Nhà xuất bản Giáo dục báo lãi kỷ lục 313 tỷ đồng khi lượng bán sách giáo khoa vượt xa dự tính
BÀI LIÊN QUAN
Tháng 4/2022, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) báo lãi tăng hơn 45%Quý 1/2022, nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn nhờ xuất khẩu "thuận buồm xuôi gió"Quý 1/2022, Dabaco báo lãi chưa đến 10 tỷ đồng do giá thức ăn chăn nuôi tăng caoTheo Nhịp sống kinh tế, mới đây Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu tài chính vượt xa so với kế hoạch đề ra. Chi tiết, sản lượng phát hành sách giáo khoa ghi nhận 164,6 triệu bản, vượt 40% so với kế hoạch dẫn đến tổng doanh thu đạt mức 1.828 tỷ đồng, vượt 32% so với kế hoạch được Bộ giáo dục & Đào tạo giao. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận 1.781 tỷ đồng, doanh thu tài chính là 44,9 tỷ đồng. Còn lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 314,4 tỷ và 287,4 tỷ đồng, đều bằng 2,5 lần kế hoạch và đây là mức lãi kỷ lục từ trước đến nay của đơn vụ này. Kết quả này cũng giúp cho hiệu quả sinh lời trong năm 2021 của Nhà xuất bản Giáo dịch ở mức rất cao với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt mức 39.9% và trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 17,9%.
FPT báo lãi tăng trưởng 32% trong 4 tháng đầu năm 2022
Trong 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 12.991 tỷ đồng và 2.418 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 24,5% và 25,9%.Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) báo lãi năm 2021 ở mức "đột biến"
Từ năm 2018 - 2020, VEC chỉ lãi dưới 10 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2021 vừa qua công ty này đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế lên đến 156 tỷ đồng. Hơn thế, tổng doanh thu cũng tăng vọt.Dù có hiệu quả kinh doanh cao kỷ lục nhưng Nhà xuất bản Giáo dục vẫn đánh giá hoạt động trong năm qua bởi hàng loạt khó khăn như:
- Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã dẫn đến trở ngại cho hoạt động in và vận chuyển cung ứng sách.
- Kế hoạch in sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mẫu chậm 3 tháng so với kế hoạch đặt ra.
- Tình trạng cạnh tranh trong mảng xuất bản sách giáo khoa có sự gia tăng, những thông tin báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền sách giáo khoa, hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư giấy in,... cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vấn nạn in lậu, làm giả sách đang ngày càng tinh vi.
Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục đang là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn, theo quy định của công ty sẽ công bố báo cáo tài chính cùng với một số báo cáo về hoạt động hàng năm. Tuy nhiên thì trên website của doanh nghiệp cũng như trên Cổng thông tin Doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch đầu tư, có nhiều báo cáo của các năm trước chưa được cập nhật.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hay còn gọi là Nhà xuất bản Giáo dục - đây là một nhà xuất bản được sự quản lý của nhà nước Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nhiều chi nhánh và công ty con trên cả nước.