Lý do khiến Shopee phải cắt giảm nhân viên?
BÀI LIÊN QUAN
TikTok Shop - Đối thủ của Shopee ngay trên sân nhà Đông Nam ÁLazada, Shopee hay Tiki sẽ phải khai và nộp thuế thay cho người bán theo đề xuất mới của Bộ Tài chínhĐộng thái mới nhất của Shopee - sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á: Sa thải nhân sự, nhiều thị trường bị cắt giảm hoạt động kinh doanhTheo Zing, số liệu từ iPrice cho thấy, dù có khởi sự muộn ở Việt Nam nhưng Shopee nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc và chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử nội. Và tính đến quý 1/2022, Shopee có đến 84,5 triệu lượt truy cập website mỗi tháng và nhiều gấp 2,6 lần tổng lượng truy cập của 2 sàn lớn tiếp đó là Lazada và Tiki.
Mặc dù vậy, một số nguồn tin ở Shopee tiết lộ công ty đang tiến hành điều chỉnh nhân sự ở các bộ phận cũng như cắt giảm tối đa chi phí từ team building đến bữa sáng của nhân viên. Và phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh kém khởi sắc.
Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Openspace - ông Jessica Huang Pouleur cho biết: “Năm ngoái, dòng vốn giá rẻ được bơm ồ ạt vào thị trường, cho phép các công ty tăng trưởng bằng mọi giá. Khi đó, các công ty đã đẩy mạnh tuyển dụng. Nhưng triển vọng kinh tế xấu đi buộc họ phải cắt giảm nhân sự. Và xu hướng này có thể kéo dài trong vài tháng tới”.
Điểm danh TOP công ty thương mại điện tử phổ biến nhất tháng 8: Shopee vẫn giữ vững vị trí “ngôi vương”
Có thể thấy, trong tháng 8 đa số các công ty thương mại điện tử chứng kiến Total Score tăng lên và chỉ có duy nhất ba công ty chứng kiến Total Score giảm so với những tháng trước, trong đó đáng chú ý là Shopee.Nỗ lực cắt giảm khoản lỗ, Shopee chuẩn bị cắt giảm hàng loạt nhân sự tại thị trường lớn nhất Đông Nam Á
Cơn khát lợi nhuận đang khiến công ty internet lớn nhất Đông Nam Á đang đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí hoạt động của mình.Bức tranh kinh tế trên toàn cầu ảm đạm
Công ty mẹ của Shopee là Sea Limited đang trải qua quãng đường thời gian đáng quên nhất tính từ thời điểm thành lập. Sau thời gian 2 nam chung sống với COVID-19, thay vì tiếp tục đà bùng nổ, Sea đã gặp khó khăn trước hàng loạt yếu tố và đặc biệt là địa chính trị.
Và trong dư âm mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa chấm dứt thì Tập đoàn công nghệ phải hứng chịu thêm áp lực từ tình trạng kinh tế đi xuống của thế giới. Chiến tranh, lạm phát hay chính sách tiền tệ quyết liệt từ phía chính phủ các nước cũng đang khiến cho nền kinh tế trên toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái và kéo tụt nhu cầu tiêu dùng của người dân. Song song với đó, dòng vốn huy động từ giới đầu tư cho các công ty công nghệ cũng rơi vào trạng thái tắc nghẽn khi dòng tiền không còn rẻ.
Và sau khi tiến vào thị trường Đài Loan và Đông Nam Á vào năm 2015, Sea đã tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động của Shopee sang những khu vực khác ví dụ như Mỹ Latinh hay Châu u. Mặc dù chưa được bao lâu thì Công ty TMĐT đã phải cắt giảm nhân công và thậm chí là nói lời chia tay một số thị trường như Ấn Độ, Pháp,...
Hiện, Sea đang sở hữu 3 mảng kinh doanh chính bao gồm giải trí (Garena), TMĐT (Shopee) và dịch vụ tài chính (SeaMoney). Trong đó, mảng TMĐT đang đem đến mức doanh thu chính cho Tập đoàn mặc dù ra đời sau Garena. Và ở quý gần nhất, tức là quý 2/2022, mảng TMĐT cũng như cá dịch vụ khác đóng góp đến 58% tổng doanh thu. Tuy nhiên, chi phí doanh thu của mảng này chiếm đến 72%.
Shopee ghi nhận chỉ thu về 1,7 tỷ USD trong quý 2, thấp hơn so với dự tính 1,9 tỷ USD nhưng lỗ hệ số EBITDA khoảng 648,1 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 11%. Mức lỗ EBITDA điều chỉnh trên mỗi đơn hàng khoảng 0,33USD.
Vào hồi tháng 5, Sea đã phải cắt giảm triển vọng doanh thu ngành thương mại điện tử trong năm 2022 từ mức 8,9 tỷ USD xuống 8,5 tỷ USD.
Trong quý 1 trước đó, doanh thu của Shopee chỉ đạt mức 1,5 tỷ USD cũng thấp hơn kỳ vọng là 1,7 tỷ USD. Đến đầu năm 2022 cũng được xem là giai đoạn tổng đơn hàng lã tổng giá trị đơn hàng của Shopee cũng suy giảm và bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Ở chiều hướng khác, trong đại dịch, hai dữ liệu này của Shopee đều tăng trưởng tốt.
Có thể thấy, doanh thu GAAP của Shopee trong quý IV/2021 đạt mức 1,48 tỷ USD và 4,5 tỷ USD cả năm 2022, so với cùng kỳ năm trước đó tăng lần lượt 125,8% và 156,8%. Sự bùng nổ này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu mua sắm từ xa của người dân ở trong đại dịch. Tuy nhiên thì Shopee cũng lỗ hệ số EBITDA tương ứng là 877 triệu USD và 2,5 tỷ USD.
Nợ phải trả ngày càng lớn
Từ năm 2015, Shopee đã xuất hiện ở Việt Nam. Mặc dù vậy thì khoảng 1 năm thử nghiệm, sàn TMĐT mới chính thức ra mắt vào ngày 8/8/2016. Ở giai đoạn đầu, Shopee chủ yếu hoạt động với mô hình C2C và miễn phí các loại phí giao dịch và hoa hồng. Mãi đến tháng 4/2019 thì sàn mới triển khai thu phí người bán đến hiện tại.
Và việc đưa ra các chính sách thu hút người bán như miễn phí giao dịch, đào tạo shop online… và người mua như giảm giá, khuyến mãi cũng đã giúp lượng truy cập website của Shopee có thể đuổi kịp các đối thủ lớn ở trên thị trường vào thời điểm đó. Dù vậy thì việc đốt tiền cho ưu đãi để lôi kéo cũng như xây dựng thói quen của khách hàng đã khiến cho công ty lỗ đậm.
Theo ghi nhận, năm 2017 - 2018, Shopee Việt Nam không phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Dù thế thì số lỗ của công ty đã tăng từ 619 tỷ đồng trong năm 2017 lên mức 1.901 tỷ đồng, tương đương 207%.
Bên cạnh đó, Shopee cũng đã bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2019, đạt mức 804 tỷ đồng. Như đã đề cập ở trên thì đây là điểm sàn TMĐT bắt đầu thu phí của người dùng. Bước sang năm 2020 - 2021, tức là hai năm đại dịch diễn biến căng thẳng nhất thì Shopee đã thu về lần lượt là 2.307 tỷ đồng và 5.696 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 146%. Shopee cũng đã lỗ 2.411 tỷ đồng vào năm 2019. Tuy nhiên sau đó hai năm thì lỗ của công ty đã được thu hẹp dần ghi nhận lần lượt là 1.610 tỷ đồng và 772 tỷ đồng. Mặc dù vậy thì Công ty TMĐT vẫn phải gánh một khoản nợ phải trả ngày một phình to, từ mức 396 tỷ đồng trong năm 2017 lên 4.888 tỷ đồng trong năm 2020 và 6.404 tỷ đồng trong năm 2021.