Những cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội
BÀI LIÊN QUAN
5 trụ cột của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành côngTầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Xu hướng chuyển đổi số và ERP trong tương laiHợp tác thúc đẩy chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, để khẳng định vị thế tiên phong trong hệ thống giáo dục quốc gia và định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực thì ĐHQGHN luôn chú trọng gắn kết chặt chẽ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tri thức, GS.TS Lê Quân đề xuất với VNPT rằng, hai bên phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ ở các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu, điện tử viễn thông, tự động hóa,…
Ông Huỳnh Quang Liêm - Tổng Giám đốc VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đánh giá cao về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Các đơn vị thành viên đã có sự hợp tác tích cực về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ mặc dù chưa ký kết văn bản hợp tác chính thức.
Việc hiện trách nhiệm xã hội bằng cách thúc đẩy chuyển đổi số nền giáo dục, y tế quốc gia. VNPT sẽ hỗ trợ nền tảng chuyển đổi số, còn Đại học Quốc gia Hà Nội đảm nhiệm về chuyên môn. Trước hết, hai bên sẽ cùng nhau phối hợp triển khai bồi dưỡng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở nhằm đáp ứng chuẩn chương trình và sách giáo khoa mới.
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất cũng như là nhân lực kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ở ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian gần đây, ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng kênh hỗ trợ dạy học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh tiểu học ở những vùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh COVID-19.
Khi thách thức là cơ hội trong chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội
Phó Hiệu trưởng Đào Thanh Trường - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN nhận định rằng, dưới tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền giáo dục đại học trên toàn thế giới trong hơn hai năm vừa năm qua, khiến các trường đại học buộc phải đóng cửa thì việc dạy và học chuyển sang hình thức trực tuyến, giáo viên cũng như là sinh viên phải chuyển đổi và thích ứng với việc sử dụng công nghệ là cực kỳ cấp thiết.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra một không gian phát triển, nhằm tạo ra các giá trị mới. Điển hình là những ông lớn về công nghệ như Facebook, Google, Amazon,... Lúc này, nhiều ngành nghề cũ dần mất đi thay vào đó là các ngành nghề mới, tạo nên một sức ép không nhỏ về chuyển đổi mô hình đào tạo nguồn nhân lực số.
ĐHQGHN cũng có những cơ hội và thách thức nhất định để có được bước tiến như ngày nay cũng như hành trình tương lai trong quá trình chuyển đổi số. Trung tâm khoa học liên ngành là một thuận lợi của ĐHQGHN, trường có thể mạnh về khoa học cơ bản và có nền tảng nghiên cứu, phát triển ứng dụng hay chuyển giao tri thức.
Tuy nhiên, trường vẫn còn nhiều quy định mang tính pháp lý nói chung, quy định, quy chế nói riêng vẫn được làm theo cách cũ. Tư duy của cán bộ, giảng viên chưa thực sự sẵn sàng cho sự thay đổi này và chưa có nhiều ý tưởng về đổi mới sáng tạo trong quá trình chuyển đổi số.
Định hướng, nhiệm vụ trong chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội
Cho tới năm 2030, định hướng cơ bản của ĐHQGHN là trở thành đại học số. Chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội đồng bộ, xuyên suốt và toàn diện trên mọi các lĩnh vực, các cấp. Đồng thời, trường hướng tới việc hình thành một môi trường số an toàn, hiệu quả phục vụ nhu cầu đào tạo cũng như là nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN để xứng đáng với vai trò của một đại học nghiên cứu hàng đầu trong khu vực.
Chủ trương chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội là đổi mới toàn diện, đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động quản trị hệ thống, đào tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D). Sau đây, là những định hướng cụ thể của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới.
Chuyển đổi đào tạo theo hướng tăng khả năng tự học của người học
Việc tổ chức đào tạo không biên giới sẽ lan tỏa các giá trị học thuật nổi bật, đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội cả trong và ngoài nước, đồng thời cấp bằng cho số người học. Ngoài ra, trường sẽ có một hệ thống chương trình đào tạo kiểu mới, chuyển đổi các chương trình đào tạo gắn liền với việc tạo ra “nhân lực số ”.
Công tác quản lý khoa học được cá thể hóa
Công tác quản lý khoa học được cá thể hóa tới cá nhân hay tổ chức theo cơ sở dữ liệu đầu ra. Việc nghiên cứu khoa học hướng đến những sản phẩm công nghệ số, nhằm thay đổi thể chế quản lý xã hội và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, xã hội theo môi trường của nền kinh tế số.
Tối ưu hóa hoạt động quản trị trên nền tảng công nghệ số và dữ liệu lớn
Lãnh đạo hay quản lý các cấp có thể linh hoạt, kịp thời trong việc chỉ đạo và đưa ra quyết định. Các đơn vị có thể liên thông, phối hợp trong mọi hoạt động quản lý, điều hành, đồng thời giảm thiểu những thủ tục hành chính cho người học, người dạy và cả người lao động nói chung.
Để đáp ứng được các yêu cầu cũng như đòi hỏi của quá trình chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội cần xây dựng đội ngũ nhân sự công nghệ số có năng lực và chuyên môn.
Gắn kết và phát triển cộng đồng tham gia nền kinh tế số
Điều này giúp thúc đẩy ứng dụng và triển khai các giải pháp, công nghệ số nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình như việc: tạo ra mô hình kiến trúc của đô thị thông minh hay các sandbox trong môi trường kinh tế - xã hội số hoặc xây dựng hệ thống đại học số nhằm đào tạo nhân lực số theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Giải pháp trong chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, cần tiến hành một số giải pháp dưới đây:
- Một là, chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, tính cấp thiết của chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội, và lan truyền từ từng điểm cho tới toàn diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong cho tới toàn ĐHQGHN.
- Hai là, kiến tạo thể chế bởi chuyển đổi số không phải là một cuộc cách mạng công nghệ.
- Ba là, phát triển hạ tầng số, luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu. Đồng thời những chức năng về giám sát mạng lưới tới từng nút mạng và bảo đảm sự an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn kể từ khi thiết kế, xây dựng.
- Bốn là, tăng cường hợp tác, R&D cũng như đổi mới sáng tạo trong môi trường số. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ các đơn vị, cá nhân thực hiện chuyển đổi số.
Kết luận
Có thể thấy rằng, chuyển đổi số Đại học Quốc gia Hà Nội đem lại một hiệu quả rất lớn. Hãy tuyên truyền rằng mọi người cần nhanh chóng thay đổi, ứng dụng công nghệ số để thấy được hiệu quả với chính cá nhân, tổ chức và xã hội, đồng thời giúp ta không bị tụt hậu và mất đi các cơ hội nữa.