Nhìn vào quán nước, hàng ăn biết ngay tình hình thị trường bất động sản khu vực ra sao
Xuất hiện từ thời điểm năm 2015, quán cà phê T.N tại quận 9 cũ (hiện là TP. Thủ Đức, TP. HCM) nay chỉ lác đác vài khách vãng lai. Giới đầu tư hay môi giới từng tụ tập nhộn nhịp nơi đây gần như đã đi hết. Quán cà phê này đã từng chứng kiến nhiều đợt sóng - sốt rồi lại ảm đạm của thị trường địa ốc.
Ở giai đoạn đất đai sốt nóng, quán này còn không đủ chỗ để khách đậu xe. Những giao dịch BĐS khi đó diễn ra liên tục, thậm chí nhân viên quán hay cô lao công cũng tiện thể trở thành cò đất vì thấy thị trường quá dễ kiếm. Nhưng không khí sôi động như vậy đã trôi qua, nhiều nhân viên của quán cũng nghỉ làm và không biết đang ở nơi nào.
Được biết, vào thời điểm sốt đất, doanh thu bán đồ uống của quán đạt khoảng 6 - 9 triệu đồng/ngày, còn hiện tại chỉ khoảng 1 - 2 triệu. “Đợt này đang vào mùa bóng đá nên doanh thu nhỉnh hơn chút, nhưng không thể bằng giai đoạn đất sốt. Chưa kể, nhiều quán cà phê mới khai trương, đẹp hơn nên cạnh tranh cũng cao hơn nhiều” - Chủ quán nói.
Từng phải đóng cửa một thời vì thị trường BĐS ảm đạm, quán cà phê tại Long Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM vừa mới mở cửa trở lại. Tuy nhiên, quán cà phê này chủ yếu tiếp khách vãng lai, gần như không còn khách là nhà đầu tư và môi giới đất.
“Bây giờ chưa phải là đáy của thị trường bất động sản”
Đây là nhận định của nhiều chuyên gia khi cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang ở giai đoạn khó khăn và dễ tiếp tục chạm đáy ở thời điểm tiếp theo.Thị trường bất động sản chờ động thái cắt lỗ sâu của nhà đầu tư nhỏ lẻ
Không khó để bắt gặp tình trạng nhiều doanh nghiệp bất động sản đề xuất chính sách bán hàng giảm giá tới 50% khi khách hàng đóng tiền trước với những dự án hình thành trong tương lai, hay cam kết sẽ mua lại bất động sản với mức giá cao lên tới 40% trong 5 năm…Những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản xuất hiện làn sóng cắt lỗ
Gần về cuối năm, làn sóng cắt lỗ, giảm giá bán bất động sản cũng được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng ở trên thị trường thứ cấp khi mà nhà đầu tư bất động sản không thể gồng thêm gánh nặng về lãi suất.Chủ quán cho biết, trước đây quán này từng là nơi tụ tập của dân môi giới và đầu tư BĐS khu Đông TP. HCM vì không gian quán khá rộng, gần các điểm giao dịch BĐS nên môi giới thường hẹn khách tại đây. Sau 4 năm hoạt động, tới giữa năm 2020, quán phải đóng cửa vì dịch Covid - 19 bùng phát và thị trường BĐS hạ nhiệt. Gần đây, quán được sang nhượng cho chủ mới và hoạt động trở lại, đón khách mùa bóng đá World Cup.
Tuy không phải đóng cửa, nhưng quán cà phê B tại quận 2 cũng ảm đạm không khác thị trường BĐS là mấy. Chủ quán chia sẻ rằng, vào giai đoạn sốt đất, vợ chồng anh vừa bán nước vừa bán đồ ăn sáng và cơm trưa cho khách hàng là môi giới và nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về. Hiện tại không còn phục vụ quán ăn, chỉ bán đồ uống cho khách vãng lãi nên quán chỉ đông hơn vào các dịp cuối tuần.
Một chuyên gia trong ngành cho biết, không chỉ tại TP. HCM mà hàng quán tại khu vực ven thành phố cũng trong tình trạng vắng khách là giới đầu tư, môi giới BĐS. Ghi nhận tại một số điểm từng “nóng” như Xuyên Mộc, Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu); Chơn Thành, Đồng Xoài (Bình Phước), Nhơn Trạch (Đồng Nai),... các quán cà phê hiện tác khác xa với hình ảnh đông đúc, tấp nập người và xe ra vào.
Thị trường BĐS trầm lắng khiến cho hoạt động đầu tư, mua bán trong khu vực cũng tắt hẳn. Các nhà đầu tư hiện đang phải gửi đất để môi giới bán đi, nhưng thanh khoản rất khó. “Cứ nhìn vào quán cà phê, hàng nước tại những điểm nóng sốt là biết ngay tình hình thị trường bất động sản thế nào” - Chuyên gia nhận định.
Dự kiến về tình hình BĐS cuối năm nay không có dấu hiệu phục hồi. Thanh khoản tiếp tục giảm, các dự án BĐS đã lùi lịch mở bán. Cả nhà đầu tư và môi giới BĐS sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia CBRE Việt Nam, có thể tới hết năm 2023, thị trường BĐS sẽ phục hồi trở lại.