Những nội dung chính về quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin quy hoạch du lịch tỉnh Hòa Bình đầy đủ nhấtNhững điểm mới nhất về quy hoạch du lịch vùng Tây NguyênQuy hoạch du lịch gồm mấy loại? Đặc điểm của mỗi loại?Những lợi thế về phát triển du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ có địa hình tương đối hẹp ngang, bao gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 5,15 triệu ha và khoảng trên 10,5 triệu dân đang sinh sống. Phía bắc của vùng Bắc Trung Bộ tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ; Phía nam liền kề duyên hải khu vực Nam Trung Bộ; Phía tây tiếp giáp dãy núi Trường Sơn hùng vĩ và nước bạn Lào; Phía đông gắn với vùng biển Đông rộng lớn. Do vậy, vùng Bắc Trung Bộ có đủ tiềm năng về du lịch phong phú. Các tuyến giao thông ở đây phát triển mạnh, trở thành cầu nối cho hoạt động di chuyển du lịch.
Hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chạy dọc vùng Bắc Trung Bộ khiến lòng người mê mẩn với vẻ đẹp độc đáo hiếm gặp, có thể kể đến: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản thế giới;... Bên cạnh đó là các di sản văn hóa như: Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh; Nhã nhạc cung đình Huế;... Hiện nay, hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch tại Bắc Trung Bộ cũng phát triển hết sức nhộn nhịp, bởi sự đầu tư dồi dào từ các “Ông lớn” đầu ngành về đây.
Có thể khẳng định rằng, vùng Bắc Trung Bộ hội tụ đầy đủ các yếu tố then chốt của một không gian và sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hút không thể chối từ cho mọi du khách khi đặt chân đến Việt Nam.
Quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ là gì?
Quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ là công tác phân bố hợp lý khu vực phát triển hoạt động du lịch dựa trên cơ sở vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội như dân số, yếu tố kinh tế như tình hình sản xuất, hệ thống dịch vụ đủ khả năng phục vụ cho mục đích khai thác phục vụ cho ngành du lịch.
Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Tầm nhìn quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ
Tầm nhìn quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung bộ về cơ bản tạo ra được sự liên kết phát triển du lịch đồng bộ trên toàn vùng, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu tại đây. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để đến năm 2030, vùng Bắc Trung Bộ là một trọng điểm phát triển du lịch của Việt Nam.
Toàn vùng hình thành được 4 khu du lịch và 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch, 6 trọng điểm phát triển du lịch và một số nơi có vai trò liên kết phát triển du lịch toàn vùng Bắc Trung Bộ.
Các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch toàn vùng như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 thu hút được 2,795 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trưởng 5,9%/năm và tiếp nhận 10,829 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng 5,8%/năm.
- Tổng thu từ khách du lịch hướng đến năm 2025 đạt con số 48.175 tỷ đồng.
- Ngành du lịch hướng đến đóng góp 31.057,5 tỷ đồng USD vào năm 2025.
- Các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch phấn đấu năm 2025 sở hữu 62.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng 3 - 5 sao ước chừng đạt 25%.
- Năm 2025 tạo việc làm ổn định cho 280.000 lao động với 83.000 lao động trực tiếp.
- Tổng nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt mức 43.050 tỷ đồng.
Các đề xuất kế hoạch thực hiện quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ hiệu quả
Truyền thông, quảng bá du lịch:
Tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hoạt động đẩy mạnh truyền thông, chú ý đến liên kết, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng như Tổng cục Du lịch trong xúc tiến truyền thông, quảng bá du lịch toàn vùng.
Đào tạo chuyên nghiệp trong định hướng truyền thông, quảng bá du lịch thông qua cơ chế hợp tác trong và ngoài lĩnh vực, ứng dụng công nghệ hiện đại vào truyền thông du lịch.
Liên kết và hợp tác phát triển du lịch:
Đẩy mạnh liên kết vùng và các thành phố nổi tiếng về du lịch trên cả nước một cách chặt chẽ về kế hoạch đầu tư phát triển du lịch, phối hợp cùng nhau xây dựng chương trình du lịch, tăng cường liên kết truyền thông xúc tiến du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại vùng.
Huy động nguồn vốn đầu tư:
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phát triển cơ sở hạ tầng chuyên cung cấp và phục vụ cho du lịch.
Xây dựng chính sách nhiều ưu đãi, thu hút đầu tư và đồng thời huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước.
Lập ra diễn đàn đối thoại công khai giữa các nhà đầu tư, người dân và chính quyền.
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Nhân rộng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng đòi hỏi tăng cao về lượng lao động ngành.
Xây dựng tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia (đặc biệt chi tiết hướng dẫn cụ thể cho vùng Bắc Trung Bộ) và nghiêm chỉnh chuẩn hóa nhân lực.
Tổ chức quản lý quy hoạch du lịch:
Phát triển du lịch theo định hướng của đề án quy hoạch.
Thanh kiểm tra quy hoạch các địa phương chi tiết bảo đảm phù hợp với định hướng quy hoạch chung của cả vùng.
Đẩy mạnh tính pháp lý của các dự án quy hoạch du lịch đã được phê duyệt, chắc chắn thực hiện xây dựng, phát triển như đã quy hoạch.
Áp dụng chất lượng tối ưu hệ thống tiêu chuẩn nghề và các tiêu chuẩn có liên quan khác trong du lịch, đưa ra các biện pháp và chế tài hiệu quả để tạo cơ chế tự giám sát trong vùng.
Áp dụng dụng hiệu quả khoa học, công nghệ: Đẩy mạnh liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa các địa phương trong toàn vùng.
Bảo vệ tài nguyên môi trường của hoạt động du lịch và đối phó với biến đổi khí hậu:
Giáo dục, tuyên truyền nhằm vào phát triển nhận thức về vai trò của du lịch và của hệ thống tài nguyên, môi trường ảnh hưởng sâu sắc đối với hoạt động du lịch.
Luôn áp dụng các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật kiểm tra thường xuyên các vấn đề về môi trường nhằm quản lý và phát triển hiệu quả tài nguyên.
Nghiên cứu đề ra các chương trình du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Trật tự an ninh quốc phòng đảm bảo: Lồng ghép khéo léo các nội dung đảm bảo an ninh quốc phòng trong các đề án quy hoạch du lịch vùng.
Phương hướng phát triển quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ mới nhất
Phát triển thị trường khách du lịch:
- Với khách du lịch nội địa: Thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ của thị trường du lịch nội địa, hướng đến khách với mục đích nghỉ dưỡng biển, du lịch về nguồn, văn hóa hay nghỉ cuối tuần, tham gia lễ hội tâm linh.
- Với khách du lịch quốc tế: Tập trung đẩy mạnh khu vực thị trường gần như Đông Nam Á, đồng thời, đẩy mạnh khai thác thị trường cao cấp.
Phát triển sản phẩm của du lịch:
- Ưu tiên các dòng sản phẩm chính lâu nay như: Sản phẩm du lịch di sản văn hóa; các sản phẩm du lịch thiên về lịch sử - cách mạng; Các sản phẩm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng hướng biển.
- Phát triển sản phẩm du lịch có tính đặc trưng trong Vùng.
Phát triển du lịch theo khu vực, lãnh thổ:
- Không gian phát triển về du lịch di sản: Thành phố Huế và phụ cận; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Thành nhà Hồ và phụ cận.
- Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng: Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa); Kim Liên (Nghệ An); Phía Bắc tỉnh Quảng Trị; Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh); A Lưới (Thừa Thiên Huế); Hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình)...
- Không gian phát triển du lịch biển đảo gồm: Lăng Cô và hệ thống đầm phá Tam Giang, Lập An, Cầu Hai, Hải Tiến, Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Diên Thành, Diễn Châu, Cửa Lò, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngư Thủy (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), bãi biển Thuận An, Cảnh Dương. Các biển Cửa Tùng và Đồng Hới, Lăng Cô, Thuận An phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển phân khúc cao cấp.
- Không gian dành phát triển du lịch sinh thái: Bến En, Pù Huống (Thanh Hóa), Pù Mát, Pù Luông (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), khu vực Bắc Hướng Hóa, huyện Đakrông (Quảng Trị) và Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
- Quy hoạch trung tâm du lịch lớn nhất vùng là Huế, sau đó là Vinh và Thanh Hóa. Các trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ là:
- Thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế);
- Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị);
- Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- Thiên Cầm, Vũng Áng (Hà Tĩnh);
- Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An);
- Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương (Thanh Hóa).
- Quy hoạch Khu du lịch quốc gia:
- Kim Liên (Nghệ An): Tham quan di tích lịch sử văn hóa, tri ân;
- Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sử văn hóa;
- Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình): Tham quan du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử;
- Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế): Nghỉ dưỡng biển.
- Quy hoạch điểm du lịch quốc gia:
- Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa): Du lịch di sản, di tích; Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): Di tích lịch sử - cách mạng;
- Địa điểm lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh): Tham quan di tích lịch sử;
- Đồng Hới (Quảng Bình): Nghỉ dưỡng biển;Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị): Tham quan di tích lịch sử - cách mạng;
- Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): Du lịch sinh thái.
- Quy hoạch đô thị du lịch:
- Sầm Sơn (Thanh Hóa): Nghỉ dưỡng biển;
- Cửa Lò (Nghệ An): Nghỉ dưỡng biển;
- Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế): Du lịch di sản, lễ hội.
- Quy hoạch tuyến du lịch:
- Tuyến quốc tế và liên vùng:
Đường sắt: Nâng cao chất lượng tuyến đường sắt Bắc Nam, nghiên cứu mở thêm các tuyến đường sắt có giá trị kết nối với Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo;
Đường bộ: Đường quốc lộ 1A, khai thác đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ chạy dài như 10, 7, 8, 9 và 12A;
Đường hàng không: Mở các chuyến bay thẳng tới các sân bay Phú Bài, thành phố Đồng Hới, thành phố Vinh, Thọ Xuân của vùng Bắc Trung Bộ;
Đường biển: Các tuyến đường biển kết nối với vùng Bắc Trung Bộ qua cảng biển Chân Mây.
- Nội vùng Bắc Trung Bộ: Chú trọng các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch với các khu điểm du lịch, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh cũng các tuyến ngang theo các quốc lộ 7, 8, 9, 12A, tiếp đó là các tuyến quốc lộ 45, 46, 47, 48, 49.
- Quy hoạch tuyến du lịch chuyên đề.
- Quy hoạch diện tích sử dụng đất phát triển du lịch:
- Có 4 khu du lịch quốc gia diện tích khoảng 6.350 ha;
- Có 6 điểm du lịch quốc gia diện tích khoảng 2.800 ha;
Đầu tư vốn phát triển hoạt động du lịch
Tổng nhu cầu vốn đầu tư lên đến con số 165.025 tỷ đồng trải rộng trên nhiều thành phần là: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (gồm vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động được từ các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác trong nước và vốn huy động hợp pháp khác.
Một số dự án đang thực thi phục vụ hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ
- Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Vườn Quốc gia Bạch Mã - Huế.
- Vĩ tuyến 17 - Cầu Hiền Lương - Quảng Trị.
- Quần thể di tích cố đô Huế.
- Biển Sầm Sơn,...
Như vậy, có thể thấy được việc đánh giá thực tiễn và lập quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã và đang được các cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp và người dân nhanh chóng thực hiện. Đây là tin vui không chỉ cho hoạt động du lịch của các địa phương trong vùng, mà còn đánh dấu sự trở mình khởi sắc, nhiều hứa hẹn nhiều thắng lợi cho ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid - 19.