meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nên tính đến bảo hiểm cho đầu tư trái phiếu?

Thứ sáu, 17/03/2023-16:03
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dòng vốn hiện nay chính là mất niềm tin nhà đầu tư.

Niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu đang bị lung lay

Thời gian qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã chứng khiến sự khó khăn chưa từng có sau các thông tin tiêu cực liên quan đến nhiều doanh nghiệp lớn như Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát,… Điều này đã khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay, dẫn tới hiệu ứng domino bán tháo trái phiếu và rút tiền hàng loạt.

Khôi phục thị trường trái phiếu: Cần sự đồng hành từ hai phía

Việc Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023) cho phép nhà phát hành trái phiếu gia hạn hạn với các nhà đầu tư về trái phiếu thêm tối đa 2 năm cũng có những rủi ro nhưng theo ông Cấn Văn Lực, cần sự chia sẻ, đồng hành từ hai bên với điều kiện giá cả hợp lý phải chăng và doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết của mình.

Chuyên gia: Khơi thông được trái phiếu, doanh nghiệp phải tiếp tục giảm giá nhà để củng cố dòng tiền

Chuyên gia trong ngành cho rằng, để thị trường bất động sản có cơ hội phục hồi mạnh hơn và thanh khoản trở lại thì không chỉ áp dụng các giải pháp tình thế. Nghị định 08 lại đề cập, các doanh nghiệp cần sẵn sàng bán sản phẩm với mức chiết khấu lên tới 30 - 40%, đẩy mạnh cơ cấu lại sản phẩm phục vụ nhu cầu thực…

Trả nợ trái phiếu đáo hạn bằng tài sản khác: Cần thận trọng vấn đề pháp lý

Mới đây, Chính phủ đã có văn bản cho phép các tổ chức phát hành trái phiếu thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt và kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm.  Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phương thức "đổi hàng” này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro đối với đầu tư.

Áp lực đáo hạn đè nặng, nhiều nhà phát hành đã phải mua lại trái phiếu trước hạn do nhà đầu tư lo ngại những rủi ro có thể xảy ra.
Áp lực đáo hạn đè nặng, nhiều nhà phát hành đã phải mua lại trái phiếu trước hạn do nhà đầu tư lo ngại những rủi ro có thể xảy ra.

Hàng loạt nhà phát hành rơi vào khó khăn vì thiếu vốn. Áp lực đáo hạn đè nặng, nhiều nhà phát hành đã phải mua lại trái phiếu trước hạn do nhà đầu tư lo ngại những rủi ro có thể xảy ra. Dù các nhà phát hành đã cam kết thanh toán cả gốc và lãi cho các lô trái phiếu đến hạn nhưng các nhà đầu tư cũng có tâm lý bất an muốn rút tiền về sớm. Niềm tin bị sói mòn kéo theo thị trường trái phiếu đi xuống, khó khăn trầm trọng. Trái phiếu phát hành mới không có người mua, thị trường trái phiếu giao dịch cũng trầm lắng.

Mặc dù, nhiều chính sách đã được ra đời để hỗ trợ thị trường như chính sách giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, gói phục hồi kinh tế, Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về phát hành trái phiếu riêng lẻ… nhưng nhiều ý kiến cho rằng, bản thân các doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu phải tự lấy lại niềm tin của thị trường cũng như nhà đầu tư.

Nói về trái phiếu ngành bất động sản, TS Vũ Đình Ánh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư vào các trái phiếu đến nay không thể đáo hạn, thậm chí lan sang cả các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành khác.

Bên cạnh đó, theo TS Vũ Đình Ánh việc Nghị định 08 ra đời được kỳ vọng gỡ khó cho thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp để có thể tiếp tục phát hành trái phiếu để đáo nợ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có mặn mà với thị trường và quay trở lại mua trái phiếu hay không lại là câu chuyện khác.

Nghị định 08 ra đời với kỳ vọng gỡ khó cho thị trường, nhưng lại chưa đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhà đầu tư. Thay vào đó tập trung chủ yếu mở đường cho doanh nghiệp hơn.

Nên tính đến bảo hiểm cho đầu tư trái phiếu?



Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương)
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương)

Để gỡ khó cho thị trường trái phiếu theo các chuyên gia, việc lấy lại niềm tin của nhà đầu tư là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, đề xuất về việc có bảo hiểm cho đầu tư trái phiếu được đưa ra.

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, muốn phát triển bền vững thị trường trái phiếu cần phải củng cố niềm tin. Và niềm tin xuất phát từ hai phần. Thứ nhất là ở thị trường và vĩ mô ổn định, triển vọng phát triển tốt,… thì dòng tiền sẽ được khơi thông. Thứ hai là các khoản đầu tư của nhà đầu tư được bảo vệ. Và thứ ba là luật công bằng với các bên và các bên đều làm đúng luật.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2 điểm để củng cố niềm tin đó là xếp hạng tín nhiệm và bảo hiểm.

Tuy nhiên, nếu lấy xếp hạng tín nhiệm của quốc tế thì tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam khó qua được tín nhiệm quốc gia. Tín nhiệm của Việt Nam về đầu tư đang là BA3 hoặc BB+. Mức đó chưa phải là mức khuyến cáo đầu tư. Để khuyến khích đầu tư vào thị trường nội bộ, chúng ta vẫn phải khuyến khích xếp hạng làm sao để vừa hội nhập quốc tế vừa để nhà đầu tư tham gia vào.

Theo ông Tú Anh, trong bối cảnh, bản thân các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước cũng đang xây dựng tín nhiệm. Có 1 định chế quan trọng chúng ta quên mất chưa bàn đó là bảo hiểm. Chúng ta cần có những định chế để bảo hiểm cho những khoản đầu tư vào trái phiếu. Với một công ty có xếp hạng tín nhiệm hoặc có bảo hiểm cho trái phiếu của mình thì rõ ràng sẽ tạo niềm tin nhiều hơn đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể vừa mua trái phiếu vừa mua gói bảo hiểm để trong trường hợp rủi ro sẽ có công ty bảo hiểm trả tiền.Công ty đứng ra bảo đảm về trái phiếu tốt thì nhà đầu tư sẽ cực kì tin tưởng.

“Thực ra trên thị trường có bán CDF (credit default swap) tức là các bond của chính phủ cũng xếp hạng và khi nhà đầu tư đầu tư của chính phủ nào đó thì mua gói bảo hiểm này. Mô hình này này khá phổ biến và chúng ta có thể nghiên cứu. Bảo hiểm là không bắt buộc, chúng ta có thể lựa chọn tạo điều kiện để thị trường phát triển và lựa chọn những trái phiếu tốt”, ông Tú Anh nói.


Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký (UBCKNN)
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký (UBCKNN)

Về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký, UBCKNN cho rằng câu chuyện bảo hiểm của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán được đặt ra từ lúc xây dựng thị trường. Hơn 20 năm, chúng ta bàn về vấn đề có bảo hiểm cho khoản đầu tư hay công ty chứng khoán có mua bảo hiểm cho nhà đầu tư hay không. Vậy bảo hiểm cho khoản đầu tư trái phiếu ông Sơn phân tích, thị trường trái phiếu bao gồm trái phiếu doanh nghiệp chào bán công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ. Với trái phiếu phát hành chào bán công chúng được bản lý chặt chẽ và phát hành cho người ít hiểu biết về thị trường, cần được bảo vệ. Còn trái phiếu riêng lẻ là dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà phát hành và trái chủ tương tác với nhau, hay nói cách khác đây có thể hiểu là dàn xếp tài chính giữa trái chủ và các tổ chức phát hành.

“Vậy cần bảo hiểm hay không? Nếu cần thì sẽ đưa vào giá vốn phát hành. Với một doanh nghiệp phát hành TPDN sẽ phát hành 10%-12%, nhưng giá vốn lên đến 15-16%, cần thiết mua thì sẽ có nhà bán bảo hiểm sẽ bán, nhưng giá mua vốn đội lên. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có cần thiết không? Cái đó thì thị trường sẽ giải quyết”, ông Sơn nói.

Còn theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, dưới góc độ cá nhân, tôi thấy thị trường chứng khoán Mỹ có định chế được thành lập từ năm 1970 để bảo hiểm cho khoản đầu tư. Quỹ này nhằm bảo hiểm cho khoản đầu tư của nhà đầu tư trên tài khoản đó không bị mất vì những lý do vi phạm, trái pháp luật trên thị trường như bị ăn cắp tiền trên tài khoản hoặc sử dụng trái phép chứng khoán của nhà đầu tư trên tài khoản. Lúc đó, quỹ đầu tư sẽ bảo hiểm cho tài sản đó, thông qua cơ chế yêu cầu công ty chứng khoán phải nộp khoản tiền nhất định. Chứ không phải bảo hiểm cho khoản đầu tư có lãi hay không bao giờ mất. “Do đó, ở đây cần suy nghĩ về tính khả thi của việc bảo hiểm giá trị của khoản trái phiếu đó, bởi trái phiểu phụ thuộc vào chất lượng kinh doanh của tổ chức phát hành”, bà Bình nêu gợi ý.

Cũng nhận định về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng không có bảo hiểm nào cho bảo hiểm cho trái phiếu. Ông Hiếu lấy dẫn chứng, tại Mỹ không có công ty nào dám bảo hiểm bởi chi phí bảo hiểm rất cao. Thành ra các trái phiếu chỉ có bảo lãnh thì chỉ có một ngân hàng nào đó đứng ra bảo lãnh trái phiếu đó. Người đầu tư tin tưởng vào ngân hàng bảo lãnh. Mô hình bảo hiểm trái phiếu không thể áp dụng và không khả thi.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

18 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

18 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước