meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trả nợ trái phiếu đáo hạn bằng tài sản khác: Cần thận trọng vấn đề pháp lý

Thứ bảy, 11/03/2023-08:03
Mới đây, Chính phủ đã có văn bản cho phép các tổ chức phát hành trái phiếu thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt và kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm.  Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phương thức "đổi hàng” này vẫn chứa đựng nhiều rủi ro đối với đầu tư.

Cho phép thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác

Hiện nay, đáo hạn trái phiếu vẫn là một trong những tâm điểm của thị trường. Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, trong năm 2023, số về lượng trái phiếu đáo hạn khoảng gần 310.000 tỷ đồng trong đó số lượng trái phiếu của thị trường địa ốc rơi vào khoảng gần 120.000 tỷ đồng.

Để giải quyết khó khăn này, mới đây, Chính phủ đã có văn bản cho phép các tổ chức phát hành trái phiếu thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt và kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm. Cụ thể, theo Nghị định số 08/2023 cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với trái chủ để thanh toán trong trường hợp không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi theo phương pháp phát hành.

Tuy nhiên, việc đàm phán phải tuân thủ các quy định của pháp luật và được sự đồng ý của trái chủ. Đồng thời, doanh nghiệp phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của thời gian sử dụng để thanh toán theo quy định của pháp luật.

Trong Nghị định 08/2023, Chính phủ cũng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo một số nguyên tắc. Cụ thể, trường hợp kéo dài thời gian trả gốc, lãi trái phiếu không được quá 2 năm so với phương án phát hành trái phiếu đã công bố trường đó cho nhà đầu tư. Trường hợp trái chủ không chấp thuận, doanh nghiệp có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi với nhà đầu tư. Kể cả 65% đại diện trái chủ chấp thuận thay đổi thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các trái chủ không chấp thuận.

anh-traiphieu-1678031909.jpg
Nghị định 08/2023 của Chính phủ cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, thời gian qua, trước áp lực đáo hạn trái phiếu, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã khuyến khích nhà đầu tư đổi sang sản phẩm bất động sản. Theo lý giải của một số doanh nghiệp bất động sản, do ảnh huởng của thị trường nói chung, hạn mức tín dụng tại các tổ chức cũng bị thắt chặt hơn, cùng với đó là các khoản thu bị chậm gây ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo việc thanh toán cho khách hàng bị chậm thanh toán, cũng như các khách hàng sẽ phải thanh toán trong thời gian tới, bên cạnh việc đưa ra phương án chi trả, doanh nghiệp cũng dùng phương án chuyển đổi bất động sản.

Chỉ là hình thức chuyển đổi rủi ro 

Cho ý kiến về phương án thanh toán trái phiếu bằng bất động sản, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, phương án thanh toán trái phiếu bằng bất động sản vẫn là quyết định của các nhà đầu tư. Nếu trái chủ chỉ có một khoản tiền nhỏ mà giá trị bất động sản lớn hơn nhiều thì trái chủ có thể bù tiền để sở hữu bất động sản hoặc có thể gom nhiều nhà đầu tư để mua chung.

Theo ông Ánh, việc thanh toán trái phiếu bằng bất động sản chỉ là phương án bổ sung. Việc thanh toán bằng dự án bất động sản cũng là một phương án tốt. Tuy nhiên, khá nhiều sản phẩm bất động sản thanh toán được mời chào hoán đổi là dự án hình thành trong tương lai, thậm chí có vấn đề về pháp lý, không đủ điều kiện rao bán. Như vậy, thực chất doanh nghiệp chỉ đang đổi cho các nhà đầu tư từ rủi ro này sang rủi ro khác. Và rồi nhà đầu tư sẽ dần mất niềm tin và không mua trái phiếu nữa.

anh-10-1678032614.jpg
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh.

Theo chuyên gia tài chính đầu tư, TS. Lê Đạt Chí cũng cho rằng, hiện nay việc phát hành trái phiếu không chỉ dành riêng cho cá nhân, nhà đầu tư lớn mà còn được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một số khách hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng nên lựa chọn phương án mua trái phiếu, việc đem bất động sản để trả nợ chẳng khác nào ép nhà đầu tư. Đây cũng sẽ là yếu tố có thể triệt tiêu hoạt động huy động vốn từ công cụ phát hành trái phiếu.

Ông Chí cũng cho biết, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đơn vị phát hành sẽ được 3 tổ chức đứng ra đảm bảo gồm ngân hàng tư vấn bảo lãnh, đơn vị độc lập quản lý tài sản đảm bảo, tổ chức độc lập xếp hạng tín nhiệm. Sẽ không có chuyện doanh nghiệp không trả được nợ hoặc có tiền nhưng cố tình lấy tài sản để gán nợ. Bởi, ai sẽ là người định giá các sản phẩm này để thanh toán? Nếu giá trị sản phẩm không đúng thực tế hoặc doanh nghiệp tự định giá thì chẳng khác nào doanh nghiệp đang chiếm đoạt vốn của nhà đầu tư.

“Trước thực trạng thị trường trái phiếu hiện nay, điều nhà đầu tư cần là niềm tin, các định chế đảm bảo niềm tin đó, phải có bảo lãnh, xếp hạng, cơ quan quản lý tài chính đảm bảo. Còn việc gán nợ bằng tài sản chỉ đang giúp danh nghiệp giải quyết khoản nợ hết hạn, không bị nợ xấu ngân hàng nhưng lại gây mất niềm tin dài hạn. Cách tốt nhất là doanh nghiệp phát hành nên tự tìm kiếm nhà đầu tư có dòng tiền để tái cấu trúc” – ông Chí cho ý kiến.

Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, nếu nhà đầu tư lựa chọn phương án này cần phải lưu ý. Xem dự án được quy đổi có đảm bảo giấy tờ pháp lý, bởi nhiều dự án hiện nay vẫn chưa đảm bảo pháp lý. Tiếp đó là mức giá thỏa thuận, loại hình bất động sản là gì? Khả năng thanh khoản ra sao? Bởi có thể nhà đầu tư sẽ sử dụng các loại bất động khó thanh khoản, không bán được cho ai vì dùng cho một mục đích nên khó bán.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không đồng ý đổi trái phiếu sang bất động sản. Trường hợp doanh nghiệp phát hành phá sản, theo thứ tự ưu tiên trả nợ thì nhà đầu tư có thể sẽ là người chịu thiệt thòi. Vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc để đưa ra quyết định với từng hoàn cảnh, điều kiện của dự án và điều kiện thỏa thuận giữ hai bên.

Năm 2023, đỉnh điểm đáo hạn trái phiếu

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu đến hạn tính đến hết tháng 1/2023 là gần 17.500 tỷ đồng. Trong tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản chiếm 60% giá trị trái phiếu đến hạn (10.500 tỷ đồng) và nhóm xây dựng chiếm 34% (5.900 tỷ đồng).

Năm 2022, tổng giá trị trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là hơn 210.500 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng theo đánh giá của VBMA, giai đoạn 2023-2024, áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp sẽ lên cực điểm khi số tiền đáo hạn lên gần 700.000 tỷ đồng.

Minh Anh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

Mức giá cho thuê NOXH tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai chênh lệch như thế nào?

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

Tin mới cập nhật

Đề xuất luật hoá các tài sản kỹ thuật số và quy định về AI tại Việt Nam

6 giờ trước

Các nhà phân tích dự báo Bitcoin có thể đạt mức 200.000 USD vào năm sau

6 giờ trước

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

6 giờ trước

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

6 giờ trước

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

6 giờ trước