meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Lấy ý kiến người dân như thế nào cho sát thực tế?

Thứ sáu, 20/01/2023-08:01
Nếu Quốc hội, Chính phủ có chỉ dẫn sơ đồ luật hóa chính sách thì người dân có thể hiểu được những tác động của Chính sách, Luật đối với người dân thì người dân sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề của luật. Bên cạnh đó, bản thân người dân cũng cần có trách nhiệm trong việc đưa ý kiến.

Ngày 06/01/2023, Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nghị quyết nêu rõ, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Mục đích của việc tổ chức lấy kiến Nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường
GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để hiểu rõ hơn cách lấy ý kiến làm sao để thực chất, khoa học, minh bạch, huy động được trí tuệ của nhân dân. 

-    Tại sao việc lấy ý kiến nhân dân trong sửa đổi Luật Đất đai lần này là thực sự cần thiết, thưa Giáo sư?

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi cần đổi mới cách thức thực hiện nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan, công khai minh bạch, tránh hình thức. 

Chỉ những dự án lớn như Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Đất đai mới tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân.

Việc lấy ý kiến toàn dân về các Luật nói chung là điều quan trọng. Và không phải Luật nào cũng đặt ra yêu cầu lấy ý kiến toàn dân. Ngoài Hiến pháp yêu cầu đặc biệt thì Luật Dân sự và Luật Đất đai là hai luật được lấy ý kiến toàn dân. Trong đó Luật dân sự là điều chỉnh hành vi của người dân, sát sườn với hành vi của người dân. Còn đất đai thì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người dân nên việc lấy ý kiến toàn dân về Luật Đất đai cũng có vai trò quan trọng tương đương Luật Dân sự.

-    Dự án Luật Đất đai sửa đổi có vai trò đặc biệt quan trọng, có sức tác động rất lớn. Vậy theo Giáo sư việc lấy ý kiến toàn dân lần này có điểm gì khác so với các luật khác?


Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.

Luật Đất đai là luật phức tạp, nhiều chính sách. Những người bị tác động tới lợi ích cũng thuộc nhiều nhóm khác nhau, sẽ bao gồm cả nhóm yếu thế, nghèo, không tự bảo vệ được mình và cả người siêu giàu nên mỗi người ở mỗi vị trí sẽ có nhận định khác nhau, liên quan tới lợi ích của mình. Chính vì vậy việc lấy ý kiến là một chuyện nhưng việc phân tích và tiếp thu các ý kiến bằng các tiêu chí như thế nào sẽ là điều cần quan tâm. Điều gì thỏa đáng, điều gì cần sửa đổi, điều gì bảo vệ quan điểm của ban soạn thảo,… sẽ khá phức tạp. Luật Đất đai còn hàng loạt chính sách nếu còn mổ xẻ sẽ còn xuất hiện nhiều ý kiến hơn nữa.

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có báo cáo phân tích về sự liên quan của Luật Đất đai với các luật ở các mức độ khác nhau. Hàng trăm luật liên quan tới Luật Đất đai.

Có thể kể đến Luật quy định về việc đầu tư trên đất như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư,… Hay các vấn đề về tài sản gắn liền với đất: Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật Lâm nghiệp, Luật liên quan đến nông nghiệp. Hay luật liên quan đến bất động sản cho công nghiệp, khu CN, cụm CN, khu kinh tế. Hay các luật liên quan đến hoạt động dịch vụ kinh doanh. Khi sửa Luật Đất đai, ngay trong khu vực quản lý nhà nước đã có nhiều ý kiến của những người quản lý các ngành nghề có liên quan như quản lý nhà ở, quản lý về công nghiệp, thương nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp,…

-    Theo ông, phương thức triển khai lấy ý kiến của nhân dân với Luật Đất đai lần này cần triển khai ra sao cho hiệu quả?

Tôi cho rằng, Luật Đất đai rất rộng và phức tạp nên chúng ta cần phân tích bản chất các điều luật. Việc giám sát việc lấy ý kiến cần được đảm bảo thể hiện bản chất việc lấy ý kiến là đúng đắn. Chúng ta cũng cần đặt ra tầm quan trọng thực sự của việc lấy ý kiến.


Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm cũng như phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan đầu mối lấy ý kiến đối với các nhóm đối tượng cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực.
Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm cũng như phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan đầu mối lấy ý kiến đối với các nhóm đối tượng cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực.

- Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã xác định rõ trọng tâm lấy ý kiến là theo từng đối tượng. Tuy nhiên, với dự án luật có nhiều nội dung khó, bao trùm, mang tính kĩ thuật như Luật Đất đai thì việc lấy ý kiến chất lượng là điều không dễ dàng. Theo ông, cách nào chúng ta có thể tránh lấy các ý kiến chung chung?

Chúng ta cần tránh việc lấy ý kiến như một hình thức. Nếu chúng ta tung văn bản luật ra thì ý kiến nhận được sẽ rất chung chung, thậm chí nhiều ý kiến không thức được thật chất vấn đề. Bên cạnh văn bản luật được coi là văn bản gốc, chúng ta cần phải chuẩn bị những văn bản bổ sung. Người dân thì hiểu về chính sách sẽ dễ hơn về luật nên chúng ta cần có văn bản mô tả về chính sách, sau đó mới giải thích chính sách đó thể hiện ở những điều luật nào, từ đó, người dân mới có thể soi chiếu, tìm hiểu mạch liên quan giữa chính sách được Quốc hội phê duyệt trước đây với việc luật hóa các chính sách đó. Có thể chuyên gia thì có thể quan tâm được luật hóa, còn người dân thì sẽ hiểu hơn về chính sách và có sự soi chiếu chính sách có đổi mới gì so với cũ, từ đó hiểu được điểm mới của luật đang được lấy ý kiến cũng như bản thân sẽ bị tác động như thế nào khi chính sách thay đổi. Điều này cần làm rõ để người dân hiểu được.

Ngay trong chủ trương của Quốc hội và Chính phủ cũng đã đề cập cần có báo cáo viên rành về chuyên môn, phân tích kĩ lưỡng mối quan hệ giữa chính sách với điều luật. Thậm chí cần có tài liệu về chính sách, tác động của chính sách sau đó mới nói tới chính sách thể hiện trong Luật dưới dạng luật hóa như thế nào. Đó là điều quan trọng cho việc người dân nhận thức được tùy trình độ. Làm sao để người hiểu biết ít nhất cũng hiểu được mình chịu tác động của luật này đến đâu. Hoặc các điều luật đang bức xúc trong thực tế sẽ được giải quyết đến đâu.    

Trước khi lấy ý kiến người dân cần gửi văn bản đi tất cả các bộ ngành để lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trước. Mỗi bộ sẽ đóng góp ý kiến tới một góc của vấn đề. Thời gian có thể khoảng 1 tháng để các chuyên gia của bộ phân tích mối quan hệ giữa quản lý của bộ đó so với luật đó sau đó mới tính tới lấy ý kiến toàn dân.

-    Xin cảm ơn Giáo sư!

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều. Về cơ bản, bố cục của dự thảo luật được sắp xếp như luật hiện hành, tăng thêm 2 chương (bổ sung thêm một chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 2 chương).
KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 “biến mất”: Đề xuất ưu tiên mở rộng loại đất làm nhà ở bình dân

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước