meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Đại biểu bàn phương án hậu thu hồi đất

Thứ hai, 14/11/2022-16:11
Theo các ĐBQH, sau khi Nhà nước thu hồi thì cần rà soát nâng mức bồi thường, hỗ trợ cho người dân cho phù hợp; đồng thời thực hiện triệt để việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá công khai, minh bạch.

Cần đảm bảo nhu cầu an cư lạc nghiệp cho người bị thu hồi đất

Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng việc sửa đổi Luật này là hết sức cần thiết nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc tồn tại nhiều năm nay.


Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.
Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.

Về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, Điều 48 của dự thảo luật quy định, trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án nhà ở, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì có quyền tự đầu tư trên đất thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 138 của Luật này. Đại biểu cho rằng quy định này sẽ làm quá trình thu hồi đất kéo dài, đề nghị ban soạn thảo xem xét, cân nhắc để quy định thuyết phục hơn.

Đại biểu chỉ rõ, tại khoản 2 Điều 110 quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Theo đó, tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đề nghị bổ sung nội dung việc ghi nhận hiện trạng đất thu hồi tại thời điểm thu hồi, vì việc này có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, khoản 1 Điều 106 quy định, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, thực tế, mức hỗ trợ thường thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế người dân bỏ ra xây dựng. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định quy trình thẩm định trình phê duyệt bảng giá chuẩn về suất vốn đầu tư xây dựng công trình cụ thể để phù hợp với giá thực tế của tài sản bị ảnh hưởng trong từng dự án.

Ngoài ra, đối với quy định về đất rừng phòng hộ, khoản 2 Điều 189 có quy định rõ Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng đất rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng kết hợp với mục đích kết hợp trồng cây hằng năm, cây dược liệu, chăn nuôi; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí…

Đại biểu cho rằng đây là quy định mới, tạo điều kiện cho người dân sinh sống tại khu vực này phát triển cuộc sống, tuy nhiên hình thức canh tác kết hợp trồng cây hàng năm, chăn nuôi, trồng cây lâu năm vẫn còn bó hẹp. Đề nghị cần quy định mở hơn vấn đề này.

Cùng đặt vấn đề về hậu thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, cần tính toán hỗ trợ vốn ưu đãi, học nghề, việc làm cho người bị thu hồi đất. Cụ thể, theo Điều 86 về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đang có quy định rất rộng. Đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn nữa, xác định giá đất khi giải tỏa, đền bù, quy định rõ khu vực nào là đất quốc phòng, khu vực nào là đất kinh doanh, làm rõ phương pháp xác định giá đất khi thu hồi.


Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước.

Đại biểu cũng cho biết, người bị thu hồi đất không chỉ chịu thiệt hại về đất đai, mà còn chịu thiệt về nhiều tài sản khác gắn liền với đất đai, sinh kế. Đại biểu đề nghị, cần quy định thêm về việc hỗ trợ vốn ưu đãi, học nghề, việc làm cho người bị thu hồi đất, thực hiện đúng mục tiêu “chỗ ở mới tốt hơn nơi ở cũ”.

Về hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, đại biểu cho rằng cả hai phương án đã nêu đều có những mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Đại biểu cho rằng, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động đầy đủ hơn cả hai phương án để có cơ sở vững chắc trước khi đưa ra quyết định, hoàn thiện dự thảo Luật để Quốc hội thông qua.                 

Sửa Luật để không phát sinh khó khăn, vướng mắc

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đã đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức một kỳ họp chuyên đề để thảo luật thật sâu về dự án Luật vô cùng quan trọng này. Đại biểu Trần Văn Khải khẳng định: Có thể nói Đảng, Nhà nước đang rất kỳ vọng vào Quốc hội trong việc thể chế hóa kịp thời, đúng với các chủ trương, chính sách của Đảng. Quốc hội XV đã xác định dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ lập pháp quan trọng nhất của nhiệm kỳ này, chúng ta nghiên cứu sửa đổi các nội dung của Luật thế nào để đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, mong mỏi của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và giải quyết được các thách thức từ thực tiễn.  


Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Vì vậy, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức một kỳ họp chuyên đề để thảo luật thật sâu về dự án Luật vô cùng quan trọng này.

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc- Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, sửa đổi luật là phải tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng doanh nghiệp.

Về quy hoạch sử dụng đất, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, quy hoạch đất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia. Ngoài ra, sửa đổi Luật Đất đai phải có sự rà soát sự chồng chéo với các luật khác, tránh trường hợp khi sửa đổi Luật Đất vẫn phải sửa đổi nhiều luật hoặc Luật Đất đai được thông qua nhưng các luật khác lại gặp nhiều cản trở trong việc thực thi.


Đại biểu Vũ Tiến Lộc- Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc- Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì theo Luật Quy hoạch thì quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia phải là ngọn hải đăng để dẫn dắt cho quy hoạch trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực sử dụng đất đai, huy động nguồn lực đất đai cũng phải tuân thủ Luật Quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa thông qua được quy hoạch tổng thể này.

Vì vậy, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị Quốc hội phải có những nỗ lực vượt bậc để có thể thông qua được quy hoạch tổng thể này để dẫn dắt cho quy hoạch sử dụng đất và chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo được một sự minh bạch, ổn định cho phát triển thị trường đất đai và huy động nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội.

"Luật Đất đai liên quan đến rất nhiều luật có liên quan và khi sửa đổi Luật Đất đai nên việc sửa đổi Luật này trong 3 kỳ họp, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại những chồng chéo, bất cập trong các dự luật khác để đưa ra một quy luật sửa nhiều luật đồng bộ, để Luật Đất đai (sửa đổi) khi đưa vào có thể phát huy ngay tác dụng. Đây cũng là một việc rất quan trọng, nếu không thì chúng ta sẽ gặp lại cbài học trong lịch sử vì Luật Đất đai có thể tốt nhưng mà các luật khác sẽ cản trở việc thực hiện Luật Đất đai", đại biểu Vũ Tiến Lộc cho biết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Các tiệm vàng có thể đang chuyển sang hoạt động ngầm

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

9 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

9 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

9 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

9 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

9 giờ trước