meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những ngày đầu năm 2022, môi giới “than trời” vì không có dự án bất động sản để bán

Thứ bảy, 29/01/2022-14:01
Thị trường đang chứng kiến sự khan hiếm dự án bất động sản trầm trọng do các cơ quan chức năng siết chặt việc cấp phép thi công dự án mới.

 

Thị trường đang chứng kiến sự khan hiếm dự án bất động sản trầm trọng do các cơ quan chức năng siết chặt việc cấp phép thi công dự án mới. Điều này không chỉ khiến người mua nhà lao đao vì không tìm được sản phẩm mà cũng đẩy các môi giới vào hoàn cảnh khó khăn.

Thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung 

Theo đánh giá của chuyên gia bất động sản, thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022 nguồn cung bất động sản đã sụt giảm rất mạnh nếu so sánh với thời điểm đầu năm 2021. Con số sụt giảm lên tới 50%. Hiện nay chỉ có 201 dự án nhà ở thương mại với hơn 84.000 căn được chính quyền cấp phép. Ngoài ra có 125 dự án với 15.525 căn đã được hoàn thành đi vào hoạt động.

dieu-kien-kinh-doanh-bat-dong-san-1643439161.jpg
Thị trường bất động sản thiếu hụt dự án mới 
 

Trong đó, miền Bắc chỉ có 84 dự án với 33.857 căn được cấp phép mới triển khai và có khoảng 20 dự án với hơn 3.600 dự án hoàn thành, đi vào sử dụng. Tại các khu vực miền Trung chỉ có 46 dự án với hơn 10.500 dự án được cấp phép mới và 20 dự án đã được hoàn thành. Miền Nam chỉ có khoảng 70 dự án với hơn 40.000 căn được chính quyền cấp phép mới, 35 dự án mới được hoàn thành. Hà Nội chỉ có 19 dự án mới và TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ có thêm 13 dự án mới. 

Sự thiếu hụt nguồn cung chính là nguyên nhân chính khiến cho giá nhà tăng cao nhanh chóng. Điều này làm cho đại bộ phận khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận mua nhà phù hợp với khả năng tài chính, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn. Giấc mơ an cư của người nghèo tại đô thị khó trở thành sự thực. 

Sự khan hiếm dự án mới không chỉ gây ra cho sự thị trường nhiều hệ quả mà còn khiến cho các nhà môi giới bất động sản gặp khó khăn trong việc bán hàng, tư vấn sản phẩm mới cho khách. Thậm chí nhiều nhà môi giới buộc phải chuyển hướng công việc hoặc bỏ nghề vì không có dự án để bán.

Môi giới buộc phải chuyển hướng thị trường do khan hiếm dự án

Anh Nguyễn Đức Tuấn, giám đốc của một sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội than thở nguồn cung dự án mới trong hơn một năm qua quá khan hiếm. Các dự án bất động sản được triển khai rất nhỏ giọt đặc biệt là các dự án nhà chung cư dành cho người thu nhập thấp và trung bình. 

Năm 2021, anh Tuấn buộc lòng phải chuyển hướng tập trung từ bán các sản phẩm căn hộ, đất nền Hà Nội sang phân phối thêm các dự án tại các tỉnh vùng ven. Điều này khiến cho chi phí vận hành doanh nghiệp của anh Tuấn tăng lên rất nhiều do phải mở rộng quy mô văn hành, tuyển thêm nhân sự ở các thị trường tỉnh. 

Do phải làm quen với thị trường mới nên doanh nghiệp của anh Tuấn hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn. Sàn bất động sản của anh đã phải bù lỗ một khoản tiền khá lớn do sự chuyển đổi này. Dù thị trường trong năm quá “nóng” ở nhiều vùng ven Hà Nội nhưng chủ yếu là đất nền của người dân còn số lượng dự án có quy hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu quá lớn của khách hàng.

Chị Phạm Thị Oánh, một người môi giới bất động sản tự do chia sẻ chị đã phải chia tay sàn bất động sản mình cộng tác lâu năm trong năm 2021. Nguyên nhân là vì đơn vị cũ phân phối quá ít dự án tại Hà Nội buộc chị phải chuyển sang tư vấn cho khách hàng các dự án ở Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa. Do gia đình có con nhỏ và sức khỏe không đảm bảo nên chị Oánh không thể tiếp tục duy trì chuyện đi công tác tỉnh để tư vấn thực tế cho khách hàng, đành ngậm ngùi xin nghỉ. Kể từ khi thôi việc, chị Oánh chuyển hướng làm việc tự do, tập trung môi giới căn hộ thứ cấp tại Hà Nội cho các một vài sàn bất động sản. 

20201023091731-4cb3-1643439319.jpg
Bất động sản các tỉnh xa thu hút giới đầu tư Hà Nội
 

Cùng hoàn cảnh với chị Oánh, chị Hà Thanh Hương, một môi giới bất động sản cho sàn giao dịch ở Thanh Xuân cũng phải nghỉ việc để tìm sang công ty mới trong năm 2021. Đơn vị làm việc cũ của chị Hương chỉ là sàn nhỏ nên không thể có cơ hội phân phối các dự án lớn, đẳng cấp. Khi thị trường sụt giảm nguồn cung các khiến sàn giao dịch hoạt động khó khăn hơn khi tìm sản phẩm để phân phối. 

Số lượng dự án đã ít nay càng trở nên ít ỏi, thu nhập của nhân viên trở nên thu hẹp. Do đó chị Hương buộc phải xin nghỉ việc để tìm sang các sàn lớn với mong muốn có nhiều nguồn sản phẩm để bán hơn. Tuy nhiên ở cơ quan mới, dù sản phẩm có nhiều nhưng do số lượng nhân viên đông nên sự cạnh tranh rất khốc liệt, căng thẳng. 

Nguồn cung bất động sản năm 2022 liệu có thể cải thiện ?

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản tình trạng khan hiếm dự án vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2022. Các sàn giao dịch cũng như các môi giới BĐS sẽ phải đối diện với một năm vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm mới. Điều này khiến cho nhà môi giới và các sàn phải thay đổi tư duy làm việc, tìm hướng đi riêng để tiếp tục duy trì kinh doanh và phát triển tùy theo năng lực tài chính. 

Sự hạn chế về nguồn cung ngoài nguyên nhân chính sách của Nhà nước thì cũng đến từ việc các đơn vị phát triển nhà không mặn mà tung ra dự án mới khi mà nền kinh tế còn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Sự hấp thụ của thị trường chưa đạt mức cao như kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp khiến các đơn vị có động thái “ém” hàng chờ đợi thời điểm thích hợp khi thị trường hoàn toàn hồi phục.

Ngoài ra giá nguyên vật liệu tăng giá chóng mặt, chi phí đất leo thang cũng đã tác động không nhỏ đến việc cho ra nguồn cung mới của các nhiều doanh nghiệp. Nếu bán giá quá thấp sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bị lỗ nhưng nếu bán giá quá cao thì người mua có thể sẽ “lắc đầu”. Đây là những bài toán ít nhiều gây đau đầu cho doanh nghiệp và chưa có biện pháp thực sự hợp lý để giải quyết trong thời gian ngắn. Nguồn cung không được cải thiện không chỉ ảnh hưởng đến người mua và người môi giới mà còn ảnh hưởng có thể khiến thị trường rơi vào những cơn sốt đất không hồi kết.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước