Loạt nhà đầu tư, môi giới bất động sản phải bán nhà, bán xe để “cứu nguy” khi khó khăn bủa vây
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia pháp lý bàn về dự thảo quy định giao dịch nhà đất đều phải lên sànChuyên gia FiinRatings: Hầu hết kiến nghị của các doanh nghiệp đều có cơ sở thực hiệnChuyên gia Savills Việt Nam: 6 tháng cuối năm sẽ chứng kiến làn sóng tích cực từ bất động sảnKhó khăn về dòng tiền, nhiều nhà đầu tư bí bách chấp nhận trả hàng thế chấp lại cho ngân hàng
Theo 24h, trong khoảng 2 tháng quý trở lại đây, áp lực lãi vay ngân hàng tăng cao, trong khi không bán được sản phẩm khiến cho nhiều người phải bán sạch tài sản đó là nhà, ô tô, thậm chí là đứng trước nguy cơ vỡ nợ, gia đình tan nát.
Chị Minh Thùy sống tại Đống Đa - Hà Nội là một nhà đầu tư cho hay, với 5 tỷ đồng tiền mặt, vợ chồng chị đã vay thêm ngân hàng hơn 4 tỷ đồng để đầu tư 5 lô đất ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Bình Dương, Lâm Đồng. Vào giữa năm 2020, khi thị trường có dấu hiệu chững lại giao dịch thì chị vẫn giữ vì muốn giá sẽ tăng thêm vào dịp cận Tết, bởi vì cả 5 lô đất trên đều có vị trí đẹp, gần trung tâm hành chính, khu công nghiệp. Mặc dù vậy, thị trường hạ nhiệt đã khiến cho việc giao dịch - mua bán của chị bị chững lại.
DN than "khó thêm khó" khi ngân hàng yêu cầu giấy phép xây dựng mới cho vay vốn, chuyên gia nói gì?
Chuyên gia cho rằng trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án nhà ở (đồng thời thế chấp quyền sử dụng đất trong dự án/một phần dự án đó) thì không bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. Chỉ trường hợp chủ đầu tư thế chấp bằng một số căn nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án thì giấy phép xây dựng mới là điều kiện tiên quyết để giải ngân.Chuyên gia Đào Phúc Tường: Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2023 và năm 2024
Mặc dù còn khá nhiều thách thức, song chuyên gia tài chính Đào Phúc Tường cho rằng kênh trái phiếu vẫn là kênh đầu tư rất tốt cho năm 2023 và cả năm 2024.Trong khi đó, mỗi tháng chị vẫn phải trả đều tiền lãi cho khoản vay hơn 4 tỷ đồng, tương đương với số tiền là 60 triệu đồng. Hiện tại, với khoản vay hơn 1 tỷ đồng gần đến ngày đáo hạn (vay đáo hạn 1 năm) thì vợ chồng của chị vẫn chưa biết xoay xở bằng cách nào.
Chị Thùy cho hay: “Tôi nhờ môi giới tìm khách bán 2 lô, sẵn sàng cắt đến 20% giá so với thị trường để mong có thể trả hết khoản vay trên, nhưng thực sự là rất khó khăn. Đến ngày đáo hạn tới, nếu như không được tiếp tục gia hạn thì có lẽ vợ chồng tôi sẽ tính vay nóng lãi ngày để trả nợ”.
Cũng vì khó khăn về dòng tiền nên nhiều nhà đầu tư bí bách chấp nhận trả hàng thế chấp lại cho ngân hàng thanh lý hoặc là bán các tài sản giá trị như xe máy, xe ô tô,... để trả lãi ngân hàng. Có không ít trường hợp vay nóng lãi cao bên ngoài để đáo hạn khoản vay theo năm. Đây thực sự là các trường hợp gặp khó khăn nhất khi mà thị trường lao dốc.
Tháng 1/2023, doanh nghiệp môi giới chật vật, thậm chí phải bán tài sản cá nhân
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho biết, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao hiện tại đang cắt lỗ để có thể né gồng ngân hàng. Mức giảm ở các sản phẩm này có thể lên đến 30 - 40%. Đây chủ yếu là những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và dùng đòn bẩy hơn 50% giá trị sản phẩm. Và khi thị trường lao dốc, các nhà đầu tư này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Còn như trong báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, từ giữa tháng 5/2022, thị trường bất động sản đã gần như không tiếp cận được với nguồn vốn để phát triển. Việc tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu và tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng. Doanh thu sụt giảm, chi phí tăng cao bởi chi phí tiếp cận tài chính tăng và chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng,... cũng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản đói vốn và phải tạm dừng triển khai dự án.
Có thể thấy, tình trạng này không chỉ kéo dài một hai tháng mà diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022, càng về sau thì sức khỏe thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng suy giảm.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, số lượng doanh nghiệp bất động sản đã tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng là gần 1.200 doanh nghiệp.
Cũng từ quý 4/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới quá ít. Những doanh nghiệp bất động sản vẫn còn hoạt động phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy cũng như lực lượng lao động.
Thậm chí là dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư và thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai những dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn và dừng IPO,...
Doanh nghiệp môi giới rơi vào tình cảnh khó khăn, lỗ nặng. Có nhiều đơn vị thiếu dòng tiền đã phải nghỉ Tết sớm, cắt giảm nhân sự, giảm lương cũng như đóng cửa văn phòng.
Vào hồi tháng 1/2023, doanh nghiệp môi giới đã rất chật vật, thậm chí có nhiều chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để có thể duy trì được hoạt động cho văn phòng. Số lượng môi giới phải dừng hoạt động lên đến hàng chục vạn người, ước đạt 80% số lượng.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch VARS - ông Nguyễn Văn Đính cho biết, để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ, cần giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của người dân.
Tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng cơ chế cho thị trường bất động sản theo ba nhóm đối tượng. Trong đó bao gồm cơ chế chính sách, chính sách nguồn vốn cho việc phát triển thị trường bất động sản cũng như đối với các dự án bất động sản,...