Nhà giá rẻ: Đừng để người dân cứ mãi “mòn mỏi” chờ đợi
BÀI LIÊN QUAN
Được giới nhà giàu “say như điếu đổ”, giá căn hộ hạng A ở TP.HCM luôn tăng trưởng mạnhNhà giá rẻ “nín thở” đợi gói hỗ trợ tín dụng 40.000 tỷ đồngKhó tin, cạnh khu nhà giàu Phú Mỹ Hưng vẫn có nơi đất nền giá chỉ 30 triệu/m2Ước mơ của người lao động về một chỗ an cư
Vợ chồng chị Phạm Hoàng Khánh Linh, đều là cán bộ công chức ở TP.HCM. Năm 2002 chị từng râm ran nghe về việc mua được nhà ở xã hội từ ngân sách hỗ trợ nhưng chị tự nhủ cơ hội rất khó có thể đến với mình. Tuy nhiên năm 2003, chị vẫn quyết định đăng ký vào danh sách mua nhà tại cơ quan mà chị đang làm việc. Không lâu sau, đơn vị quỹ phát triển nhà đã trực tiếp liên hệ với chị để tư vấn và yêu cầu chị phải nộp hồ sơ theo quy định.
Chị đã nộp đơn và bổ sung thêm các giấy tờ, thủ tục khác từ thời điểm năm 2003 nhưng phải mãi đến năm 2008 thì bộ hồ sơ của chị mới hoàn thành. Trong 5 năm đó, chị phải liên tục bổ sung giấy tờ, hồ sơ rất nhiều lần và quỹ phát triển nhà cũng đã rất nhiều lần xác minh thực tế xem chị có sở hữu nhà, đất nào khác hay không không, và đã có thời gian công tác trên 10 năm tại cơ quan nhà nước hay chưa.
Điều kiện để chị được xét chọn mua nhà ở xã hội: vợ chồng phải là cán bộ công chức đã có trên 10 năm công tác, vợ chồng làm cùng đơn vị, cả hai không được đứng tên tài sản nhà đất khác, vợ hoặc chồng phải từng nhận được bằng khen của Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp... Mỗi tiêu chuẩn đạt được sẽ quy đổi thành điểm và cộng dồn lại. Vợ chồng chị đạt được gần 70 điểm, trong khi ở thời điểm đó chỉ cần trên 50 điểm là đã đủ điều kiện để được xét duyệt vào danh sách mua nhà.
Nhà giá rẻ “nín thở” đợi gói hỗ trợ tín dụng 40.000 tỷ đồng
Gói hỗ trợ tín dụng 40.000 tỷ đồng mặc dù không dành trực tiếp cho bất động sản, tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho công nhân vẫn được kỳ vọng sẽ “bừng sáng” khi thuộc diện ưu tiên. Tuy nhiên việc triển khai những dự án nhà giá rẻ như thế nào vẫn còn là một “ẩn số”.Cách tìm mua nhà giá rẻ dưới 500 triệu hiệu quả nhất
Việc tìm kiếm ngôi nhà cho riêng mình quả thật không dễ dàng chút nào. Số tiền để có một căn nhà là rất lớn. Do đó liệu có thể mua nhà giá rẻ dưới 500 triệu hay không, bằng cách nào? Tất cả sẽ có qua bài viết sau đây.Lời giải nào cho "cơn khát" mua nhà giá rẻ của người dân ở TP.HCM?
Hai năm vừa qua, TP.HCM không xuất hiện dự án nào giá bán dưới 30 triệu đồng/m2, riêng các căn có giá từ 20-25 triệu đồng/m2 thì đã "mất tích" khá lâu. Dù nhu cầu mua nhà giá rẻ lớn nhưng TP.HCM khó phát triển tiếp loại hình này khi giá đất và chi phí xây dựng ngày càng tăng cao.Người dân TP.HCM khắc khoải với giấc mơ nhà giá rẻ
Trong hai năm vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh không hề xuất hiện bất cứ dự án nhà nào có tầm giá dưới 30 triệu đồng/m2, riêng các dự án nhà có giá 20-25 triệu đồng/m2 đã “tuyệt chủng” từ lâu. Dù nhu cầu mua nhà giá rẻ của người dân TP.HCM vẫn rất lớn nhưng thực tế là rất khó để phát triển loại hình bất động sản này khi giá đất và chi phí xây dựng đều leo thang.“Mất tích” nhà giá rẻ ở khu vực nội đô TP.HCM, nay đến vùng ven cũng khó kiếm căn hộ giá 30 triệu/m2
Theo thông tin báo cáo từ Bộ Xây Dựng, tại TP.HCM gần đã không còn sự xuất hiện của căn hộ có mức giá 25-35 triệu đồng/m2.Trong khi tại Bình Dương và các tỉnh lân cận với tốc độ đô thị hóa cao, căn hộ ở tầm giá này cũng ngày càng trở nên khan hiếm, ít ỏi.Người thu nhập thấp khấp khởi mừng thầm khi thị trường nhà giá rẻ khởi sắc
Nửa đầu năm 2022, thị trường nhà giá rẻ liên tiếp đón nhận nhiều thông tin vui về nguồn cung. Nhiều ông lớn trong ngành bất động sản đều đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia vào việc phát triển sản phẩm nhà giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp.Năm 2013, chị Linh chính thức được nhận nhà ở xã hội, an cư được gần 10 năm trong một căn hộ diện tích 54m2 ở khu chung cư Tô Hiến Thành (đường Tô Hiến Thành, phường 12, quận 10, TP.HCM). Giá trị căn hộ chung cư lúc đó là 700 triệu đồng, người mua được trả trước 20%, sau đó sẽ trả góp 7 triệu đồng/tháng trong vòng 5 năm đầu. Kể từ năm thứ 6 trở đi cho đến thời điểm hiện tại chỉ phải trả số tiền 3,8 triệu đồng/tháng. Năm 2023, chị sẽ chính thức hoàn thành số tiền trả góp mua nhà và sẽ được cầm trên tay cuốn sổ "quyền sở hữu căn hộ" sau nhiều năm vất vả nỗ lực.
Chung cư nơi chị sinh sống có tổng cộng 15 tầng lầu với hơn 200 căn hộ, có trên 200 cán bộ công chức và người lao động đang sống trong 103 căn hộ ở khu dự án này. Chung cư được thiết kế có lối đi riêng dành cho người tàn tật, 2 thang máy và 2 lối thang bộ thoát hiểm ở 2 tòa nhà chung cư, có một ống thông rác từ các tầng lầu thông xuống nhà để rác ở khu vực tầng hầm. Tầng trệt bố trí làm nhà tang lễ, khu sinh hoạt cộng đồng dân cư…
Người lao động khao khát thoát cảnh ở trọ
Khu nhà ở xã hội của gia đình chị Linh nói trên là một trong những dự án triển khai sớm nhất và được xem là chất lượng tốt ở trung tâm thành phố, giải quyết hiệu quả được chỗ ở cho cán bộ công chức có mức thu nhập "khiêm tốn". Nhưng khoảng thời gian từ lúc đăng ký mua nhà đến khi chính thức có nhà quá dài mất đến hơn 10 năm. Sau này, cũng có những dự án được thực hiện nhanh hơn nhưng không nhiều, do nguồn cung ít nên dù đủ tiêu chuẩn được mua nhà ở xã hội nhưng vẫn có rất nhiều người không thể thực hiện thủ tục để được mua một căn hộ như ý muốn.
Thêm vào đó dù đăng ký mua nhà giá gốc thì không được nhưng nhiều người lại được chào mời để mua lại những căn nhà của người khác đã mua được nhưng lại không ở. Những người này hoặc là mua để đầu tư bán lại kiếm lời, cũng có lý do là họ không hài lòng về chất lượng của công trình nhà ở. Có những dự án xây mãi mà vẫn không xong rồi bị vướng mắc về mặt pháp lý, lại có khu nhà dù xây xong ít lâu nhưng đã xuất hiện tình trạng nứt hở, hư hỏng.
Nhà nhỏ, giá rẻ cho người lao động nhưng chất lượng phải ở mức chấp nhận được. Những người mua nhà giá rẻ đã gom góp gần như toàn bộ vốn liếng (kể cả vay mượn) để đóng tiền mua nhà và trả dần hàng tháng. Sẽ rất éo le cho họ nếu phải sống trong những căn nhà tồi tàn, chất lượng kém,xuống cấp quá nhanh, hệ thống thoát nước rò rỉ, nhà vệ sinh liên tục tắc nghẽn.
Nhiều địa phương đặt mục tiêu 90% người công nhân, lao động có nhà
Thấu hiểu tình cảnh của người lao động thu nhập thấp, người công nhân, không ít địa phương đã tích cực trong việc triển khai đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ. Đơn cử như tỉnh Thái Nguyên, trong bản Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 vừa được điều chỉnh, địa phương này dự kiến tăng số lượng quỹ đất dự án nhà ở xã hội và dự án khu nhà ở tái định cư thêm hàng chục ha.
Cụ thể: Năm 2022, Khu đô thị dự kiến triển khai thực hiện là 279 dự án, tổng diện tích đất thực hiện dự án là 7.203,09 ha; dự án nhà ở xã hội dự kiến xây mới sẽ là 16 dự án, với tổng diện tích đất là 114,98ha; số lượng dự án khu nhà ở tái định cư dự kiến xây dựng sẽ là 19 dự án, với tổng diện tích quỹ đất là khoảng 201,87ha.
Sau đó kế hoạch này được địa phương điều chỉnh gia tăng thêm, khu nhà ở, khu đô thị theo kế hoạch dự kiến thực hiện vào năm 2022 sẽ là 290 dự án, với tổng diện tích quỹ đất thực hiện sẽ là 6.680,16ha; số lượng dự án nhà ở xã hội dự kiến thực hiện trong năm 2022 sẽ là 17 dự án, với tổng diện tích đất là 115,551ha; số lượng dự án Khu nhà ở tái định cư của năm 2022 dự kiến thực hiện là 24 dự án, với tổng diện tích quỹ đất ước tính là 250,134ha.
Tương tự tại tỉnh Bắc Giang, trong năm 2021 đã tiến hành phê duyệt 28 đồ án quy hoạch, với quy mô sử dụng đất diện tích 2.540ha, trong đó dự kiến sử dụng khoảng 89ha đất để phục vụ cho việc xây dựng dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng các công nhân làm việc trong khu công nghiệp; trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt thêm 22 đồ án quy hoạch, với quy mô sử dụng quỹ đất diện tích 1.529 ha, trong đó sử dụng 13ha đất làm dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng công nhân.
Theo dự kiến của tỉnh này, trong giai đoạn tới đây sẽ thẩm định, phê duyệt thêm khoảng 30 đồ án quy hoạch, trong đó có kế hoạch về việc sử dụng 190ha đất để dành phục vụ làm nhà ở xã hội dành cho công nhân.
Đại diện tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại địa phương này đã có những quy định khá rõ ràng. Do đó, trước mắt cần phải thực hiện đúng các quy định pháp luật. Phân bổ, sử dụng đúng chức năng của quỹ đất nhà ở xã hội, tái định cư sẽ là cơ sở để thực hiện thuận lợi quy trình giải phóng mặt bằng, thực hiện triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư, đảm bảo được quyền lợi cho người dân địa phương khi nhà nước thu hồi đất.
Trong khi đó, đại diện tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, theo định hướng của tỉnh, phấn đấu đến thời điểm năm 2025, sẽ giải quyết được khoảng 80% số công nhân có nhu cầu về nhà ở tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đến năm 2030, sẽ giải quyết được 90% nhu cầu của công nhân về nhà ở tại các khu, cụm công nghiệp.
Phát triển nhà ở xã hội còn nhiều bất cập
Trước đó, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, tính đến hết thời điểm năm 2021 thì cả nước đã hoàn thành được 266 dự án bao gồm cả loại hình nhà ở xã hội và nhà ở dành cho cho công nhân.
Việc phát triển loại hình nhà ở xã hội và nhà ở dành cho công nhân gặp rất nhiều sự bất cập, vướng mắc. Ông Luyện Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội nhận định, quỹ đất để phục vụ cho việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù đã có quy định là 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại sẽ phải được dành để phát triển loại hình nhà ở xã hội, riêng tại thành phố Hà Nội, tỷ lệ này phải đạt tối thiểu là 25%, song hầu như không có dự án nào đạt được yêu cầu này.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cũng nhận xét quy định về định mức lợi nhuận chỉ 10% của nhà ở xã hội và loại hình nhà ở dành cho công nhân hiện nay sẽ không đủ để đáp ứng bài toán tài chính cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở. Không những vậy, việc duyệt giá bán cho loại hình nhà ở xã hội, các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề cấp sổ hồng, vấn đề bồi thường chi phí giải phóng mặt bằng cho người dân còn chậm triển khai, tất cả đều đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến việc thu hút các doanh nghiệp địa ốc phát triển phân khúc sản phẩm này.
Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 10 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản uy tín tham gia vào chương trình triển khai nhà ở xã hội. Các doanh nghiệp sẽ tự bỏ vốn để tìm kiếm và tạo lập quỹ đất, sau đó triển khai đầu tư phát triển dự án, điều này chủ yếu xuất phát từ tâm huyết và trách nhiệm xã hội. Theo thống kê của đơn vị chức năng, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 15.000 sản phẩm nhà ở xã hội được triển khai trong giai đoạn 2015 - 2020, đạt tỷ lệ 75%, con số này cao hơn so với tỷ lệ của cả nước, chỉ 41%”, ông Châu chia sẻ.
Tuy nhiên tốc độ phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn chậm, chưa đạt được yêu cầu thực tế của thị trường.Cần có biện pháp rút ngắn quy trình triển khai nhà ở xã hội, nhà giá rẻ để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân.