Liệu thời đại hoàng kim của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã đến hồi kết?
BÀI LIÊN QUAN
Từ bỏ TV từ năm 13 tuổi để theo đuổi điều tuyệt vời hơn - Bí quyết thành công của nhà đầu tư nổi tiếng thung lũng SiliconTimes City Vingroup: Thông Tin Time City Của Tập Đoàn NàoBRG Group: Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt NamTrung Quốc mới đây đã thực hiện những biện pháp mạnh lên các đại gia công nghệ như Alibaba, Baidu, JD.com do vi phạm luật chống độc quyền. Đây được cho là nước đi mạnh tay trong việc định hướng nền tảng, cải thiện quyền riêng tư và vấn đề an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Những biện pháp trừng phạt
Trung Quốc đang sửa đổi Luật Chống độc quyền kể từ lần đầu có hiệu lực vào năm 2008, tăng cường hơn các hình phạt chống độc quyền để có thể kiểm soát hơn lĩnh vực kỹ thuật số.
Theo Phó giáo sư Khoa Luật của Đại học Hồng Kông - Angela Zhang, dự thảo sửa đổi lần này tăng mạnh các hình phạt, mở rộng quyền lực cho SAMR - Cơ quan Quản lý nhà nước về Quy chế thị trường, đưa ra tín hiệu rõ ràng trong việc thắt chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ.
Các quy định mới được biết sẽ nâng mức phạt lên gấp 10 lần, khoảng 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 783.000 USD) đối với những hành vi không thông báo với chính quyền về giao dịch sát nhập ngay cả khi giao dịch đó không đe doạ luật chống độc quyền. Những quy định của SAMR có thể áp dụng đối với các cá nhân vi phạm trực tiếp, bao gồm giám độc, các nhân viên và đại diện pháp luật với số tiền phạt lên tới 1 triệu nhân dân tệ.
Đối với các hành vi vi phạm được coi là nghiêm trọng, SAMR được phép tăng tiền phạt, mức phạt có thể tăng gấp 5 lần số tiền phạt đã được quy định. Về dự thảo lần này, luật sư chống độc quyền thuộc Công ty Luật Jingsh tại Bắc Kinh - Du Guangpu chia sẻ rằng Luật chống độc quyền đã bổ sung thêm tính linh hoạt và tăng khả năng răn đe và phiên bản hiện tại không đủ tác dụng ngăn chặn.
Ông cho biết thêm rằng Luật Chống độc quyền là sản phẩm của thời đại công nghiệp. Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng từ đó kéo theo nhiều vấn đề xuất hiện, dự thảo lần này được sửa đổi nhằm giải quyết các vấn đề đó.
Bản sửa đổi được Bắc Kinh đưa ra sau khi thực hiện hàng loạt các cuộc điều tra chống độc quyền với tập đoàn Alibaba, dẫn tới một chiến dịch dài hơi nhằm chống lại sự lạm dụng có ý thức từ những gã khổng lồ công nghệ. Alibaba và ông lớn trong lĩnh vực giao hàng theo yêu cầu - Meituan đã bị phạt nặng vì vi phạm Luật chống độc quyền.
Tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ cũng được nêu rõ tại một số phần trong bản sửa đổi lần này như quy định các doah nghiệp không được "loại trừ hoặc hạn chế" cạnh tranh bằng các hình thức lạm dụng dữ liệu, quy tắc nền tảng, lợi thế vốn. Theo luật, người thống lĩnh khi tham gia vào cuộc chơi này được coi là lạm dụng sức mạnh thị trường của họ.
Được biết, mới đây cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp trừng phạt lên các công ty gồm Alibaba, Baidu, JD.com vì không khai báo 43 giao dịch cho chính quyền từ năm 2012.
Các tập đoàn "đầu sóng, ngọn gió"
Theo South China Morning Post đưa tin chính quyền Trung Quốc đang tìm cách thắt chặt hơn nhằm kiểm soát ngành công nghệ nước này. Việc các ông lớn công nghệ chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính, các ngân hàng tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ. Nhằm chiếm lĩnh thị phần tài chính, các tập đoàn lớn nghiễm nhiên tận dụng xu hướng số hoá.
Đầu tiên phải kể tới Ant Group - tập đoàn công nghệ của tỷ phú Jack Ma được cho là ví dụ bị tiên phong trong làn sóng kiểm soát mạnh mẽ từ chính quyền Trung Quốc. Theo Reuters các hoạt động kinh doanh tín dụng trực tuyến của tập đoàn này chính thức bị kìm hãm. Trong bản báo cáo trước thềm IPO, quy mô hoạt động và các nguồn doanh thu khổng lồ của tập đoàn này đã khiến các cơ quan quản lý "choáng váng".
Bắc Kinh lo sợ nguy cơ vỡ nợ tăng cao do sự phát triển của các nền tảng công nghệ bên thứ ba như của Ant, bao gồm dịch vụ thẻ tín dụng ảo Huabei, dịch vụ cung cấp các khoản vay ngắn Jiebei, những dịch vụ này đã đóng góp tới 40% doanh thu của tập đoàn này trong nửa đầu năm 2020 và họ đã cho vay tổng cộng 1,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (254 tỷ USD), chiếm 21% các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn được cung cấp bởi các tổ chức tài chính. Từ lâu, hoạt động tín dụng trực tuyến của Ant đã bị các cơ quan quản lý để mắt tới vì e ngại hệ thống tài chính khổng lổ của đất nước này sẽ bị đe doạ.
Vào năm ngoái, Alibaba, China Literature do Tencent hậu thuẫn đã bị trừng phạt vì lý do không báo cáo chính xác các giao dịch trong quá khứ. Theo Reuters, các doanh nghiệp trên bị phạt số tiền 500.000 Nhân dân tệ (78.000 USD) - mức tối đa theo Luật chống độc quyền năm 2008 của Trung Quốc. Trong đợt trừng phạt này, các công ty được ước tính đã phải nộp phạt số tiền lên tới gần 22 triệu Nhân dân tệ.
Cũng theo SAMR, vào năm 2017 Alibaba đã tăng cổ phần của mình lên 73,79% trong công ty bách hoá Intime Retail Group mà không hề có sự cho phép.
Được biết giao dịch lâu nhất là của tập đoàn Baidu trong thương vụ mua bán với một đối tác. Thoả thuận gần đây nhất cũng xảy ra giữa Baidu và tập đoàn sản xuất ô tô Zhejiang Geely vào năm 2021 để tạo ra một công ty xe năng lượng mới. Các thương vụ khác được Cục Giám sát Thị trường Nhà nước trích dẫn bao gồm việc Alibaba mua lại Auto Navi - công ty định vị, bản đồ kỹ thuật số vào năm 2014, và mua lại 44% cổ phần của dịch vụ giao đồ ăn Ele.me, trở thành cổ đông lớn nhất vào năm 2018.
Trong bối cảnh sức ép từ chính phủ gia tăng, thái độ của các ông lớn dần mềm mỏng hơn. Giám đốc điều hành Alibaba - Daniel Zhang cho rằng chính sách thắt chặt này là kịp thời và cần thiết, mặc dù khiến cổ phiếu của họ có thể lao dốc không phanh. Ngoài ra ông cũng ủng hộ khi cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc đến từ các chính sách của chính quyền. Sau phát biểu cho rằng Chính phủ Trung Quốc nên quản lý các nền tảng công nghệ bằng các chính sách và quy định mới hơn để bắt kịp với thời đại, đã khiến cố phiếu của Alibaba tại sàn Hong Kong tăng gần 5%.
Những động thái trên được cho là đã đánh dấu lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc mạnh tay trừng phạt các công ty công nghệ vì lý do chống độc quyền - "tấm gương" cụ thể nhất mà Bắc Kinh muốn nhắn nhủ tới các đại gia công nghệ.
Trước đó, Jack Ma đã công khai chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc khi đưa ra các chính sách kìm hãm đà phát triển internet khi kìm hãm các khoản vay 300.000 Nhân dân tệ đối với những khách hàng cá nhân, buộc Ant tài trợ 30% cho các khoản vay nhỏ trên nền tảng của mình. Tại Trung Quốc, Ant Group chỉ tài trợ 2% các khoản vay nhỏ và số còn lại được bảo lãnh bởi các ngân hàng đối tác hoặc chứng khoán hoá, đây được cho là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính. Nhưng vị tỷ phú này đã sớm xuống nước, ông bày tỏ quan điểm rằng sẽ sẵn sàng làm những gì mà đất nước cần nhằm cứu vãn mối quan hệ đang dần xấu đi với Bắc Kinh, trong đó bao gồm việc quốc hữu hoá một phần tập đoàn Ant.
Vào năm ngoái, Tencent đã bị yêu cầu ngừng thu thập dữ liệu người dùng, được biết tập đoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau đó. Trong một báo cáo tài chính cho biết tập đoàn có lợi nhuận ròng 47,7 tỷ NDT (tương đương 7,44 tỷ USD) trong năm ngoái, tăng 65% nhưng đã giảm 20% sau chính sách thắt chặt trên.
Không chỉ riêng Alibaba, Tencent mà trang thương mại điện tự JD.com hay nền tảng giao đồ ăn Meituan và 10 công ty nền tảng công nghệ khác cũng bị Ngân hàng trung ương Trung Quốc triệu tập vào năm ngoái, các tập đoàn này sẽ bị giám sát chặt chẽ dưới sự quản lý của cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc.
Ngân hàng đầu tư Guodo cho trằng cổ phiếu của các tập đoàn trên ở có giá trị thấp hơn so với thực tế, mặc dù vậy rủi ro pháp lý khiến mức giá khó tăng lại trong thời gian gần. Đối lập với sự sụt giảm giá trị cổ phiếu của các tập đoàn trên thì cổ phiếu của Apple và các đại gia công nghệ Mỹ khác đang ổn định, dù vậy chuyên gia vẫn nhận định tầm ảnh hưởng của công nghệ Trung Quốc trên toàn cầu vẫn không thể xem thường.
Yếu tố kìm hãm tăng trưởng
Thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc tiến hành siết chặt các nền tảng internet và tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các tập đoàn công nghệ do nghi ngờ một lượng lớn thông tin của người dùng đã bị các doanh nghiệp truy cập bất hợp pháp. Chính quyền Bắc Kinh thậm chí còn đang cân nhắc áp thuế kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ nắm giữ số lượng lớn thông tin cá nhân.
Mới đây, Trung Quốc mới đây đã tuyên bố có thể sẽ hạn chế số lượng ngân hàng mà một nền tảng công nghệ có thể liên kết được, trong nỗ lực ngăn chặn khả năng thâu tóm thị phần của họ. Càng thâu tóm nhiều thị phần thì các ông lớn công nghệ càng khiến nền kinh tế nước này đứng trước rủi ro nợ xấu tăng cao.
Theo Bộ trưởng tài chính Trung Quốc - Lou Jiwei cho biết rằng số lượng ngân hàng liên kết cùng các nền tảng công nghệ sẽ sớm bị hạn chế nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Các nền tảng công nghệ không nên là người thâu tóm hết thị phần như hiện nay.
Ngoài các chính sách chống độc quyền trên, các tập đoàn công nghệ cũng đang tìm cách đối phó với một nền kinh tế đang chững lại. Được biết, hàng loạt yếu tố dẫn tới tình trạng trên do thiếu năng lượng, nỗ lực kìm hãm nợ nần trong ngành bất động sản, chi tiêu suy giảm trong đại dịch. Thách thức kinh tế cũng đang tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn khi họ không đặt ra thách thức doanh thu trong năm nay.
Gần đây, hãng gọi xe lớn nhất Trung Quốc là Didi đã tuyên bố rút niêm yết khỏi sàn chứng khoán Mỹ trước áp lực từ Bắc Kinh. Giới phân tích dự báo áp lực chính sách lên ngành công nghệ vốn phát triển bùng nổ những năm qua của Trung Quốc sẽ còn kéo dài.
Theo Nikkei Asia, JCER nhận định triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên tiếp sau hàng loạt các động thái siết chặt quản lý với các công nghệ tư nhân và ngành công nghiệp lớn của đất nước. Ngoài ra JCER cũng cho rằng những động thái thúc đẩy phi carbon hoá hiện tại của Bắc Kinh cũng như gánh nợ lớn xuất phát từ đế chế địa ốc - Evergrande vỡ nợ cũng là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, vấn đề đầu tư dự báo sẽ giảm sâu sau các quy định tài chính nghiêm ngặt nhằm hạn chế đầu tư quá mức vào lĩnh vực bất động sản.
Theo như dự báo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản đưa ra khoảng một năm trước, quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó vượt qua Mỹ vào năm 2029 mà phải tới năm 2033...