Mỗi cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì được nộp giấy tờ đăng ký ở bao nhiêu dự án?
BÀI LIÊN QUAN
Công nhân làm việc trong khu công nghiệp có được mua nhà ở xã hội không?Mua lại nhà ở xã hội bằng giấy viết tay có được không?Vợ đã có nhà thì chồng có được mua nhà ở xã hội không?Hỏi:
Tôi hiện có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nên đã nộp giấy tờ đăng ký ở một dự án nhà ở xã hội rồi, nhưng sợ là không được nên tôi định nộp hồ sơ ở một dự án khác nữa, nhưng người bạn tôi bảo là không được, vậy cho tôi hỏi: Mỗi cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì được nộp giấy tờ đăng ký ở bao nhiêu dự án? Vì gia đình chúng tôi hiện cần một căn nhà để ổn định. Xin cảm ơn.
(Chị Nguyễn Thanh Nhàn, Bình Dương).
Trả lời:
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề chị quan tâm luật sư Diệp Năng Bình – Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh tư vấn như sau?
1. Mỗi cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì được nộp giấy tờ đăng ký ở bao nhiêu dự án?
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định:
Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác.
Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua thống nhất theo thỏa thuận.
Như vậy, chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án, trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, cho thuê, cho thuê mua thì chủ đầu tư nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu nộp tại dự án khác.
2. Tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội có lấy lại được không?
Trường hợp tôi mua nhà ở xã hội đã đặt cọc 10% giá trị nhưng giờ thay đổi ý định không muốn mua nữa thì có lấy lại được tiền cọc không?
Khoản 5 Điều 63 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội quy định tại Điều này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, tiền đặt cọc do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng không quá số tiền đặt cọc quy định trong Khoản 5 Điều 63 Luật Nhà ở 2014. Nếu như không có thỏa thuận khác thì khi chấm dứt hợp đồng bạn sẽ bị mất tiền cọc, tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
3. Nguyên tắc cho vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
Nguyên tắc cho vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành với nội dung như sau:
- Việc cho vay vốn ưu đãi phải đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
- Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
- Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình,
- Các tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức tín dụng được chỉ định có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
Trên đây là nội dung trả lời về nguyên tắc cho vay vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN.