meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, châu Âu liệu còn lựa chọn khác thay thế?

Thứ năm, 08/09/2022-11:09
Những động thái gần đây của Nga đã làm dấy lên về việc nhiều khả năng nước này sẽ cắt dòng chảy khí đốt sang khu vực châu Âu. Nếu điều này thực sự xảy ra, liệu lục địa già này sẽ có những phương án nào thay thế?

Ngày 2/9, Gazprom - gã khổng lồ năng lượng đã thông báo về việc đường ống khí đốt Nord Stream 1 sẽ ngừng hoạt động một cách vô thời hạn. Đồng thời, Gazprom cũng chia sẻ trên Telegram rằng, các điều tra viên đã phát hiện ra rò rỉ ở trong đường ống khí này. Sau khi kết thúc quá trình bảo trì, đáng lẽ Nord Stream 1 phải quay trở lại hoạt động kể từ ngày 3/9 vừa qua. Tuy nhiên, động thái của Gazprom đang khiến cho những khó khăn của châu Âu ngày càng thêm trầm trọng, đặc biệt là trong việc đảm bảo nguồn cung nhiên liệu.

Trước đó không lâu, Nga cũng đã tiến hành giảm dòng chảy khí đốt qua Nord Stream 1 xuống chỉ còn 40% công suất vào tháng 6 vừa qua, đến tháng 7 thì tiếp tục giảm xuống 20%. Đồng thời, Nga cũng đã cắt nguồn cung nhiên liệu này cho một số nước ở châu Âu như Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Bulgaria, Đan Mạch, đồng thời siết chặt dòng chảy qua các đường ống khác kể từ khi Moscow chính thức khơi mào chiến sự với Ukraine.

Gazprom khẳng định, các lệnh trừng phạt đang ngăn cản công ty duy trì và vận hành đường ống này một cách hiệu quả. Chính vì thế, lượng khí chảy qua đường ống đã bị giảm xuống khoảng 20% so với công suất thông thường. Đáng chú ý, quyết định của Gazprom được đưa ra chỉ sau vài giờ tính từ khi G7 nhất trí về kế hoạch áp đặt giá trần đối với dầu của Nga.

Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt khiến cho EU rơi vào tình cảnh ngặt nghèo, đặc biệt khi mùa thu và mùa đông đang đến gần. Tính từ lúc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự với Ukraine, EU đã bắt đầu tìm cách giảm bớt cũng như loại bỏ dần việc khẩu khẩu kí đốt của Nga. Thế nhưng trong quá trình tìm kiếm nguồn cung thay thế, khối này vẫn chủ yếu phụ thuộc vào Moscow. 

Mới đây, EU cũng đã kêu gọi tất cả các thành viên tự nguyện giảm mức tiêu thụ khí đốt xuống 15% trong mùa thu và các tháng mùa đông tới. Thế nhưng, một câu hỏi chung được đặt ra đó là, châu  u hiện còn bao nhiêu lựa chọn thay thế cho khí đốt của Nga? Liên quan đến vấn đề này, Reuters đã liệt kê một số thông tin hữu ích dưới đây:  

Những tuyến đường đưa khí đốt từ Nga sang EU

Được biết, Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu, chủ yếu là qua các đường ống. Năm 2021, nước này xuất khẩu khoảng 155 tỷ mét khối khí đốt sang các quốc gia EU. Thông qua Ukraine, khí đốt của xứ sở Bạch Dương chủ yếu đến Áo, Ý và Slovakia cùng với các quốc gia Đông Âu khác. Sau khi bị Nga chiếm đóng khu vực phía Đông, Ukraine đã đóng cửa đường ống trung chuyển Sokhranovka vốn chạy qua lãnh thổ của mình. 

Điều này khiến cho các nước EU ở trên đang cố gắng tìm được nguồn cung thay thế. Trong khi đó, các quốc gia khác như Đức vẫn rất cần khí đốt của Nga, nước này đang cố gắng để nạp đầy kho dự trữ trước khi mùa đông lạnh giá ập đến. 


Công suất của đường ống Yamal là khoảng 33 tỷ mét khối, đồng thời vận chuyển khoảng ⅙ lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang lục địa già. Ảnh minh họa
Công suất của đường ống Yamal là khoảng 33 tỷ mét khối, đồng thời vận chuyển khoảng ⅙ lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang lục địa già. Ảnh minh họa

Thực tế, những tuyến đường thay thế đến châu Âu mà không đi qua Ukraine gồm có đường ống Yamal-Europe. Được biết, hệ thống này để đến được Đức đã phải đi qua Belarus và Ba Lan. Công suất của đường ống Yamal là khoảng 33 tỷ mét khối, đồng thời vận chuyển khoảng ⅙ lượng khí đốt xuất khẩu từ Nga sang lục địa già. Từ đầu năm 2022, dòng chảy của Yamal đã bị đảo ngược để có thể đi về phía đông giữa Ba Lan và Đức.

Điều đáng nói, Nga đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với chủ sở hữu qua đoạn Ba Lan của đường ống Yamal. Thế nhưng, theo Bộ Khí hậu Ba Lan, họ vẫn có thể tự mình xoay sở mà không cần đến dòng chảy khí đốt của đường ống này. 

EU có những nhà cung ứng thay thế nào? 

Một số quốc gia đã có được những lựa chọn cung ứng thay thế. Đồng thời, mạng lưới khí đốt của châu Âu được liên kết với nhau, do đó các nước có thể dễ dàng chia sẻ nguồn cung. Điều này bất chấp thực trạng thị trường khí đốt toàn cầu từ trước khi nổ ra chiến sự tại Ukraine đã bị thắt chặt đáng kể. Quốc gia tiêu thụ khí đốt Nga lớn nhất tại EU là Đức có thể nhập khẩu nguồn nhiên liệu này từ Anh, Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan thông qua những đường ống khác.


Để giúp EU hoàn thành mục tiêu chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 tới, nhà cung ứng khí đốt lớn thứ 2 của châu Âu (sau Nga) là Na Uy đã tích cực gia tăng sản lượng của mình. Ảnh: Vietnambiz
Để giúp EU hoàn thành mục tiêu chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 tới, nhà cung ứng khí đốt lớn thứ 2 của châu Âu (sau Nga) là Na Uy đã tích cực gia tăng sản lượng của mình. Ảnh: Vietnambiz

Để giúp EU hoàn thành mục tiêu chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 tới, nhà cung ứng khí đốt lớn thứ 2 của châu Âu (sau Nga) là Na Uy đã tích cực gia tăng sản lượng của mình. Đáng chú ý, cách đây không lâu tập đoàn Centrica của Anh cùng Equinor của Na Uy đã ký một thỏa thuận với mục đích cung cấp thêm lượng khí đốt cho ba mùa đông tới. Anh là quốc gia không bị lệ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, có thể xuất khẩu khí đốt qua châu Âu thông qua đường ống. 

Những quốc gia ở phía Nam châu Âu có thể tiếp nhận khí đốt tại Azerbaijan thông qua đường ống Trans Adriatic đến Italy cùng với đường ống khí tự nhiên Trans-Anatolian thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Mỹ, họ có thể cung cấp khoảng 15 tỷ mét khối tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho EU trong năm 2022. Thế nhưng, các nhà máy LNG của Mỹ đã hoạt động hết công suất, đồng thời một vụ cháy đầu năm nay đã khiến cho cơ sở Freeport (Texas) phải ngừng hoạt động, ước tính đến cuối tháng 11 tới mới có thể tái vận hành. 

Một số quốc gia tại EU đang tìm mọi cách để tăng cường nhập khẩu cùng với kho chứa LNG, tuy nhiên các cảng LNG tại khu vực này lại không thể tiếp nhận quá nhiều khí hóa lỏng. Một trong những quốc gia muốn xây dựng thêm những cảng LNG mới là Đức với kế hoạch xây thêm 2 cảng trong vòng 2 năm tới. Vốn là quốc gia phụ thuộc khoảng 50% lượng khí đốt tiêu thụ trong nước vào Nga, Ba Lan mới đây thông báo rằng, họ có thể nhập khẩu khí đốt thông qua 2 liên kết đối với Đức. 

Đến tháng 10, một đường ống mới giữa Ba Lan và Na Uy sẽ được khánh thành với công suất vận chuyển lên tới 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Mới tuần trước, một đường ống khác giữa Ba Lan và Slovakia cũng mới vừa được phép hoạt động. Trong khi đó, phía Tây Ban Nha đang có nhu cầu hồi sinh dự án xây dựng đường ống khí đốt thứ ba của mình thông qua dãy núi Pyrenes. Tuy nhiên, phía Pháp cho rằng, các cảng LNG mới sẽ là một lựa chọn nhanh hơn và rẻ hơn so với đường ống mới.


Đến tháng 10, một đường ống mới giữa Ba Lan và Na Uy sẽ được khánh thành với công suất vận chuyển lên tới 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Ảnh minh họa
Đến tháng 10, một đường ống mới giữa Ba Lan và Na Uy sẽ được khánh thành với công suất vận chuyển lên tới 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Ảnh minh họa

Liệu EU còn có lựa chọn nào khác?

Thực tế, nhiều nước EU có thể lấp đầy khoảng trống nguồn cung thông qua việc chuyển sang nhập khẩu điện thông qua đầu nối ở các nước láng giềng. Hoặc những quốc gia này có thể thúc đẩy sản lượng điện từ hạt nhân, năng lượng tái tạo hoặc thủy điện và than đá. Tại các quốc gia như Bỉ, Anh, Pháp và Đức, công suất điện hạt nhân đang ngày càng sụt giảm. Các nhà máy ở đây cũng đang đối mặt với tình trạng phải ngừng hoạt động do hệ thống đã quá cũ kỹ và lỗi thời. Trong mùa hè này, công suất thủy điện cũng đã giảm mạnh vì lượng mưa thấp cùng tình trạng nắng nóng kỷ lục xảy ra.  

Hiện tại, các nước châu Âu đang cố gắng và nỗ lực từ bỏ than đá để có thể đáp ứng những mục tiêu về khí hậu. Tuy nhiên, một số nhà máy kể từ giữa năm 2021 đã hoạt động trở lại - thời điểm khi giá khí đốt bắt đầu tăng cao. Như đã nói ở trên, các bộ trưởng năng lượng tại EU đã thống nhất về việc các quốc gia ở khu vực này sẽ tự nguyện giảm tiêu thụ khí đốt 15% kể từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 3 năm sau. Đồng thời, các mục tiêu về việc lấp đầy kho dự trữ cũng sẽ được đề ra. 

Liên quan đến vấn đề này, Đức đã kích hoạt giai đoạn 2 đối với kế hoạch khẩn gấp (gồm có 3 giai đoạn). Đồng thời, chính phủ nước này cũng thúc giục người dân cùng với các doanh nghiệp nên tiết kiệm năng lượng, hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt năng lượng trong mùa đông sắp tới.  


Hiện tại, các nước châu Âu đang cố gắng và nỗ lực từ bỏ than đá để có thể đáp ứng những mục tiêu về khí hậu. Ảnh minh họa
Hiện tại, các nước châu Âu đang cố gắng và nỗ lực từ bỏ than đá để có thể đáp ứng những mục tiêu về khí hậu. Ảnh minh họa

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hà Lan khẳng định, họ có thể sử dụng đến mỏ Groningen với mục đích giúp đỡ những quốc gia láng giềng trong trường hợp nguồn cung nhiên liệu từ Nga sẽ bị cắt đứt hoàn toàn. Thế nhưng, điều này không hoàn toàn khả thi bởi việc tăng cường khai thác ở mỏ Groningen có nguy cơ gây ra tình trạng động đất.

Theo ông Paolo Gentiloni, Ủy viên phụ trách kinh tế của EU phát biểu rằng: “Chúng tôi mong đợi Nga sẽ tôn trọng những hợp đồng mà đôi bên đã ký kết. Thế nhưng, dù Nga có tiếp tục hay tăng cường vũ khí hóa năng lượng nhằm đáp trả các quyết định trước đó của EU, tôi cho rằng toàn khối sẽ sẵn sàng ứng phó. Đương nhiên, EU trong thời gian tới sẽ phải tiết kiệm và chia sẻ năng lượng. Thời điểm hiện tại, dự trữ khí đốt đang ở mức cao; vì thế chúng tôi không sợ những quyết định mới của Tổng thống Putin”.

“Chúng tôi đã yêu cầu phía Nga phải tôn trọng hợp đồng. Tuy nhiên, bất chấp cả trường hợp Moscow từ chối, EU vẫn có thể sẵn sàng đối phó”, ông Paolo Gentiloni cho biết, nhưng lại không giải thích chi tiết về những biện pháp mà EU có thể thực hiện để đối phó là gì. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

13 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

13 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

13 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

13 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước