5 trụ cột của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành công
BÀI LIÊN QUAN
Chuyển đổi số cơ hội và thách thức của doanh nghiệp hiện nayTầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Xu hướng chuyển đổi số và ERP trong tương laiChuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số được hiểu đơn giản là khái niệm ra đời trong thời đại mạng lưới internet bùng nổ. Mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Nếu đạt được hiệu quả, hoạt động này sẽ có thể thay đổi một cách toàn diện cách thức hoạt động và vận hành của cả một doanh nghiệp. Tăng hiệu quả hợp tác cũng như tối ưu hóa hiệu suất làm việc, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng.
Tuy vậy, những hiểu lầm cơ bản trong chuyển đổi số có thể làm doanh nghiệp lập tức sụp đổ. Vậy 5 trụ cột của chuyển đổi số giúp đơn vị, công ty có thể phát triển bền vững là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo để hiểu rõ hơn nhé!
5 trụ cột của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành công
Thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn
Đây được xem là 1 trong 5 trụ cột của chuyển đổi số quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Văn hóa doanh nghiệp là điều kiện vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Bởi nếu thiếu văn hóa trong kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có “nét riêng thương hiệu”.
Không những vậy, doanh nghiệp còn khó mà có thể phát huy được truyền thống trong quá khứ, tiềm năng vượt trội của đội nhân viên, cũng như không thể nào tận dụng được ưu thế của thời đại hiện nay.
Chính vì thế một chiến lược chuyển đổi số có tính hiệu quả cao trong văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm:
- Bước 1: Xác định được nhiệm vụ, tầm nhìn và cả giá trị cốt lõi của công ty và đưa toàn bộ và thực hiện.
- Bước 2: Tuyển dụng thêm các nhân viên có khả năng bổ sung được lẫn nhau.
- Bước 3: Sử dụng các công cụ chuyên dụng để đo lường và đánh giá lại phần kết quả.
5 trụ cột của chuyển đổi số - Gắn kết khách hàng với doanh nghiệp
Ngoài việc thiết lập chiến lược và văn hóa thì 1 trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số là làm sao để gắn kết được khách hàng với doanh nghiệp. Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi được xem là dài hạn trong hành trình kết nối.
Khi bản thân doanh nghiệp thực hiện một cách chính xác, thì trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp chính là góp phần tăng lên sự kỳ vọng của khách hàng. Từ đó mở ra cánh cửa để thu hút thêm nhiều người tiêu dùng mới.
7 giai đoạn cần thiết cho quá trình trải nghiệm của khách hàng như sau:
-
Giai đoạn biết đến
-
Giai đoạn yêu thích sản phẩm
-
Giai đoạn thử sản phẩm
-
Giai đoạn đặt lòng tin vào sản phẩm
-
Giai đoạn mua sắm sản phẩm
-
Giai đoạn mua lại sản phẩm
-
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm đến với nhiều người khác.
Quá trình đổi mới và cải tiến quy trình sản xuất
Đây cũng là 1 trong 5 trụ cột của chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp có thể thành công và phát triển bền vững. Mục đích của việc áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả cũng như tối ưu được chi phí và cả thời gian.
Cải tiến quy trình với mục tiêu tăng năng suất làm việc là lợi thế để cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Thêm vào đó, việc tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh cũng như quy trình vận hành của doanh nghiệp vốn có.
Hầu hết các quy trình của doanh nghiệp phải được thực hiện thiết kế và sau đó là vận hành một cách cẩn thận. Thường xuyên theo dõi cũng như đo lường một cách đầy đủ, để mang lại kết quả đi đôi với chất lượng.
Bên cạnh đó, mọi quy trình đều phải hướng đến giá trị lợi ích cho nhân viên của doanh nghiệp và cả người tiêu dùng sản phẩm.
Thực hiện áp dụng công nghệ - 5 trụ cột của chuyển đổi số doanh nghiệp
Con người được trải qua quá trình đào tạo để biết được ứng dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp. Chẳng hạn như trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, Internet hay môi trường mang tính truyền thống giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác với nhau.
Nếu xét trong 5 trụ cột của chuyển đổi số thì quá trình này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cần có hệ thống mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, với mục đích đảm bảo các luồng thông tin được lưu chuyển một cách thông suốt giữa các bộ phận với nhau.
Tiến hành triển khai những giải pháp mang tính chất đồng bộ, giúp doanh nghiệp có thể thay đổi chất lượng về mặt quản lý, nâng cao được năng lực điều hành và cả cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích và quản lý dữ liệu – Yếu tố cuối cùng trong 5 trụ cột của chuyển đổi số
Trong xu thế chuyển đổi số ngày càng bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, nếu bản thân doanh nghiệp không sử dụng đầy đủ các công cụ về kỹ thuật phân tích dữ liệu hiện đại thì đồng nghĩa với việc nhiều dữ liệu khách hàng quý giá sẽ không được thu thập.
Chỉ cần doanh nghiệp biết cách khai thác hiệu quả thì Big data sẽ trở thành một khối tài sản lớn có giá trị. Từ đó giúp cắt giảm tối đa được chi phí, tăng thời gian phát triển cũng như tối ưu hóa sản phẩm. Đồng thời “trụ cột” này còn hỗ trợ con người có thể đưa ra những quyết định thật sự đúng đắn và hợp lý hơn.
Lộ trình chuyển đổi số với 3 bước phát triển
Chúng ta có thể thấy được rằng 5 trụ cột của chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt giúp công ty có thể tăng cường mạnh mẽ nếu thực hiện toàn bộ quá trình này một cách thành công.
Tuy nhiên chuyển đổi số còn đòi hỏi quá trình và sự chuyển biến trước hết về mặt tư duy, chiến lực và cả nguồn lực. Trong đó bao gồm con người và tài chính. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam là nên thực hiện chuyển đổi số theo từng phần, từng lộ trình nhất định:
-
Bước 1: Số hóa thông tin và dữ liệu từ doanh nghiệp
-
Bước 2: Số hóa toàn bộ các quy trình
-
Bước 3: Chuyển đổi số giúp làm thay đổi mô hình kinh doanh, tăng cường mạnh mẽ.
Nhưng bạn cần biết rằng, bước 3 mới là mấu chốt và yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số. Công nghệ sinh ra để giảm bớt những gánh nặng của người lãnh đạo. Nếu không có phần thứ 3 thì chuyển đổi số trở nên vô nghĩa.
Để có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, các phương tiện truyền thống cũng như tổ chức tư vấn cần tập trung vào việc phân tích quá trình này mang lại giá trị cụ thể nào cho người lãnh đạo.
Kết luận
Chúng ta có thể thấy hành trình chuyển đổi số là một chuyến đi tương đối dài với vô vàn những khó khăn và thử thách. Hy vọng sau bài viết trên đây của chúng tôi bạn đọc đã biết được 5 trụ cột của chuyển đổi số quan trọng ra sao với doanh nghiệp rồi nhé!