Phấn đấu lên quận vào năm 2023, bất động sản Gia Lâm nâng cao tiềm năng đầu tư
Tiềm năng từ những lợi thế có sẵn
Theo VnExpress, huyện Gia Lâm đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí để đạt mục tiêu lên quận vào năm 2023, kéo theo đó là các tiềm năng liên tục được nâng cao cho thị trường bất động sản khu vực này.
Sở hữu diện tích đất rộng, còn nhiều quỹ đất sạch, nguồn lực đất đai lớn đã giúp Gia Lâm có những thay đổi tích cực về mặt dân số, giao thông phát triển hơn và hạ tầng xã hội đang được đầu tư đồng bộ, bài bản. Bên cạnh đó, là một đơn vị đi sau nên Gia Lâm lấy đó làm lợi thế để tạo điều kiện thuận lợi xây dựng, phát triển đô thị xanh. thông minh, hiện đại.
Mới đây nhất, UBND TP. Hà Nội đã công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng cho thấy sẽ có 6 cây cầu mới được xây dựng nối hai bờ sông Hồng bao gồm: Cầu Trần Hưng Đạo ở nội đô; Giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy (dự kiến năm 2023 hoàn thành); Cầu Ngọc Hồi; Cầu Mễ Sở ở phía Nam; Cầu Thượng Cát; Cầu Hồng Hà ở phía Bắc.
Đẩy nhanh tiến độ lên quận, thị trường bất động sản Thanh Trì lại “sốt sình xịch”
Sau khi có thông tin quy hoạch lên quận, giá đất tại khu vực huyện Thanh Trì liên tục nóng, mức giá dao động từ 60 - 80 triệu đồng/m2, có nơi rao bán lên đến gần 140 triệu đồng/m2.Hà Nội sẽ có nhiều huyện lên quận
Ngày 5/5, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, trong đó có 4-7 huyện sẽ lên quận.Chuẩn bị lên quận, giá đất Gia Lâm tăng không có điểm dừng
Trước ngày lên quận, giá đất Gia Lâm (Hà Nội) hiện đang ở ngưỡng rất cao so với các khu vực lân cận. Theo đó, đất mặt tiền đường Ngô Xuân Quảng được chào bán với giá 150 - 200 triệu đồng/m2 thì nay được bán với giá quanh ngưỡng 180-220 triệu đồng/m2.Bất động sản Hoài Đức cất cánh trước ngày lên quận nhờ hàng loạt tuyến đường lớn gấp rút triển khai
Bất động sản Hoài Đức đang nóng lên từng ngày nhờ thông tin chính thức lên quận vào năm 2024 và sức bật từ cơ sở hạ tầng được nâng cấp mới. Đây là lực hút vô cùng quan trọng kéo nhiều doanh nghiệp lớn đến đây phát triển hàng loạt các dự án bất động sản quy mô.Đây chính là động lực quan trọng để tạo sự kết nối hoàn chỉnh cho bất động sản khu Đông Hà Nội, nhất là với thị trường bất động sản Gia Lâm. Địa phương này vốn sở hữu vị trí chiến lược khi nằm liền kề hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh - Đây là hai miền đất được xem là “thủ phủ” công nghiệp của miền Bắc. Với sự kết nối này sẽ tạo ra nguồn cầu rất lớn về hạ tầng, nhà ở.
Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng là cửa ngõ liên kết Thủ đô với khu vực “tam giác kinh tế” khu Đông Bắc bao gồm Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh. Do đó, huyện đang là điểm đến sáng giá của xu hướng di cư “hướng đông”, góp phần giải quyết bài toán quá tải về hạ tầng, dân số nội đô.
Cùng với thông tin về việc huyện Gia Lâm lên quận vào năm 2023 là sự xuất hiện của những công trình giao thông quy mô nghìn tỷ, giúp nâng cao vị thế khu vực và đưa Gia Lâm trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
Trước khi nhận được những cơ chế mới, bất động sản Gia Lâm đã chứng kiến sự sôi động và những diễn biến không ngừng của thị trường. Thực tế, địa phương này sở hữu vị trí địa lý đặc biệt cùng những cú hích mạnh mẽ từ hạ tầng giao thông đã khiến mặt bằng giá đất đai huyện vùng ven này liên tục đi lên trong những năm gần đây.
Khảo sát thị trường thực tế cho thấy, vào cuối năm 2021, bất động sản Gia Lâm (TP. Hà Nội) bùng nổ sau khi tiếp nhận hàng loạt tín hiệu tích cực về hạ tầng giao thông. Chẳng hạn như khánh thành công trình nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cầu Vĩnh Tuy 2 bắt đầu triển khai; TP. Hà Nội đồng ý đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại giao đường Ngô Xuân Quảng với QL5, nút giao QL5 với đường Đông Dư - Dương Xá, nút giao đường Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng (Gia Lâm),...
Gia Lâm không ngừng củng cố hệ thống hạ tầng giao thông
Nhìn lại thời gian trước, thị trường bất động sản Gia Lâm bắt đầu sôi động từ năm 2018 khi có đại dự án địa ốc với quy mô 420ha triển khai trên địa bàn đã khiến giá đất nơi đây tăng vọt. Sau đó, hàng loạt các khu đô thị lớn lần lượt xuất hiện trong những năm qua đã thúc đẩy địa phương nhanh chóng phát triển hạ tầng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo dự báo của chuyên gia trong ngành, Gia Lâm sắp tới sẽ đạt đến “độ chín” nhất định về hạ tầng trong 1 đến 2 năm tới. Như vậy, khi khu vực này tiếp tục bước vào đợt sóng mới sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư bất động sản. Mặt khác, giới đầu tư nhiều kinh nghiệm cho rằng, giá nhà đất huyện Gia Lâm tăng cao như hiện tại vì thông tin lên quận là kịch bản đã được dự đoán từ lâu. Chưa kể, khu vực Gia Lâm đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án địa ốc “khủng”, đây sẽ trở thành động lực phát triển về cơ sở hạ tầng và tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản bền vững trong tương lai.
Trong bản Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2030 - 2050 chỉ rõ, khu vực phía Đông Hà Nội được định hướng trở thành một đô thị hiện đại và là Trung tâm Hành chính, thương mại Quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao của Thủ đô. Do đó, Gia Lâm cũng sẽ là vùng trọng tâm được đầu tư phát triển trong vòng 30 năm tới của thành phố Hà Nội.
Hiện tại, mặt bằng giá đất khu vực phía Đông Hà Nội đang ở mức cao kỷ lục. Các nhà đầu tư mạnh về tiềm lực tài chính và nắm bắt thức thời cơ hội đã săn đón khu vực này từ rất lâu, nhưng dư địa tăng trưởng vẫn còn mở rộng. Ông Nguyễn Văn Đính - Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, so với mặt bằng chung trên thị trường bất động sản thì đất tại Gia Lâm đã tăng mạnh trong vòng 3 năm nay. Đáng chú ý là khu vực này không có dấu hiệu sốt ảo hoặc tạo ra bong bóng đất.
Tuy có thể thấy nhiều triển vọng tích cực nhưng nguồn cung bất động sản tại Gia Lâm hiện nay đang hạn chế vì chính sách siết chặt pháp lý. Chủ một sàn môi giới bất động sản khu vực vùng ven Hà Nội cho biết: “Các dự án có được vị trí đón đầu quy hoạch đô thị và hoàn thiện về mặt pháp lý ở thời điểm này thực sự rất khó tìm. Đơn cử như thông tin về một dự án sắp tới của VLand Việt Nam chuẩn bị ra mắt tại Gia Lâm cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư”.