meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều cần biết về ngành quản lý sản phẩm

Chủ nhật, 01/01/2023-11:01
Quản lý sản phẩm là gì? Nhiệm vụ của những người làm ngành quản lý sản phẩm là gì? Ý nghĩa của việc quản lý sản phẩm trong kinh doanh ra sao? Mọi câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Quản lý sản phẩm là gì?

Quản lý sản phẩm là một khái niệm cực lớn khi mang tính chất bao phủ lớn với toàn bộ mọi hoạt động, thao tác liên quan đến sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản, bán ra thị trường và trải nghiệm của người dùng đối với sản phẩm đó. Những người làm trong lĩnh vực quản lý sản phẩm sẽ phải hướng đến việc xây dựng và hình thành vòng đời của một sản phẩm chứ không chỉ quan tâm đến một hay hai khâu của sản phẩm. Những người đảm nhận vai trò quản lý sản phẩm sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc như sau: 

  • Đưa ra các ý tưởng mới cho sản phẩm để định hướng và phát triển sản phẩm ưu việt hơn. 
  • Làm việc với đội ngũ kỹ thuật để hiện thực hóa các thiết kế thành sản phẩm thực tế. 
  • Đảm bảo các sản phẩm được sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu và sở thích của người dùng. 
  • Thường xuyên cập nhật thị hiếu và nhu cầu của thị trường để đưa ra các sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất và bắt kịp thời đại. 

Quản lý sản phẩm là một khái niệm cực lớn khi mang tính chất bao phủ lớn với toàn bộ mọi hoạt động, thao tác liên quan đến sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản, bán ra thị trường và trải nghiệm của người dùng. Ảnh minh hoạ
Quản lý sản phẩm là một khái niệm cực lớn khi mang tính chất bao phủ lớn với toàn bộ mọi hoạt động, thao tác liên quan đến sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản, bán ra thị trường và trải nghiệm của người dùng. Ảnh minh hoạ

Vai trò của ngành quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì đây là khâu quyết định đến sản phẩm có bán được nhiều hay không và chất lượng sản phẩm sản xuất ra thế nào. 

Những người làm nhiệm vụ này giống như cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, đồng thời cũng là một cách để doanh nghiệp hoàn thiện bản thân nhiều hơn. 

Đội ngũ quản lý sản phẩm còn là một nhóm có vai trò kết nối, nhắc nhở các thành đội nhóm khác cùng hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Nếu không có đội ngũ Quản lý sản phẩm thì chắc chắn doanh nghiệp và khách hàng không thể có tiếng nói chung. 

Một vai trò quan trọng nhất của đội ngũ quản lý sản phẩm chính là vạch ra các chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống sản phẩm. Họ cũng là đội ngũ có tác động rất lớn đến sự thành công của một sản phẩm khi được bán ra thị trường. 

Một số vị trí chủ yếu trong ngành quản lý sản phẩm

Trong một bộ phận quản lý sản phẩm sẽ được chia ra thành nhiều vị trí khác nhau để mỗi người giữ một vai trò và làm công việc cụ thể hỗ trợ cho quá trình quản lý và sản xuất thực phẩm. Một số vị trí của ngành quản lý sản phẩm như: 

Nhân viên nghiên cứu tăng trưởng sản phẩm

Đây là vị trí mà người đảm nhận sẽ chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu tăng trưởng dựa vào các dữ liệu do công ty đưa ra để đo lường sự phát triển của sản phẩm và doanh nghiệp. Nhân viên nghiên cứu tăng trưởng sản phẩm sẽ phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận Truyền thông hoặc Phát triển kinh doanh để đảm bảo đưa ra những ý tưởng sáng tạo phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thông thường họ sẽ chịu trách nhiệm chạy các chương trình ngắn hạn để nghiên cứu và đưa ra những cách tiếp cận thích hợp nhất. 

Nhân viên quản lý dữ liệu sản phẩm

Nhân viên quản lý dữ liệu sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các dữ liệu được sử dụng trong suốt vòng đời của một sản phẩm để đo lường tính hiệu quả của sản phẩm. Họ phải đảm bảo sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm được theo dõi một cách kĩ lưỡng thông qua số liệu, từ đó họ sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho người dùng để họ đón nhận sản phẩm một cách tích cực. 

Nhân viên quản lý kỹ thuật sản phẩm

Nhân viên quản lý kỹ thuật sản phẩm sẽ phải đảm nhận những vấn đề liên quan đến chức năng cốt lõi của sản phẩm, tính bảo mật hoặc các tính năng khách của sản phẩm. Họ sẽ phải phối hợp với các nhóm kĩ thuật, công nghệ để cải thiện các yếu tố bên trong của sản phẩm, họ sẽ chú trọng đến phần bên trong chứ không quan tâm mấy đến vẻ bên ngoài của sản phẩm. 


Trong một bộ phận quản lý sản phẩm sẽ được chia ra thành nhiều vị trí khác nhau để mỗi người giữ một vai trò và làm công việc cụ thể. Ảnh minh hoạ
Trong một bộ phận quản lý sản phẩm sẽ được chia ra thành nhiều vị trí khác nhau để mỗi người giữ một vai trò và làm công việc cụ thể. Ảnh minh hoạ

Người quản lý sản phẩm sẽ phải làm những công việc gì?

Khi tham gia vào ngành quản lý sản phẩm thì mỗi nhân viên sẽ phải có trách nhiệm rất lớn trong công việc, họ không đơn giản chỉ là nghiên cứu sản phẩm mà còn phải đảm nhận rất nhiều vai trò và công việc khác nhau từ khi sản xuất đến khi sản phẩm được gửi đến tay người tiêu dùng. Một số nhiệm vụ của người quản lý sản phẩm cụ thể như:

Nghiên cứu

Đây là nhiệm vụ đầu tiên của người làm nghề quản lý sản phẩm khi họ cần phải nghiên cứu xem nhu cầu của người dùng là gì thì mới đưa ra được sản phẩm đáp ứng được. Do đó, người quản lý sản phẩm cần phải thực hiện và nghiên cứu thị trường cũng như tâm lý, hành vi người dùng. Người quản lý sản phẩm sẽ phải nghiên cứu để đưa ra những dẫn chứng thuyết phục nhất nhằm cải thiện tiện ích của sản phẩm. 

Xây dựng các bước phát triển của sản phẩm

Sau khi tiến hành nghiên cứu thì người quản lý sản phẩm sẽ phải lập kế hoạch từng bước phát triển rõ ràng của sản phẩm. Đối với mỗi sản phẩm thì bộ phận quản lý sản phẩm sẽ phải thiết lập từng bước rồi giao cho các bộ phận khác cùng thực hiện chứ không thể tự thực hiện. Mọi khâu đều sẽ được người chịu trách nhiệm giám sát đảm bảo sản phẩm đã theo đúng kế hoạch. 

Thử nghiệm và ra mắt sản phẩm

Sau khi đã ra đực thành phẩm thì mỗi người quản lý sản phẩm sẽ phải thử nghiệm tính năng và ứng dụng của sản phẩm để xem đã ưu việt hơn cái cũ chưa và quá trình sử dụng có xảy ra lỗi gì không để kịp thời sửa chữa. Những thử nghiệm này sẽ được thực hiện nhiều lần để đảm bảo không có lỗi khi đưa ra thị trường.

Một số sản phẩm sẽ còn có giai đoạn chạy thử trên thị trường trước khi được chính thức tung ra. Vì thế, sau khi đã hoàn thành hết các công đoạn thử nghiệm thì bộ phận quản lý sản phẩm sẽ đưa sản phẩm ra thị trường để nhận phản hồi của khách hàng và rút ra các kinh nghiệm. 

Xây dựng thương hiệu

Sau khi đã tung sản phẩm ra ngoài thị trường thì bộ phận quản lý sản phẩm sẽ phải tiếp tục đảm nhận việc làm thế nào khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào trong trí nhớ của khách hàng, để tạo cho họ một thói quen chỉ cần thấy sản phẩm là đã có thể nhận ra thương hiệu của mình. Muốn xây dựng thương hiệu thành công thì cần phải đặt tên cho sản phẩm, thương hiệu một cách thật ấn tượng dễ nhớ để mọi người có thể nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu và tăng sự trung thành của khách hàng với sản phẩm.

Quảng bá sản phẩm

Bước tiếp theo cũng quản lý sản phẩm là phải làm thế nào để sản phẩm được nhiều người biết đến hơn có độ phủ rộng rãi, một cách hữu hiệu nhất chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút và quảng bá sản phẩm kích thích nhu cầu mua sắm của mọi người. Đây là cách để khơi gợi lên sự quan tâm từ phía người dùng đến thương hiệu một cách tích cực, đồng thời, cần đưa ra những chiến dịch thúc đẩy việc bán hàng hiệu quả trong suốt quá trình sản phẩm được tung ra

Phân phối sản phẩm

Việc phân phối sản phẩm cũng là một khâu quan trọng để sản phẩm có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định xem khách hàng mục tiêu của mình là gì để chọn được kênh phân phối bán lẻ uy tín, nâng cao mạng lưới quan hệ cá nhân từ phía đại lý, đối tác tiềm năng… Đây là khâu cực kì quan trọng và bắt buộc phải làm. 

Xây dựng quy trình bán hàng

Xây dựng quy trình bán hàng là một khâu nằm trong giai đoạn cuối của việc quản lý sản phẩm. Đây là lúc doanh nghiệp phải định hướng người bán hàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình để mang lại lợi ích lớn đối với các mục đích thương mại giữa hai bên hoặc nhiều bên. 

Thu thập phản hồi của khách hàng

Thu thập phản hồi của khách hàng được xem là bước cực kì quan trọng để doanh nghiệp biết được sản phẩm tung ra thị trường có đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng hay không. Đây là một cách để hoàn thiện và cải thiện các sản phẩm về sau của doanh nghiệp. Việc thu thập này còn trở thành một trong những điều kiện cực kì cần thiết để dựa vào đó biết được khách hàng muốn gì và làm cách nào để họ sẽ quay trở lại mua hàng thêm nhiều lần nữa. Nếu như một sản phẩm mắc lỗi khách hàng có thể bỏ qua nhưng nếu càng sản xuất ra sản phẩm càng lỗi thì chắc chắn sẽ làm mất lòng tin của khách hàng.

Phân tích và trình bày kết quả

Đây chính là khâu tổng kết cuối cùng của quản lý sản phẩm. Khi đã tung sản phẩm ra thị trường thì có thể đánh giá mức độ thành công của sản phẩm, người quản lý sản phẩm sẽ phải tổng hợp lại mọi kết quả và làm báo cáo để trình bày trước ban lãnh đạo công ty. Thông qua việc trình bày thì người quản lý sản phẩm có thể rút ra những kinh nghiệm và đưa ra đề xuất trong tương lai cho những sản phẩm tiếp theo. 


Khi tham gia vào ngành quản lý sản phẩm thì mỗi nhân viên sẽ phải có trách nhiệm rất lớn trong công việc. Ảnh minh hoạ
Khi tham gia vào ngành quản lý sản phẩm thì mỗi nhân viên sẽ phải có trách nhiệm rất lớn trong công việc. Ảnh minh hoạ

Như vậy, ngành quản lý sản phẩm nói chung và hoạt động quản lý sản phẩm nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng và đáng được quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp. Việc quản lý sản phẩm sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của sản phẩm khi bán ra thị trường có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước