Một “ông lớn” tự tin đạt doanh thu tỷ đô trong khi iPhone xách tay chật vật
BÀI LIÊN QUAN
Điện thoại nắp gập: Xu hướng mới trong thị trường điện thoại thông minhLiệu thời đại hoàng kim của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã đến hồi kết?Bà Chủ Như Lan Là Ai: Thông Tin về Tiệm Bánh Như LanHiện tại, nhu cầu mua sắm điện thoại thông minh của người Việt đang tăng cao khi nhu cầu sử dụng và “chạy đua” với công nghệ đang rất phổ biến. Chính vì thế, thị trường cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hàng loạt các thương hiệu mới và cũ xuất hiện trên thị trường khiến cho hàng xách tay đang dần bị lép vế.
Digiworld đặt ra mục tiêu kỷ lục
Mới đây, Công ty Cổ phần Thế giới số hay còn gọi là Digiworld, mã chứng khoán DGW vừa công sắp sửa tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Theo như các tài liệu đưa ra, công ty đặt ra mục tiêu doanh thu thuần 26.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng trong năm nay. So với năm 2021, con số tăng trưởng dự kiến tăng 25% về doanh thu và 22% về lợi nhuận. Đây là một con số đáng chú ý của công ty vì nếu hoàn thành hai mục tiêu trên, Digiworld sẽ đạt kết quả kỷ lục trong lịch sử từ khi hình thành doanh nghiệp đến nay.
Digiworld đóng vai trò là nhà phân phối các sản phẩm điện tử trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam. Năm 2021, lợi nhuận của Digiworld tăng trưởng đến 150% do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao khi phải làm việc, học tập tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa giúp Digiworld tăng tốc nhanh chóng là nhờ vào việc Digiworld phân phối độc quyền sản phẩm của Xiaomi trên thị trường. Đồng thời, công ty này đã bắt đầu phân phối iPhone của Apple nên đã tăng được doanh thu đáng kể.
Tuy nhiên, lợi thế này đã không thể kéo dài khi từ năm nay, Digiworld đã không còn là đơn vụ duy nhất phân phối độc quyền sản phẩm Xiaomi tại Việt Nam. Vì mới đây, Synnex FPT đã bắt tay kí kết với khi thương hiệu Trung Quốc này. Song, ông Đoàn Hồng Việt - CEO Digiworld đây là bước đi bình thường đã nằm trong dự tính, vì ông cho rằng một nhãn hàng khi đã bán được nhiều sản phẩm thì việc có thêm nhà phân phối tại Việt Nam là điều đương nhiên sẽ xảy ra.
Trong năm nay, Digiworld vẫn lạc quan và đưa ra con số dự kiến doanh số đạt 10.000 tỷ đồng với các sản phẩm Xiaomi, tăng trưởng ít nhất 10% so với năm ngoái. Ngoài ra, công ty tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm họ sẽ phân phối độc quyền như đồ gia dụng của Mỹ hay các nhóm ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm, y tế để thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Hưởng lợi khi iPhone xách tay đang “ngắc ngoải”
Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm iPhone xách tay đang dần mất vị thế khi có rất nhiều đơn vị phân phối iPhone chính hãng mà giá lại rẻ hơn. Đồng thời, cuộc đua thời gian cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại khi tại thị trường Mỹ nếu iPhone được giới thiệu thì cũng sẽ nhanh chóng được các nhà phân phối đưa về Việt Nam.
Do đó, việc iPhone xách tay đang mất dần thị phần cũng là một trong những lí do giúp Digiworld tự tin hơn vào doanh thu của họ. Hơn nữa, tâm lý khách hàng hiện nay cũng đã thích việc mua hàng chính hãng vì sẽ có bảo hành và được xem trước các sản phẩm mà họ định mua.
Ngoài ra, sự kiện iPhone đã ra mắt các phiên bản mới của dòng SE và màu mới của iPhone 13 vào ngày 9/3 sẽ thúc đẩy lượng khách mua hàng trong thời gian tới. Còn vào dịp cuối năm sẽ là sự kiện ra mắt thế hệ mới của iPhone nên đương nhiên với việc đã phân phối sản phẩm này thì doanh thu của Digiworld có thể gia tăng mạnh mẽ.
Theo dự báo của nhóm phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), Digiworld vẫn có thể tăng trưởng kép hai chữ số trong 3 năm tới với dòng sản phẩm Xiaomi của Trung Quốc khi trên thị trường vẫn không có nhiều nhà phân phối cho dù thế độc tôn của Digiworld đã không còn. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán Bản Việt cũng ước tính các sản phẩm Apple tại Digiworld sẽ có mức tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 20% khi hàng chính hãng ngày càng chiếm ưu thế trước hàng xách tay trên thị trường khiến khách hàng nghi ngờ về nguồn gốc.
Nế trước đây, hàng xách tay của Apple chiếm đến 50% thị trường sản phẩm tại Việt Nam thì con số này hiện tại đã giảm xuống còn 25-30% và có thể sẽ còn giảm tiếp trong tương lai gần khi các công ty phân phối đang mở rộng thị trường của họ.
Chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI lại có một số ý kiến ngược lại khi nhận định. Trong năm nay, doanh số phân phối điện thoại di động của Digiworld có thể không tăng trưởng do mất vị thế phân phối độc quyền Xiaomi. Tuy nhiên, họ có nhiều cơ hội khác đối với các dòng sản phẩm máy tính xách tay, thiết bị gia dụng của doanh nghiệp và thiết bị văn phòng, được dự báo vẫn tăng trưởng mạnh với các hợp đồng phân phối nhiều thương hiệu mới.
Trên sàn chứng khoán, hiện giá cổ phiếu DGW đang dao động ở mức 118.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng với việc vốn hóa doanh nghiệp đạt hơn 10.500 tỷ đồng. Cuối tháng 1, cổ phiếu DGW đã có chấn động nhẹ khi lao dốc gần 30% giao dịch quanh mức 88.800 đồng/cổ phiếu. Nguyên nhân được cho là các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng Digiworld không còn là nhà phân phối độc quyền của Xiaomi, cho nên họ đã bán tháo cổ phiếu của mình. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một tháng cổ phiếu DGW đã hồi phục hơn 40% để lấy lại vị thế trên sàn chứng khoán.