meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Mòn mỏi” chờ đợi lãi suất cho vay giảm

Thứ hai, 12/06/2023-14:06
Trong những tháng qua, lãi suất huy động của các ngân hàng đã liên tục giảm mạnh và đó là dấu hiệu cho thấy lãi suất cho vay có thể hạ nhiệt. Thế nhưng, trên thực tế, lãi suất cho vay, đặc biệt là vay mua nhà đối với khách hàng cá nhân vẫn neo cao, sức ép tài chính ngày càng đè nặng.

Sức ép tài chính đè nặng

Theo TTXVN, anh Q (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào mỗi mùng 10 hàng tháng lại nhận được tin nhắn báo cáo về số tiền gốc và lãi phải trả cho khoản vay mua nhà trả góp của mình.

Anh Q chia sẻ rằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng nhiều tháng qua đã giảm mạnh, tuy nhiên lãi suất các khoản vay của gia đình vẫn không thấy giảm, mà còn tăng. Kể từ đầu năm nay, sau giai đoạn hưởng lãi suất ưu đãi 6,5%/ năm, các khoản vay theo từng đợt giải ngân bị tính lãi suất thả nổi từ mức 10,9%/ năm, rồi lên 12,2%/ năm, hiện tại lên tới 15,4%/ năm, sức ép tài chính là rất lớn.

Gia đình anh Q có dư nợ hơn 1 tỉ đồng. Hàng tháng, số tiền trả gốc lẫn lãi ngân hàng là gần 20 triệu đồng, gấp từ 2-2,5 lần so với trước và chiếm tới 50% thu nhập của cả hộ gia đình. 


Người vay mua nhà ngóng chờ lãi suất giảm
Người vay mua nhà ngóng chờ lãi suất giảm

Chị H (Đống Đa, Hà Nội) cũng đang có khoản vay hơn 800 triệu đồng, với mức lãi suất 12,1%/ năm. Theo chị H, đã có thời điểm lãi suất khoản vay của chị tại ngân hàng lên tới 17%/ năm. Vì quá áp lực nên gia đình chị quyết định vay mượn bạn bè, người thân để tất toán khoản nợ rồi chuyển sang vay tại ngân hàng khác, dễ thở hơn dù lãi suất vẫn cao.

Khách hàng vay mới cũng không khác nhiều. Theo anh C (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tìm hiểu nhiều ngân hàng được biết lãi suất cho vay mới phổ biến từ mức 10-12%/ năm, có khu vực khá mềm chỉ từ 4,99 - 6%/ năm. Tuy nhiên, thông thường mức lãi suất ưu đãi này chỉ giữ trong 3-6 tháng đầu, rồi sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Anh C cho biết thông thường, mặt bằng lãi suất thả nổi tại các nhà băng bằng lãi suất cơ sở hoặc huy động kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 3,5-4%/ năm, ứng với mức lãi từ 13-15%/ năm. Anh e ngại sẽ không kham nổi với điều kiện tài chính hiện tại. Sau nhiều năm ở nhà cho thuê, giấc mơ mua nhà để ổn định cuộc sống của anh vẫn còn xa vời.

Khảo sát cho thấy lãi suất cho vay mua nhà dành cho khách hàng hiện hữu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ 9,1 - 10,9%/năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) duy trì ở mức khoảng 10,7%/ năm, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ 10 - 12,1%/năm, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khoảng 13 - 14%/năm, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) từ 14,6 - 15,4%/năm...

“Mòn mỏi” chờ đợi lãi suất cho vay giảm - ảnh 2

Lãi suất cho vay đối với khách hàng vay mới ưu đãi nhất trong tháng này đang ở mức 4,99%/ năm ở Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Mặt khác, mức lãi suất tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang là 7,8-7,9%/ năm, hay Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 8,49%/năm… Tuy nhiên, đó đều là mức lãi suất ưu đãi áp dụng cho thời gian ngắn, rồi sẽ tính lãi suất thả nổi theo thị trường, mức ước tính là 13,5%/ năm.

Trông chờ lãi suất giảm

Trong vòng chưa đầy 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp. Cùng với đó, mặt bằng lãi suất huy động của các nhà băng giảm mạnh so với đỉnh hồi đầu năm. Tất cả sẽ tạo kỳ vọng kéo mặt bằng lãi suất cho vay hạ nhiệt.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những khách hàng như anh Q hay chị H vẫn phải chịu áp lực trả nợ lớn và tiếp tục đang trông chờ lãi suất giảm. Thậm chí, họ cũng có lúc loay hoay không yên vì không rõ liệu lãi suất có giảm hay còn tiếp tục tăng. Trong khi, với những khách hàng hiện hữu như anh C, cũng phải cân nhắc nhiều thứ khi quyết định vay vốn và cân đối dòng tiền.

Theo lãnh đạo một ngân hàng, đa số các tổ chức tín dụng đã phải huy động với lãi suất cao ở giai đoạn cuối năm 2022.

Bởi vậy, lãi suất cho vay cần có độ trễ nhất định. Tùy vào giá vốn đầu vào và năng lực tài chính mà mỗi ngân hàng có bước điều chỉnh khác nhau. Đáng chú ý, tại thời điểm chi phí vốn tăng cao, các khoản vay cũ sẽ càng khó hạ lãi suất.

Trong khi, nhóm phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng mặt bằng lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động vì độ trễ chính sách, ngoài ra lãi suất giảm đa phần tập trung vào một số doanh nghiệp và ngành nghề ưu tiên.

“Mòn mỏi” chờ đợi lãi suất cho vay giảm - ảnh 3

Hơn nữa, theo báo cáo tài chính quý đầu năm 2023 của 27/28 ngân hàng niêm yết, so với cùng kỳ năm trước, chi phí trả lãi tiền gửi tăng mạnh hơn 50%, trong đó có 9 ngân hàng tăng tới hơn 100% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các chi phí trả lãi tiền vay hay trả lãi phát hành giấy tờ có giá cũng tăng tại đa số các ngân hàng. Điều đó giải thích được phần nào về lý do lãi suất cho vay vẫn chưa thể giảm như kỳ vọng.

Nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho người dân vay mua nhà từ đầu năm đến nay đã được một số nhà băng triển khai. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho vay mua nhà dự án với lãi suất từ 10,8%/năm, lãi suất điều chỉnh với biên độ từ 1%/ năm sau thời gian ưu đãi, trong khi lãi suất Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dành 5.000 tỷ đồng cho vay mua nhà và sửa chữa nhà từ mức 10,68%/ năm, kỳ hạn vay tối đa 30 năm.

Theo kịch bản cơ sở, CTCP Chứng khoán SSI nhận định rằng lãi suất có thể giảm thêm 50-100 điểm cơ bản từ nay đến cuối năm và tiếp tục đi xuống vào năm sau.

SSI dự báo rằng lãi suất huy động giảm đến 250-300 điểm cơ bản so với hồi đầu năm, trong khi mức điều chỉnh lãi suất mua nhà lại chưa giảm đáng kể vì các khoản cho vay mua nhà được đánh giá là khá rủi ro liên quan đến các vấn đề bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện tại, mức lãi suất vay mua nhà dao động ở quanh mức 13%. SSI cho rằng có thể phải cắt giảm thêm lãi suất này từ 150 - 200 điểm cơ bản để có thể kích cầu thị trường. Nhiều khả năng, điều này sẽ xảy ra vào năm 2024.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

11 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

11 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

11 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

11 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

11 giờ trước