến 46,2 triệu tấn/năm. Trong đó, năm 2030 riêng container dự kiến khoảng 0,11 đến 0,13 triệu TEU/năm. Cụ thể:
- Khu bến Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong): Đây là khu bến cảng tổng hợp, có bến chuyên dùng cho tàu khách du lịch quốc tế và hàng hóa khác, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp - đô thị Hòn Gốm, Bắc Vân Phong tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn; là khu tiềm năng phát triển về lâu dài để đảm nhận vai trò trung chuyển công ten nơ quốc tế. Bao gồm các bến:
+ Bến cát Đầm Môn: Bến chuyên dùng xuất cát, giữ nguyên quy mô hiện tại cho tàu 30.000 tấn, lượng hàng thông qua 0,1 triệu tấn/năm.
+ Bến tổng hợp đa năng Đầm Môn: Giai đoạn 2020 đầu tư xây dựng mới 01 bến tiếp nhận tàu tổng hợp 50.000 đến 100.000 tấn; năm 2030 là 4 bến.
+ Bến cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong: Giai đoạn mở đầu xây dựng bến cảng tổng hợp đa năng nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận.
+ Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: Là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.
- Khu bến Nam Vân Phong: Đây là khu bến cảng chuyên dùng, có bến hàng lỏng phục vụ liên hợp lọc hóa dầu, tiếp chuyển xăng dầu, khí hóa lỏng, nhập than cho nhiệt điện và trung chuyển hàng rời than quặng; xi măng tiếp nhận được tàu trọng tải từ 100.000 đến 320.000 tấn; có bến tổng hợp, container và hàng khác cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 50.000 tấn phục vụ khu công nghiệp đô thị Ninh Hải, Ninh Thủy, Dốc Lết - Nam Vân Phong và công nghiệp đóng sửa tàu biển. Bao gồm:
+ Bến Hòn Khói: Đây là bến cảng chuyên dùng xuất nhập muối kết hợp hàng tổng hợp địa phương. Quy mô tiếp nhận tàu 3.000 tấn. Năm 2030, năng lực thông qua khoảng 0,7 đến 1,0 triệu tấn/năm.
+ Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong: Ước tính quy mô tiếp nhận tàu 10.000 đến 50.000 tấn. Năm 2030, năng lực thông qua khoảng 2,0 đến 3,0 triệu tấn/năm.
+ Bến căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong: Là bến chuyên dùng phục vụ khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong.
+ Bến xi măng Vân Phong: Là bến chuyên dùng phục vụ trạm nghiền xi măng Nghi Sơn và nhà máy đóng bao và phân phối xi măng Long Sơn. Quy mô gồm 02 bến cho tàu 15.000 đến 21.000 tấn, năng lực thông qua năm 2030 khoảng 1,0 đến 2,0 triệu tấn/năm.
+ Bến tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong: Gồm 01 bến nhập khẩu dầu thô cho tàu 320.000 tấn (kết cấu bến cứng hoặc SPM), các bến xuất sản phẩm lỏng cho tàu 10.000 đến 50.000 tấn; 01 bến cho tàu 10.000 tấn xuất nhập hàng khô.
+ Bến kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: Là bến chuyên dùng xăng dầu của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Quy mô gồm 01 bến nhập dầu thô cho tàu 320.000 tấn, 4 bến xuất hiện hữu cho tàu 10.000 đến 150.000 tấn và có thể phát triển lên 6 bến.
+ Bến cảng vật liệu xây dựng Ninh Phước: Quy mô giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 03 bến tiếp nhận tàu 8.000 đến 15.000 tấn, năng lực thông qua 1,0 đến 1,5 triệu tấn/năm; giai đoạn 2030 nối dài bến nhô về phía biển tiếp nhận tàu 30.000 tấn đến 50.000 tấn, năng lực thông qua 3,0 đến 4,5 triệu tấn/năm.
+ Bến trung tâm điện lực Vân Phong: Là bến chuyên dùng nhập than cho trung tâm điện lực Vân Phong. Quy mô tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn với năng lực thông qua khoảng 3,6 đến 4,1 triệu tấn/năm.
+ Các bến cảng khác (đóng sửa chữa tàu...): Quy mô tiếp nhận tàu đến 80.000 không tải. Năng lực thông qua khoảng 0,2 đến 0,5 triệu tấn/năm.
- Khu bến Nha Trang: Chuyển đổi công năng, quy hoạch phát triển thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT và tàu chở khách trên tuyến nội địa Bắc - Nam. Năng lực thông qua 200 nghìn lượt khách/năm. Bao gồm:
+ Bến xăng dầu Mũi Chụt: Giảm dần công suất và ngừng khai thác trước năm 2020. Toàn bộ xăng dầu nhập phục vụ thành phố Nha Trang được thay thế bởi các khu bến Vân Phong và Cam Ranh.
+ Các bến khác (chuyên dụng, bến cảng Học viện Hải quân...) phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch chung của địa phương.
- Khu bến Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn đến 50.000 tấn, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xi măng, xăng dầu và tàu khách đến 225.000 GT. Bao gồm:
- Bến đảo Trường Sa, Sinh Tồn: Phát triển theo nhu cầu của huyện đảo phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh.
d. Cảng biển Ninh Thuận
Giai đoạn năm 2020 lượng hàng thông qua ước tính (không bao gồm hàng hóa Khu công nghiệp Cà Ná) khoảng 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm. Cụ thể:
- Bến Ninh Chữ: Là bến tổng hợp địa phương. Giai đoạn đến năm 2020 năng lực thông qua đạt 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm. Giai đoạn đến năm 2030, nghiên cứu phát triển bến cảng tiếp nhận cỡ tàu 2.000 đến 10.000 tấn, quy mô khoảng 2 đến 3 bến, năng lực thông qua 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm.
- Khu bến Cà Ná: Là khu bến chuyên dùng có kết hợp chức năng tổng hợp phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Cà Ná và khu vực.
+ Đối với bến cảng muối hiện hữu: Trước mắt nâng cấp, cải tạo để tiếp nhận tàu 3.000 đến 5.000 tấn, năng lực thông qua đạt 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, bến cảng muối sẽ được di dời phù hợp với tiến trình phát triển các bến cảng phục vụ KCN Cà Ná.
+ Bến cảng chuyên dùng phục vụ Khu công nghiệp Cà Ná: là bến cảng tiềm năng phát triển có điều kiện với quy mô, công suất, phù hợp với tiến trình đầu tư khu công nghiệp và nhu cầu, năng lực của Nhà đầu tư.
- Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I, II: Là các bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp xây dựng, hoạt động các nhà máy nhiệt điện hạt nhân.
e. Cảng biển Bình Thuận
Năm 2030, lượng hàng thông qua ước tính khoảng 24,3 đến 27,7 triệu tấn/năm. Cụ thể:
+ Bến Phan Thiết: Là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp thành phố Phan Thiết. Quy mô tiếp nhận tàu 2.000 đến 3.000 tấn. Năng lực thông qua 0,2 đến 0,3 triệu tấn/năm.
+ Bến Phú Quý: Là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp huyện đảo Phú Quý cho tàu 2.000 tấn. Giai đoạn 2020 nâng cấp mở rộng bến hiện hữu. Năng lực thông qua khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm.
+ Bến tổng hợp Vĩnh Tân: Là bến tổng hợp địa phương kết hợp xuất alumin, quặng khác khai thác từ Tây Nguyên. Giai đoạn đến năm 2020 xây dựng mới 01 bến tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn, đến năm 2030 là 3 bến.
+ Bến trung tâm điện lực Vĩnh Tân: Quy mô có thể phát triển 6 đến 8 bến cho tàu 30.000 đến 100.000 tấn với khả năng thông qua năm 2030 khoảng 12 đến 15 triệu tấn/năm.
+ Bến cảng Sơn Mỹ: Là bến cảng chuyên dùng khí hóa lỏng LNG phục vụ cụm kho LNG, trung tâm điện Sơn Mỹ, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực thông qua đến năm 2030 từ 4,5 đến 6,0 triệu tấn/năm.
+ Bến xăng dầu Hòa Phú: Giữ nguyên quy mô 01 bến phao cho tàu 10.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm.
+ Bến cảng ngoài khơi (dầu khí): Phục vụ nhu cầu phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, năng lực tiếp nhận tàu đến 150.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2030 khoảng 6,0 đến 7,0 triệu tấn/năm.
Việc quy hoạch cảng biển nhóm 4 đã đang và sẽ đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngoài những thuận lợi vốn có thì vẫn còn tồn tại những khó khăn cần đến sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước và các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện.