meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngôi vương ngành xây dựng đã đổi: Coteccons vượt mặt ông lớn Hòa Bình về doanh thu thuần, Ricons ghi nhận mức doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng

Thứ hai, 13/02/2023-13:02
Trong thời gian ba năm trở lại đây, ngành xây dựng dân dụng đã không còn là cuộc đua của riêng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) và Coteccons (mã chứng khoán: CTD) khi đế chế mới của ông Nguyễn Bá Dương đang ngày càng khẳng định được vị thế.

Theo Zing, bất chấp hàng loạt khó khăn lớn ở trên thị trường, báo cáo tài chính trong năm 2022 của các nhà thầu xây dựng vẫn cho thấy được sự phục hồi doanh thu mạnh mẽ, với 4 vị trí hàng đầu thuộc về các ông lớn Coteccons, Hòa Bình, Ricons và Newtecons.

Mặc dù vậy thì những con số doanh thu trên 11.000 tỷ đồng chưa phải chỉ thể hiện rõ nhất bức tranh thị trường lúc này. 

Bỏ xa lợi nhuận nhưng dẫn đầu về doanh thu

Theo ghi nhận, trong năm qua, Coteccons đã thu về 14.537 tỷ đồng doanh thu thuần, so với năm tài chính 2021 tăng mạnh 60%. Kết quả tích cực đã đưa nhà thầu này trở lại ngôi xương trong ngành xây dựng xét về quy mô doanh số, sau năm 2021 bị Hòa Bình vượt mặt. 

Mặc dù vậy thì với những khoản phải thu vượt 11.600 tỷ đồng, trong khi đó hàng tồn kho cũng tăng gần 70% thì Coteccons vẫn tiếp tục trượt dài lợi nhuận với mức đáy mới đó là 21 tỷ đồng. Khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tính đến thời điểm cuối năm 2022 lên đến hơn 1.049 tỷ đồng.

Cũng theo đó, dòng tiền kinh doanh đồng thời cũng âm đến 1.626 tỷ đồng, trong khi đó năm trước đó mặc dù chật vật vẫn dương 421 tỷ đồng. Và tổng giá trị các khoản nợ cũng tiếp tục tăng 60% lên đến gần 10.751 tỷ đồng, trong đó có hơn 10.224 tỷ đồng là nợ ngắn hạn.


Trong thời gian ba năm trở lại đây, ngành xây dựng dân dụng đã không còn là cuộc đua của riêng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) và Coteccons (mã chứng khoán: CTD) khi đế chế mới của ông Nguyễn Bá Dương đang ngày càng khẳng định được vị thế. Ảnh sưu tầm
Trong thời gian ba năm trở lại đây, ngành xây dựng dân dụng đã không còn là cuộc đua của riêng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) và Coteccons (mã chứng khoán: CTD) khi đế chế mới của ông Nguyễn Bá Dương đang ngày càng khẳng định được vị thế. Ảnh sưu tầm

Và diễn biến tương tự cũng đang xảy ra đối với Hòa Bình, thậm chí là nặng nề hơn. Và dù doanh thu thuần tăng hơn 24% và chỉ để thu  Coteccons khoảng 400 tỷ đồng nhưng Hòa Bình vẫn báo lỗ ròng hơn 1.140 tỷ đồng. Đây cũng chính là lần đầu tiên nhà thầu xây dựng này báo lỗ tính từ khi niêm yết. 

Cũng kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Hòa Bình ghi nhận lên đến gần 17.000 tỷ đồng, tuy nhiên hơn 70% số này là các khoản phải thu ngắn hạn. Có thể thấy, khó khăn của thị trường bất động sản đã khiến cho doanh nghiệp có thể nâng trích lập dự phòng từ mức 369 tỷ đồng vào cuối năm 2021 lên 774 tỷ đồng.

Trong khi đó thì tổng nợ phải trả vượt mức 14.280 tỷ đồng, với nợ vay ngắn hạn ghi nhận là hơn 5.100 tỷ đồng, mức này gần gấp đôi vốn chủ sở hữu. Và lưu chuyển tiền thuần của cả năm cũng ghi nhận âm hơn 200 tỷ đồng, so với mức dương 490 tỷ đồng năm 2021 giảm mạnh. 

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2022, Hòa Bình có 493 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, sau một năm giảm 33% và chưa bằng một nửa lượng tiền cũng như tương đương tiền của Coteccons.

Còn trong lúc này thì Ricons cùng với đế chế mới của ông Nguyễn Bá Dương lại vươn lên mạnh mẽ. Các báo cáo tài chính do Ricons tự công bố cho thấy, năm 2022 là năm đầu tiên doanh thu của nhà thầu này vượt mức 11.000 tỷ đồng. Trong đó thì chỉ tính riêng doanh thu từ các hợp đồng xây dựng cũng đã đạt mức gần 11.218 tỷ đồng và chiếm 98% tổng doanh thu.

Mặc dù chi phí lãi vay tăng mạnh nhưng vẫn ở mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời thì chi phí quản lý cũng được kiểm soát tốt cho nên lợi nhuận sau thuế của Ricons vẫn tăng 13% lên 91 tỷ đồng. Đây cũng chính là con số lãi ròng cao nhất của ngành xây dựng trong năm qua.

Và trong một sự kiện mới đây, đại diện của Newtecons cũng khẳng định rằng mốc 5 năm tăng trưởng liên tiếp với doanh thu trong năm 2022 vượt mức 11.000 tỷ đồng, so với năm trước đó tăng gấp đôi. Nếu như vậy, ông Nguyễn Bá Dương cũng đã góp 2 trong 4 cái tên lớn nhất của ngành xây dựng.

Thời điểm trước đó, vị này cũng tuyên bố rằng toàn bộ hệ sinh thái bao gồm những công ty như Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB cũng đã tạo nên doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2022.

Trong khi đó thì Hưng Thịnh Incons mặc dù lần lượt giảm 11% doanh thu thuần và 63% lợi nhuận sau thuế tuy nhiên vẫn về nhì trong cuộc đua lãi ròng. Trong năm tài chính 2022 công ty đã đem về 5.465 tỷ đồng doanh thu thuần và 88 tỷ đồng lãi sau thuế. 

Năm 2023, những tham vọng vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Theo ghi nhận, bước sang năm 2023, Coteccons lẫn Ricons, Newtecons đều đã đặt ra mục tiêu sẽ tăng trưởng.

Và trong cuộc đối thoại cùng với cổ đông vào hồi giữa tháng 1, ban lãnh đạo Coteccons cho hay đang tiến hành thảo luận cũng như đặt ra những con số thận trọng cho năm nay dựa trên giá trị của hợp đồng để lại ghi nhận khoảng 17.000 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu sẽ tăng từ 10 - 20% so với kế hoạch năm 2022.


Biến động doanh thu ở một số công ty xây dựng dân dụng trong những năm gần đây
Biến động doanh thu ở một số công ty xây dựng dân dụng trong những năm gần đây

Hiện tại thì nhà thầu này cũng đang triển khai khoảng 65 dự án khắp cả nước, trong đó nổi bật có nhà máy Lego, nhà máy Vinfast, Diamond Crown ở Hải Phòng, Ecopark,..

Đối diện với nguy cơ về nợ xấu, từ thời điểm năm ngoái thì doanh nghiệp cũng đã thành lập hội đồng thu nợ cũng như ban quản trị rủi ro để có thể định kỳ đánh giá lại nợ xấu dựa trên cơ sở sức khỏe tài chính của chủ đầu tư cũng như tình hình vĩ mô của thị trường, từ đó sẽ trích lập dự phòng những khoản nợ khó đòi. 

Để có thể hạn chế tình trạng khách hàng chậm trả, chiếm dụng vốn trong thời gian tới thì Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons Bolat Duisenov cũng cho biết sẽ tiến hành phát triển các nhóm khách hàng ít nguy cơ như những chủ đầu tư đã từng hợp tác và các dự án FDI cùng các chủ đầu tư lớn, có thương hiệu mạnh ví dụ như Vingroup, Sungroup, BIM Group, Ecopark, Doji Land,..

Trong khi đó thì với dự báo trong năm nay sẽ có nhiều khó khăn chung của cả thị trường, ban điều hành của Newtecons cũng đặt ra mục tiêu đạt kết quả kinh doanh giống như năm 2022. Tuy nhiên nhà thầu này vẫn khẳng định rằng nếu như thị trường có chuyển biến tích cực thì sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng hơn 10% so với năm 2022. 

Còn ở Ricons thì dựa trên nguồn việc sẵn có cùng các cơ hội khác thì ông Nguyễn Bá Dương thậm chí còn nhấn mạnh rằng "năm 2023 vẫn sẽ là một năm tràn đầy hy vọng, khởi sắc".

Còn đối với Hòa Bình, mặc dù chưa công bố mục tiêu cụ thể nào nhưng từ đầu năm đến nay, bất chấp những biến động thượng tầng thì ông lớn này vẫn có nhiều động thái mới nhằm mục đích giải nguy cho mảng dân dụng.


Biến động lợi nhuận ở một số công ty xây dựng dân dụng trong những năm gần đây
Biến động lợi nhuận ở một số công ty xây dựng dân dụng trong những năm gần đây

Và gần nhất, doanh nghiệp lại một lần nữa khẳng định sẽ theo đuổi chiến lược "xuất khẩu xây dựng" thông qua việc hợp tác với Công ty Keystone để tiến hành xây dựng 5 dự án mà Keystone sẽ đầu tư phát triển ở California và Oregon (Mỹ). Hai bên cho biết sẽ tiến hành phát triển tiếp những dự án xây dựng nhà ở cũng như thương mại, công nghiệp ở Mỹ, cùng đồng thời hướng đến quy mô toàn cầu. 

Ở chiều hướng khác thì Hòa Bình cũng đã tỏ rõ được mục tiêu lấn sân mạnh hơn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng khi một công ty con vừa trở thành nhà thầu liên danh thi công dự án 1 của tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 tại Thanh Hóa.


Bất chấp hàng loạt khó khăn lớn ở trên thị trường, báo cáo tài chính trong năm 2022 của các nhà thầu xây dựng vẫn cho thấy được sự phục hồi doanh thu mạnh mẽ, với 4 vị trí hàng đầu thuộc về các ông lớn Coteccons, Hòa Bình, Ricons và Newtecons. Ảnh sưu tầm
Bất chấp hàng loạt khó khăn lớn ở trên thị trường, báo cáo tài chính trong năm 2022 của các nhà thầu xây dựng vẫn cho thấy được sự phục hồi doanh thu mạnh mẽ, với 4 vị trí hàng đầu thuộc về các ông lớn Coteccons, Hòa Bình, Ricons và Newtecons. Ảnh sưu tầm

Và mảng hạ tầng cũng được Coteccons nhắc đến nhiều lần trước cổ đông tuy nhiên vẫn chưa có động thái cụ thể.

Dựa trên định hướng sẽ đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ cũng như tham chiếu vào những khoản lãi lớn của những doanh nghiệp ngành này như Cienco 4 hay là CII trong năm qua thì có nhiều chuyên gia cho rằng đây sẽ là "miếng bánh" mới dành cho Hòa Bình và Coteccons trong năm 2023. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước