meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nỗ lực “đòi tiền” các nhà phát triển BĐS Trung Quốc bất thành, chủ nợ còn có nguy cơ phải ôm nợ thêm

Thứ sáu, 31/03/2023-23:03
Đến thời điểm này, thị trường trái phiếu nước ngoài trị giá 735 tỷ USD của Trung Quốc vẫn trong trạng thái căng thẳng ở năm thứ 3 liên tiếp vì cuộc khủng hoảng vỡ nợ.

Theo Nhịp sống thị trường, các chủ nợ trên toàn cầu đang chuẩn bị cho một cuộc chiến dài ngày nhằm lấy lại tiền từ các nhà phát triển bất động sản đang gặp khó tại Trung Quốc.

Hành trình tái cấu trúc nợ

Các trái chủ giữ trái phiếu USD đang cố gắng hết mình để lấy lại tiền từ các doanh nghiệp địa ốc. Thế nhưng, công cuộc này phần lớn bị ngăn chặn bởi thời gian tái cấu trúc và kiện tụng kéo dài. Một số bên trái phiếu trong nước đã kêu gọi sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý. Nhiều chủ nợ thậm chí còn kiến nghị giải thể. Nếu đợt thanh lý tài sản giá chiết khấu lớn xảy ra, thì một hành động pháp lý rủi ro cao có thể phản tác dụng.

Trong thời gian gần đây, một số đề xuất sửa đổi nợ với các nhà phát triển đã có những chuyển biến tích cực. Thế nhưng, kế hoạch tuần trước của Evergrande đã gây lo ngại cho các nhà đầu tư rằng họ sẽ phải chờ đợi nhiều năm nữa mới đòi được tiền. Một trong số các lựa chọn cho thấy Evergrande đề xuất hoán đổi các trái phiếu cũ thành trái phiếu mới với thời gian đáo hạn lên tới 12 năm.


Các chủ nợ lo ngại chờ nhiều năm nữa mới đòi được tiền từ các nhà phát triển BĐS Trung Quốc
Các chủ nợ lo ngại chờ nhiều năm nữa mới đòi được tiền từ các nhà phát triển BĐS Trung Quốc

Từng là top 5 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc, Sunac China cũng đưa ra đề xuất tương tự. Họ muốn các khoản nợ mới đáo hạn sau 2 đến 9 năm thay thế các trái phiếu USD. Theo Zerlina Zeng, nhà phân tích cấp cao của CreditSights, với những kế hoạch như vậy, việc các trái chủ nước ngoài lấy lại tiền có vẻ mông lung.

Theo Goldman Sachs nhận định, những thách thức mà các nhà đầu tư nước ngoài gặp phải tại thị trường nợ lớn thứ 2 toàn cầu càng trở nên rõ ràng hơn thông qua cuộc chiến đòi tiền của các chủ nợ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn chỉ ra rằng Bắc Kinh vẫn chưa thể chấm dứt cuộc khủng hoảng đã khiến một số nhà phát triển lớn nhất như Evergrande sụp đổ. 

Theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg, các doanh nghiệp Trung Quốc có tổng khoản nợ là 46,5 tỷ USD với trái phiếu nước ngoài. Các nhà xây dựng của đại lục đã vỡ nợ với hơn 140 trái phiếu vào năm ngoái và lỡ hạn thanh toán 50 tỷ USD trái phiếu trong nước khi không thể tiếp cận thị trường tín dụng.

Theo Charles Chang, giám đốc cấp cao và trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc đại lục tại S&P Global Ratings, họ chưa từng thấy cả “cụm vỡ nợ” nào tại Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Phần lớn được phát hành bởi các nhà phát triển, trái phiếu USD lợi suất cao của Trung Quốc, đang chứng kiến mức giảm hàng tháng lớn chưa từng thấy kể từ tháng 10. Đa số các trái phiếu của Evergrande vẫn ghi nhận ở mức dưới 10 cent dù đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc. Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn không kỳ vọng nhiều về giá sẽ hồi phục.

Việc cả ngành tái cấu trúc, cùng với gánh nặng nợ lớn và các quy định pháp lý xuyên biên giới phức tạp đã khiến cuộc chiến đòi tiền là một quá trình dai dẳng, mặc dù nó không chỉ diễn ra với các chủ nợ đầu tư vào Trung Quốc. 

Nỗ lực “đòi tiền” các nhà phát triển BĐS Trung Quốc bất thành, chủ nợ còn có nguy cơ phải ôm nợ thêm - ảnh 2

Cách đây vài tháng, Evergrande đã gây lo ngại cho các chủ nợ nước ngoài khi họ chưa báo cáo về kế hoạch cải tổ. Hiện tại, một trong những lựa chọn bao gồm thanh toán các khoản lãi đối với chứng khoán mới trong 30 tháng đầu tiên, có nghĩa là các trái chủ sẽ phải ôm thêm trái phiếu.

Theo nhận định của một số chuyên gia, kế hoạch của Evergrande có thể là lộ trình của các nhà phát triển khác như Shimao hay Kaisa. Mặt khác, Logan Group thì đang xem xét khoản nợ mới đáo hạn sau 7 năm thay thế cho trái phiếu.

Bị kẹt trong đợt kiện tụng

Các chủ nợ trong nước lại gặp may hơn các chủ nợ trái phiếu nước ngoài. Cụ thể, các nhà phát triển đã cố gắng thanh toán nghĩa vụ nợ trong nước, có lựa chọn và thời gian chờ ngắn hơn. Chẳng hạn như tập đoàn Evergrande đã thanh toán trái phiếu coupon cho những trái chủ ở địa phương kể từ khi vỡ nợ vào cuối năm 2021.

Trong khi đó, một số chủ nợ nước ngoài đang dần mất kiên nhẫn.

Vào đầu tháng 3, trong bức thư gửi tới các cơ quan chức năng, cố vấn pháp lý đại diện cho một nhóm trái chủ của Jinke Properties Group đã yêu cầu họ hỗ trợ giám sát việc trả nợ cho chủ nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, họ còn đưa ra một số lựa chọn khác như kiến nghị giải thể, có thể được đệ trình nhằm chống lại một công ty tại tòa án Hong Kong nếu chủ nợ không nhận được khoản trả ít nhất 10.000 HKD (1.274 USD).

Ban đầu, các kiến nghị trên đã giúp các chủ nợ có được sự thỏa hiệp, tuy nhiên hầu như các bên vẫn đối mặt với nhiều vấn đề tại tòa. Sau những vụ kiện này, Evergrande đã phải thương lượng với một số chủ nợ.

Nỗ lực “đòi tiền” các nhà phát triển BĐS Trung Quốc bất thành, chủ nợ còn có nguy cơ phải ôm nợ thêm - ảnh 3

Thế nhưng, vừa qua, một bên nguyên đơn đã nhận thấy chiến lược kiến nghị giải thể đã gây nên những rắc rối và thậm chí còn ngăn cản quá trình dàn xếp giữa đôi bên.

Người đã đệ đơn kiện Jiayuan International Group - Yeung Man đã đàm phán với con nợ, tuy nhiên các chủ nợ khác lại đề nghị được tham gia. Sau đó, thẩm phán đã yêu cầu công ty đưa ra một kế hoạch tái cấu trúc các khoản nợ nên Yeung đã tuột mất cơ hội đạt được thỏa thuận một cách nhanh chóng.

Để giảm bớt tình trạng thiếu thanh khoản bất động sản, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp như hạ lãi suất thấp chấp cho người mua nhà lần đầu, bảo lãnh đối với trái phiếu nhân dân tệ của một số nhà phát triển. Trái phiếu USD theo đó đã tăng giá mạnh từ tháng 11 đến tháng 1, tuy nhiên lại có phần hụt hơi khi doanh số nhà ở tụt dốc và cuộc khủng hoảng thanh khoản xảy ra.

Theo dự báo của Goldman, trong năm nay, tỉ lệ vỡ nợ của các công ty bất động sản phát hành trái phiếu lợi suất cao của Trung Quốc sẽ chỉ giảm xuống mức 28%, từ 40% của năm ngoái. Đó là vì các khoản hỗ trợ của chính phủ chỉ áp dụng cho các nhà phát triển chất lượng cao.

Theo nhận định từ Zerlina Zeng nhận định, việc tái cơ cấu và giá trị đối với bất động sản Trung Quốc sẽ có tiến triển tốt, mở ra một hành trình lành mạnh hơn của ngành địa ốc trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

Những điểm cần lưu ý về bảo lãnh ngân hàng đối với nhà ở hình thành trong tương lai

Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Tin mới cập nhật

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

4 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

4 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

7 giờ trước

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

7 giờ trước

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

7 giờ trước