Nhà ở vẫn là tâm điểm trên thị trường bất động sản trong nhiều năm tiếp theo
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) đã dự báo về nguồn cung trên thị trường BĐS và các xu hướng mới trong giai đoạn 2021 - 2030. Tâm điểm của thị trường vẫn là phát triển nhà ở. Trong đó, nhu cầu về loại hình nhà ở bình dân, nhà ở công nhân tiếp tục dẫn đầu xu hướng, đi kèm với nhu cầu về đa tiện ích, hạ tầng cơ sở đầy đủ, có không gian xanh. Mô hình dự án BĐS xanh hay BĐS sinh thái vùng ngoại ô rất có sức hút với nhà đầu tư. Bởi, loại hình này vừa đáp ứng xu hướng đầu tư second home vừa mang tới không gian sống xanh cho người dân thành phố.
Tiếp đó là phân khúc văn phòng, bán lẻ và nghỉ dưỡng lần lượt có sự thay đổi, nhất là giai đoạn hậu Covid - 19 và tác động mạnh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phân khúc BĐS logistics giúp phát triển những dự án gần nguồn sản xuất, đa dạng hóa nguồn đầu vào, đáp ứng linh hoạt, nhiều tính năng tiện nghi và đáp ứng nhanh, ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành của các trung tâm logistics.
Trong khi đó, BĐS khu công nghiệp có tín hiệu phát triển rất tốt. Với việc Việt Nam đang tham gia vào các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, RCEP… sẽ tạo thêm sức hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn. Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp còn nhận thêm nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ như miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư… Nguồn cung mới trong thời gian tới dự kiến tập trung nhiều tại khu vực ven các thành phố lớn, thậm chí lên cả các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên.
Làm cách nào để người mua nhà hưởng lợi từ các gói hỗ trợ nhà ở xã hội?
Thực tế, đã có nhiều gói kích cầu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được kiến nghị và đề xuất để hỗ trợ và thúc đẩy thị trường này phát triển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy nhanh quá trình giải ngân với các gói hỗ trợ này để người dân được hưởng lợi.Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân: Cần tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp
Nếu gỡ được nút thắt về nguồn vốn và quỹ đất, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chắc chắn sẽ tạo được sức hấp dẫn đối với các “ông lớn” trong ngành bất động sản. Qua đó có thể đảm bảo được vấn đề gia tăng nguồn cung, giải được bài toán an cư lạc nghiệp cho hàng triệu người dân và người lao động thu nhập thấp.Giá thuê căn hộ TP.HCM tăng cao, người trẻ khốn đốn tìm nhà ở
Nguồn cung eo hẹp, khan hiếm đã giúp cho thị trường căn hộ cho thuê hồi phục sau thời gian dài trầm lắng vì dịch bệnh, mức giá đang trên đà tăng trở lại. Tuy nhiên, điều này đã gây ra không khá nhiều khó khăn cho người trẻ, người có thu nhập thấp giữa bối cảnh vật giá leo thang từng ngày.Đối với BĐS nông nghiệp, lâm nghiệp, BĐS năng lượng đang được phát triển thêm về cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện hơn cho loại hình BĐS này phát triển.
Theo dự báo của VNRea, nguồn cung toàn thị trường trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ tiếp tục tăng. Như chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 thì diện tích bình quân nhà ở đầu người toàn quốc đạt 27m2/người vào năm 2025; Đạt 30m2/người vào năm 2030. Như vậy, mỗi năm trung bình phải có thêm 60 triệu m2 nhà ở các loại. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến tăng lên khoảng 6.000 - 6.500 USD vào năm 2030, giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở hơn.
Đồng, tuổi thọ trung bình và tuổi thọ làm việc cũng được nâng lên giúp gia tăng quy mô lực lượng lao động. Từ đó, nhu cầu BĐS văn phòng, khu công nghiệp cũng tăng mạnh. Nhất là khi tốc độ đô thị hóa và tỷ lệ đô thị hóa đã tăng khoảng 1%/năm tương đương với 1 triệu dân số được thêm mỗi năm. Điều này là cơ sở chủ chốt để gia tăng nhu cầu nhà ở của người dân đô thị.
Nhu cầu BĐS sẽ không tăng trưởng đồng đều trên các phân khúc. Những dự án phát triển mạnh và trở thành xu hướng sẽ phải kết hợp giữa việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo môi trường sống, học tập và làm việc lành mạnh, an toàn.
“Vì những vùng trung tâm đô thị đang dần hạn chế về quỹ đất, nên việc đầu tư phát triển các dự án BĐS được dịch chuyển ra ngoài khu vực trung tâm. Các dự án được xây dựng tại những đô thị vệ tinh, vùng ven các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và bám chặt với sự phát triển hạ tầng giao thông. Đi cùng đó là việc hoàn thiện thể chế, chính sách để hỗ trợ cho thị trường bất động sản, đồng thời cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện tăng nguồn cung BĐS” - VNRea nhận định.