meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điểm mới nhất về quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên

Thứ ba, 31/05/2022-07:05
Hiện nay, phát triển du lịch là hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội, đồng thời làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc cán cân thu chi của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tây Nguyên là vùng đất có hệ sinh thái tự nhiên trù phú, giữ được nhiều dấu tích của lịch sử, văn hóa cộng đồng. Do vậy, vấn đề quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên để tôn tạo và quảng bá nét đẹp tinh hoa là điều cấp thiết.

Đặc điểm địa lý tự nhiên độc đáo của đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng cao nguyên đại ngàn được bao bọc bởi những dãy núi đồ sộ, hùng vĩ, phía tây giáp với Lào và Campuchia. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa và có 4 hệ thống sông chính tuyệt đẹp là: thượng sông Xê Xan, thượng sông Srepok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Rừng Tây Nguyên sở hữu lượng gỗ chiếm đến 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước và nhiều loại thảo dược, động vật quý hiếm. Điểm đặc trưng của Tây Nguyên là sở hữu đất đỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng giá trị cao như: cây cao su, cà phê, điều, chè... 


Vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ khó cưỡng của núi rừng Tây Nguyên
Vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ khó cưỡng của núi rừng Tây Nguyên

Tây Nguyên hiện là vùng đất hiếm hoi còn giữ được hầu như vẹn nguyên những giá trị văn hóa - lịch sử với nhiều hình thái sinh hoạt tinh thần độc đáo. Đặc biệt,  di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005) và là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).

Có thể nói rằng, mẹ thiên nhiên đã vô cùng ưu ái cho vùng đất Tây Nguyên khi ban tặng một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ. Nơi mà nếu biết cách và hiểu cách khai thác thì sẽ là một viên ngọc sáng của ngành du lịch.

Quy hoạch du lịch vùng Tây nguyên là gì?

Quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên là sự phân bố, sắp xếp các điều kiện tự nhiên và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn vùng Tây Nguyên phục vụ cho mục đích khai thác hợp lý tối đa mọi tiềm năng phát triển ngành du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng…


Công bố Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Công bố Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thực hiện theo các quan điểm của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quan điểm phát triển cụ thể đối với quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên bao gồm:

  • Phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn Vùng.
  • Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
  • Khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh để tăng khả năng cạnh tranh.
  • Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.

Tầm nhìn quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên

Tầm nhìn quy hoạch du lịch là về cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, có thương hiệu; phấn đấu đưa ngành du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, cụ thể:

Về tổ chức không gian du lịch: Hình thành và phát triển 3 địa bàn trọng điểm du lịch với những sản phẩm du lịch đặc trưng; 4 khu du lịch quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia; 1 đô thị du lịch; và các khu, điểm du lịch địa phương để tạo động lực phát triển du lịch cho các tỉnh và toàn vùng.

Về các chỉ tiêu phát triển ngành:

  • Khách du lịch: Đến năm 2025 thu hút 1,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 5,1 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 8,5%/năm và khách du lịch nội địa là 5,5%/năm.

Khách du lịch quốc tế tham gia hoạt động cưỡi voi khi đến Tây Nguyên
Khách du lịch quốc tế tham gia hoạt động cưỡi voi khi đến Tây Nguyên
  • Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2025 đạt 17.835 tỷ đồng.
  • Đóng góp của du lịch trong GDP: Giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng 9,4%/năm và đạt 11.770 tỷ đồng năm 2025.
  • Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2025 có 37.000 buồng khách sạn.
  • Chỉ tiêu việc làm: Năm 2025 là 166.500 lao động.

Đề xuất kế hoạch, giải pháp thực hiện quy hoạch du lịch cùng Tây Nguyên

Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Xây dựng quy hoạch tổng thể chung về sử dụng đất trên quan điểm khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.

Xây dựng các phương án thân thiện môi trường, phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch.

Vấn đề cơ chế ưu đãi, chính sách đặc thù

Ưu đãi thuế, lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch quốc gia; các sản phẩm du lịch mới có khả năng phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn đặc sắc của vùng; các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.


Tập đoàn FLC đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng tại Pleiku - Gia Lai
Tập đoàn FLC đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng tại Pleiku - Gia Lai

Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tham gia các hoạt động du lịch.

Vấn đề đầu tư

Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách.

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. 

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tập trung đầu tư, tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề, hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch và kỹ năng cơ bản về du lịch cho lao động gián tiếp, người dân tham gia kinh doanh du lịch.

Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.

Vấn đề xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển thị trường

Tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch vùng Tây Nguyên; tham gia các hội chợ du lịch ở trong nước và quốc tế.

Xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Tây Nguyên trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Tập trung nghiên cứu các thị trường du lịch trọng điểm của Tây Nguyên để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường.

Các doanh nghiệp du lịch chủ động mở rộng liên kết trong việc khai thác các thị trường trong và ngoài nước.


Người dân Tây Nguyên vui chơi trong mùa lễ hội
Người dân Tây Nguyên vui chơi trong mùa lễ hội

Vấn đề tổ chức quản lý quy hoạch

Tăng cường phối hợp, liên kết công tác quản lý nhà nước về du lịch giữa Trung ương và các địa phương trong vùng.

Vấn đề ứng dụng khoa học và công nghệ

Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, trong phát triển các sản phẩm du lịch.

Vấn đề liên kết hợp tác phát triển du lịch

Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên về xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn Vùng; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn.

Liên kết, hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với các vùng du lịch khác.

Liên kết, hợp tác quốc tế trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các nước ASEAN để phát triển các tuyến du lịch.

Vấn đề bảo đảm an ninh, quốc phòng

Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế. 

Phương hướng phát triển quy hoạch du lịch cùng Tây Nguyên

Phát triển thị trường khách du lịch

- Khách du lịch nội địa: Phát triển thị trường du lịch nội vùng và các vùng phụ cận, đặc biệt là từ các thành phố và các trung tâm du lịch lớn.

- Khách du lịch quốc tế:Thu hút, phát triển các thị trường gần, có khả năng chi trả cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN; Tăng cường khai thác thị trường cao cấp từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc; Nghiên cứu mở rộng các thị trường mới: Ấn Độ, Bắc  Âu.

Phát triển sản phẩm du lịch

- Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính sau:

  • Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa các dân tộc;
  • Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái Tây Nguyên;
  • Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi;

Hồ T'nưng tuyệt đẹp ở phía bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai
Hồ T'nưng tuyệt đẹp ở phía bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai
  • Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề.

- Phát triển sản phẩm đặc trưng theo các địa bàn trọng điểm và tăng cường liên kết để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch lễ hội (festival); du lịch giáo dục; du lịch dưỡng bệnh; du lịch chăm sóc sắc đẹp.

Tổ chức không gian phát triển du lịch

- Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch bao gồm:

  • Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng có đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng. 
  • Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yok Đôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có đặc điểm nổi trội cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp nông thôn. 
  • Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly có giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, đặc biệt là Nhà Rông, Nhà Mồ. 

Bên cạnh đó, quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên thành các nhóm sau:

  • Khu du lịch quốc gia: 5.500 ha - 7.500 ha;
  • Điểm du lịch quốc gia: 4.300 ha - 6.000 ha.

Đầu tư phát triển du lịch

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 60.270 tỷ đồng (tương đương 2.940 triệu USD). Trong đó, việc huy động các thành phần kinh tế chính là phần vốn chủ yếu, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch và được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.

Các dự án đang thực thi trong diện quy hoạch du lịch cùng Tây Nguyên

Khu du lịch Yok Don (Đắk Lắk) khai thác cho du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, khám phá mạo hiểm, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nghỉ dưỡng núi.

Khu du lịch Tuyền Lâm (Lâm Đồng) với diện tích 1.000 - 1.500 ha khai thác du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng núi kết hợp chữa bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước.

Khu du lịch Đankia - Đà Lạt với diện tích 1.500 - 2.000 ha khai thác du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng núi kết hợp chữa bệnh chăm sóc sắc đẹp, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch golf, thể thao nước.

Khu du lịch Măng Đen (Kon Tum) với diện tích 138.116 ha khai thác tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu bản sắc văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo.


Khu du lịch sinh thái Măng Đen đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch
Khu du lịch sinh thái Măng Đen đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch

Việc đẩy mạnh quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên đã góp phần rất lớn trong công cuộc khai thác tương xứng với giá trị tài nguyên du lịch vốn có ở chốn đại ngàn kỹ vĩ. Trong thời gian tới, cần tích cực hơn nữa về triển khai thực hiện các giai đoạn còn lại của Đề án quy hoạch phát triển du lịch vùng Tây Nguyên, để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá đưa vùng đất Tây Nguyên trở thành viên ngọc sáng giá trên bản đồ du lịch quốc gia và thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

11 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

11 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

11 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

11 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước