meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất ngờ với số nhà chọc trời của Ấn Độ chỉ bằng 1/100 của Trung Quốc dù cũng có tỉ dân và nhu cầu BĐS lớn

Thứ tư, 29/03/2023-10:03
Ấn Độ cũng có số dân đông đúc không kém Trung Quốc. Tuy nhiên, số nhà chọc trời và nhà cao tầng tại Ấn Độ lại thấp hơn đến mức đáng kinh ngạc.

Số lượng nhà chọc trời còn hạn chế

Theo Thể thao văn hóa, du khách đến thăm các thành phố hiện đại ở châu Á sẽ nhận thấy một điểm chung khá phổ biến là các thành phố lớn đều sở hữu các tòa nhà chọc trời.

Tại các trung tâm thành phố, hàng loạt tòa nhà chọc trời khổng lồ cứ vươn cao chót vót. Kết quả này có được là nhờ nhu cầu tăng về không gian trong các khu vực đông dân cư cùng với thành quả của tăng trưởng kinh tế.

Dường như Ấn Độ nằm ngoài quy luật nói trên dù có những thành phố đông dân nhất toàn cầu và có GDP cao thứ 2 tại khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc.


Ấn Độ có đông dân cư nhưng lại hiếm các tòa nhà chọc trời hơn so với các thành phố châu Á lân cận
Ấn Độ có đông dân cư nhưng lại hiếm các tòa nhà chọc trời hơn so với các thành phố châu Á lân cận

Tại Ấn Độ, các tòa nhà không thực sự phản ánh đúng như những con số này. Quốc gia tỉ dân có một số tòa nhà chọc trời, nhưng phần lớn những tòa nhà này đều ở Mumbai - nơi có ít hơn và trung bình cũng thấp hơn so với các thành phố châu Á lân cận khác. Bên cạnh đó, trong khi Trung Quốc có đến hơn 107 tòa nhà siêu cao tầng thì Ấn Độ cũng chỉ có duy nhất một tòa nhà siêu cao (hơn 300m) là Palais Royale.

Chuyên trang về xây dựng và kiến trúc B1M cho biết Mumbai nằm trên một khu vực đất đai vừa đắt đỏ vừa khan hiếm. Thường thì những hạn chế như vậy đã buộc các nhà quy hoạch phải xây cao lên, ví dụ như Hồng Kông hay New York.

Vấn đề ở đây là tại sao các công trình tại Ấn Độ lại thấp đến như vậy khi mà nước này cũng đông dân cư và giàu có.

Nhiều người nghĩ rằng những tòa nhà chọc trời chính là biểu tượng cho quyền lực, sự giàu có, sự phát triển. Thông thường, chúng có xu hướng mọc lên tại những khu vực có nhu cầu cao về không gian.


Ấn Độ chỉ có 24 tòa nhà chọc trời với độ cao hơn 200 mét, kém xa so với 1.100 tòa của Trung Quốc
Ấn Độ chỉ có 24 tòa nhà chọc trời với độ cao hơn 200 mét, kém xa so với 1.100 tòa của Trung Quốc

Trung Quốc đã cho xây dựng tới gần 1.100 tòa nhà chọc trời với độ cao hơn 200 mét. Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia lần lượt xếp ở những vị trí tiếp theo khi xây dựng 86, 61 và 48 tòa nhà tương ứng. Tuy nhiên, Ấn Độ chỉ có con số khá khiêm tốn là 24 tòa, và cũng chỉ có một vài tòa nhà gần 300 mét đang được triển khai xây dựng.

Khi xét tới dân số đạt 1, 4 tỷ người và tài sản nói chung của quốc gia thì đó là một sự khác biệt rất bất thường. Tuy nhiên, Ấn Độ có xu hướng xây dựng hướng ra bên ngoài. Cơ sở hạ tầng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất.

Ấn Độ thường xuyên bị mất điện vì dân số quá khổng lồ. Tình trạng mất điện xảy ra nhiều nhất vào những tháng nóng bức bởi nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nhiều thành phố tại quốc này thường phải chật vật khi tiếp cận nguồn cung nước sạch.

Mặt khác, đối với các tòa nhà chọc trời, hệ thống nước và điện rất quan trọng. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng xung quanh có thể cung cấp điện nước cho các tòa nhà chọc trời là điều rất cần thiết bởi những tòa nhà này tiêu thụ nhiều hơn so với các tòa nhà thấp tầng.

Lý do chính

Đây chỉ là một phần lý do. Phần lớn nguyên nhân là do một thông số được chính quyền áp dụng cho các ngôi nhà. Đó là FAR - tỉ lệ diện tích sàn FSI. Theo đó, tỉ lệ này sẽ xác định chủ nhà sẽ được phép xây nhà của mình kiểu gì dựa theo mảnh đất ban đầu.

Chẳng hạn như đối với mảnh đất có diện tích 1ha có tỉ lệ sàn/ diện tích đất là 1:1 thì chủ nhà có thể xây nhà với tổng diện tích sử dụng là 1 ha. Điều này có nghĩa là nhà 1 tầng rộng 1 ha, hoặc nhà cao 2 tầng rộng 0,5 ha. Như vậy, diện tích từng tầng sẽ càng nhỏ khi nhà càng cao. Đây là lí do mà không có nhiều người tại Ấn Độ lựa chọn xây nhà cao tầng, chứ chưa nói đến nhà chọc trời.

Năm 1991, Mumbai đã đưa ra chỉ số FSI ở mức 1,3 trong nỗ lực hạn chế xây dựng mới và ngăn chặn người di cư.


Mức FSI trung bình thấp là nguyên nhân chính khiến số lượng tòa nhà cao tầng tại Ấn Độ khá khiêm tốn
Mức FSI trung bình thấp là nguyên nhân chính khiến số lượng tòa nhà cao tầng tại Ấn Độ khá khiêm tốn

Mặt khác, mức FSI trung bình ở New York, Manhattan là 15 hay các thành phố châu Á lân cận của Ấn Độ cũng có mức FSI cao như vậy, hoặc có nơi thậm chí còn cao hơn nhiều. Mức FSI tại Singapore là 25, Tokyo là 20 hay của Hồng Kông là 12.

Mãi đến năm ngoái, thành phố Mumbai mới bắt đầu nới lỏng các hạn chế. Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ nhiều, FSI của Mumbai hiện tại nằm trong khoảng từ 2,5-5 tùy theo vị trí chính xác. Trên khắp Ấn Độ, các thành phố khác có số lượng tương tự hoặc thậm chí còn thấp hơn.

Mọi người thường đổ xô đến các trung tâm thành phố như Mumbai hay Bangalore vì những nơi như vậy có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nhà thầu đã không thể theo kịp để xây dựng với chỉ số FSI thấp và mật độ dân số dày đặc.

Theo các nhà quy hoạch đô thị, việc tăng chỉ số FSI sẽ là bước khởi đầu tốt để giảm bớt tình trạng hạ giá nhà ở cũng như quá tải. Dẫu vậy, điều đó cũng sẽ phải đi kèm với các khoản đầu tư vào đường xá, giao thông công cộng hay các mạng lưới cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

Ấn Độ sẽ chứng kiến mức gia tăng dân số không chậm lại nhanh, và nhất tại các thành phố lớn. Khi không gian bị thu hẹp, chi phí bất động sản sẽ tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhà ở đô thị có thể bắt đầu giảm bớt nếu Ấn Độ xây cao hơn và đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cơ sở hạ tầng. Và thành phố Mumbai cũng có thể sẽ có một đường chân trời mới hoàn toàn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Tin mới cập nhật

Đề xuất luật hoá các tài sản kỹ thuật số và quy định về AI tại Việt Nam

16 giờ trước

Các nhà phân tích dự báo Bitcoin có thể đạt mức 200.000 USD vào năm sau

16 giờ trước

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

16 giờ trước

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

16 giờ trước

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

16 giờ trước