Cảng Quảng Ninh: Một trong những cảng biển hàng đầu tại khu vực Đông Bắc tổ quốc
BÀI LIÊN QUAN
Cty Văn Minh: Thông Tin về Công Ty Văn MinhTổng Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Lịch sử hình thành và phát triểnCông Ty Alma: Tin Chuẩn Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA)Giới thiệu chung về Cảng Quảng Ninh (CQN)
Cảng Quảng Ninh tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh, tên tiếng Anh là Quang Ninh Port.,JSC (UPCoM - Mã chứng khoán: CQN).
Cảng Quảng Ninh được đánh giá là cảng biển nước sâu nằm trong hệ thống Cảng biển tại Việt Nam thuộc Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Đây là cảng biển tổng hợp quốc gia, là đầu mối khu vực và nằm trong vùng trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Cảng Quảng Ninh cũng là một trong ba điểm của tam giác kinh tế trọng điểm của phía Bắc.
Bên cạnh đó, tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cũng giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển từ Thành phố Hải Phòng đến Cảng Quảng Ninh và các vùng lân cận chỉ còn 30 phút. Và đặc biệt hơn, khi tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và Vân Đồn - Móng Cái, sân bay Vân Đồn được chính thức vào hoạt động thì sẽ kết nối các hạ tầng giao thông từ Cảng Quảng Ninh.
Những điều trên sẽ vô cùng thuận lợi cho khách hàng xuất - nhập khẩu hàng hóa, trung chuyển hàng hóa thông qua Cảng Quảng Ninh đến các khu vực cửa khẩu khác.
Lịch sử hình thành của Cảng Quảng Ninh
Năm 1977: Thành lập với tên gọi Cảng Quảng Ninh
Năm 1995: Đưa bến số 1 Cảng Cái Lân vào khai thác
Năm 2004: Quản lý và khai thác thêm cảng thầu số 5,6,7 Cảng Cái Lân
Năm 2008: Hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn tên chính thức là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng Quảng Ninh
Năm 2014: Chuyển sang mô hình công ty cổ phần, tên chính thức là Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh
Năm 2015: Trở thành thành viên của Tập đoàn T&T
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Cảng Quảng Ninh
Tầm nhìn: Cảng Quảng Ninh luôn mong muốn sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng hải cũng như cảng biển hàng đầu tại Việt Nam, xa hơn nữa là khu vực Châu Á và trên toàn thế giới.
Sứ mệnh: Cảng Quảng Ninh hoạt động với sứ mệnh sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng bằng những dịch vụ cảng biển, đại lý tàu biển, giao nhận, dịch vụ logistic,... tốt nhất.
Giá trị cốt lõi: Cảng Quảng Ninh luôn tôn trọng việc hợp tác lâu dài với khách hàng, đối tác. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẽ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.
Ban lãnh đạo của Cảng Quảng Ninh
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Ngọc Khanh
Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Bùi Quang Đạo
Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Ông Đinh Anh Tuấn
Phó Tổng giám đốc Sản xuất: Ông Hoàng Trọng Tùng
Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật: Ông Quách Đình Phú
Tham vọng mới của Cảng Quảng Ninh trong tương lai
Sau hơn 1 tháng kể từ khi Cảng Quảng Ninh đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM thì công ty đã lên kế hoạch tăng gấp rưỡi vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phần công ty cho cổ đông hiện hữu. Đây là lần đầu tiên Cảng Quảng Ninh lên kế hoạch tăng vốn tính từ sau khi cổ phần hóa từ một doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, sau 6 năm duy trì mức 500,5 tỷ đồng, vốn điều của Cảng Quảng Ninh sẽ tăng gấp rưỡi lên con số 750,5 tỷ đồng. Theo đó, cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ được quyền mua 49,99 cổ phần mới phát hành với giá một cổ phiếu là 13.500 đồng. Số tiền huy động được ước tính sẽ đạt 337,5 tỷ đồng.
Đến hiện tại, cổ đông lớn nhất của Cảng Quảng Ninh là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T với 49,2 triệu cổ phần tương đương với 98,33% vốn điều lệ của công ty. Như vậy, sau khi tăng vốn điều lệ, T&T muốn duy trì được tỷ lệ sở hữu như hiện tại thì cần phải bổ sung thêm gần 246 tỷ đồng trong đợt phát hành cổ phần này.
Mặc dù trong nhiều năm qua, quy mô vốn điều lệ của Cảng Quảng Ninh đi ngang nhưng tài sản của công ty lại được đánh giá là mở rộng khá nhanh. Nguyên nhân chính là các khoản công nợ bao gồm khoản thu ngắn hạn khách hàng và phải trả người bán tăng mạnh. Trong đó, tính đến cuối năm 2019, những khách hàng nợ nhiều nhất là Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và xuất nhập khẩu Hà Nội với số tiền là 940,8 tỷ đồng; Công ty Xuất nhập khẩu rau quả là 327 tỷ đồng,...
Cùng với đó, kết quả kinh doanh cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng chú ý như năm 208, 2019 doanh thu đạt trên 5.000 tỷ đồng, con số này được đánh giá là tăng gấp 17 lần so với giai đoạn trước khi cổ phần hóa. Tuy vậy nhưng biên lợi nhuận lại có chiều hướng giảm sâu, tốc độ tăng của lợi nhuận lại không tương ứng. Sau 6 năm cổ phần hóa, lợi nhuận tăng trưởng 8,23 lần đạt 83,4 tỷ đồng ở năm 2019. Nửa đầu năm 2020, cả nước chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và Cảng Quảng Ninh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khiến cho kết quả kinh doanh giảm sâu so với doanh thu chỉ còn 689 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 27 tỷ đồng giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo tính toán của Cảng Quảng Ninh thì tổng giá trị đầu tư xây dựng kho, mua sắm trang thiết bị và xây dựng bến 8 và bến 9 trong giai đoạn 2020 - 2021 là 629,5 tỷ đồng. Để có thể tài trợ nhu cầu đầu tư trên, ngoài nguồn vốn được huy động từ việc phát hành cổ phần mới sẽ đóng góp chính thì công ty sẽ sử dụng 50 tỷ đồng từ vốn tự có và từ nguồn khác là 242 tỷ đồng.
Trong đó, nguồn tiền từ việc phát hành cổ phần mới sẽ được sử dụng cho sửa chữa, đầu tư vào đường ray mới, lắp đặt chân đế, bánh lốp di động cũng như hệ thống băng tải hàng rời, đóng tàu mới với công suất, tải trọng lớn hơn.