Đẩy nhanh tiến độ lên quận, thị trường bất động sản Thanh Trì lại “sốt sình xịch”
BÀI LIÊN QUAN
Bí quyết "không dậy sớm" vẫn trở thành triệu phú của Aaron Levie: Học hành dang dở, 10 giờ sáng mới thức giấc vẫn kiếm bội tiềnĐột nhập 'thành trì' mới khổng lồ và độc đáo của Google ở Thung lũng Silicon, cảnh tượng bên trong khiến nhiều người lóa mắtDanh sách chung cư huyện thanh trì sắp mở bán chính xác nhấtGấp rút trong “cuộc đua” hạ tầng
Lộ trình thực hiện các tiêu chí lên quận của “cửa ngõ phía Nam Hà Nội” đang dần hoàn thiện và đã có những thành quả đáng kể, và một trong những kế hoạch rút ngắn thời gian lên quận là "cuộc cách mạng" về hạ tầng giao thông.
Huyện đang từng bức gấp rút hoàn thiện các dự án đường giao thông trọng điểm như: Đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh; đầu tư cải tạo đường Nguyễn Bồ lên dốc Đồng Trì, xã Yên Mỹ; nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối Quốc lộ 1A với đường Ngọc Hồi - Vũ Lăng. Bên cạnh đó, 18 tuyến đường có tổng chiều dài hơn 30km nhằm khớp nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận. Thanh Trì cũng đang đẩy mạnh những dự án lớn như đường vành đai 3.5 đi cầu Ngọc Hồi, đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ - vành đai 3...
Việc đẩy nhanh tiến độ hạ tầng giao thông, phát triển đồng bộ các dự án sẽ là cơ sở quan trọng đẩy nhanh tiến độ lên quận của Thanh Trì.
Mới đây, tại buổi làm việc Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, ông Nguyễn Việt Phương, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì cho biết, hiện huyện đã đạt 24/27 tiêu chí lên quận, còn 3/27 tiêu chí vẫn chưa hoàn thành bao gồm: Mật độ giao thông đô thị; Cân đối thu - chi ngân sách; đất cây xanh công cộng chưa đạt, huyện đang từng bức hoàn thiện và đã ghi nhận được nhiều chuyển biến tích cực.
Các giải pháp để hoàn thiện 3 tiêu chí cũng đã được xây dựng và định hướng rõ ràng. Cụ thể, huyện Thanh Trì dự kiến đến hết năm 2022 sẽ đạt chỉ tiêu "đất cây xanh công cộng", đạt khoảng gần 110 % tỷ lệ cân đối thu - chi ngân sách vào hết năm 2025 và hoàn thiện tiêu chí "mật độ đường giao thông đô thị".
Thị trường bất động sản lại “sốt”
Việc Thanh Trì được quy hoạch lên quận càng làm "thánh địa" hiện tại của thị trường bất động sản gia tăng sức hút, với mức tăng từ 10-20% theo từng năm.
Theo khảo sát của phóng viên, giá đất tại khu vực Thanh Trì dao động trong khoảng 60-70 triệu đồng/m2, có nơi có mức giá cao hơn tùy thuộc vào từng vị trí. Địa điểm nóng nhất phải kể đến là khu vực trung tâm huyên Thanh Trì, cụ thể như mặt đường Ngọc Hồi - Văn Hiển với mức giá dao động từ 80-130 triệu đồng/m2.
Trên website, diễn đàn bất động sản, giá bán đất tại huyện Thanh Trì cũng diễn ra khá sôi động, thậm chí còn cao ngang ngửa với giá đất khu vực nội thành. Đơn cử như một mảnh đất có diện tích 88m2 được rao bán với giá 11,9 tỷ đồng, tương đương 135 triệu đồng/m2. Mảnh đất được giới thiệu là đỉnh cao khi kề sát mặt đường 25m thông ra Quốc Lộ 1A.
Hay một mảnh đất tại khu vực Triều Khúc, với diện tích 50m2 được rao bán với giá 4,1 tỷ đồng, mức giá này tương đường với hơn 80 triệu đồng/m2.
Hoặc mảnh đất có diện tích 80m2 được rao bán với giá 6 tỷ ở khu vực phố Ngũ Hiệp, tươn đương với 95 triệu đồng/m2.
Dưới góc độ là chủ đầu tư, đại diện Công ty TNHH Phát triển Đô thị và Xây dựng 379 cho rằng, bất động sản phía Nam Hà Nội đang là "mỏ vàng" đầy nhiều tiềm năng, đây cũng là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Trên thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư nhảy vào vùng đất này như Hateco Hoàng Mai, Gamuda Gardens, Helios Tower,... hay như thời gian gần đây là Athena Complex Pháp Vân.
Còn theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, giá cả hay giá trị của các dự án không phải trong mọi trường hợp lên quận đều tăng.
Có nhưng khu vực giai đoạn đầu không tăng, giá cả thị trường duy trì ở mức ổn định nhưng vài năm sau mới có sự tăng trưởng về giá khi có các yếu tố đồng thời được phát triển và cải thiện.
Bà Hằng cũng cho biết, có những dự án bất động sản khi chưa lên quận đã cao hơn các dự án cùng hàng ở khu vực nội thành.
Đồng ý kiến, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khi một khu vực được quy hoạch từ nông thôn lên phường hoặc quận thì khu vực đó phải đạt bao nhiêu phần trăm tỷ lệ đô thị hóa, đường sá, hạ tầng được đầu tư bài bản cả về hạ tầng giao thông lẫn hạ tầng xã hội.
Đấy cũng là yếu tố kéo tăng giá trị bất động sản, nhưng nếu khu vực đó chưa có hạ tầng, động thái đầu tư, nâng cao các hạng mục cũng như tiêu chuẩn sống thì đó cũng chỉ là tăng ảo.
Cũng đưa ra nhận định về thị trường bất động sản tại huyện Thành Trì, chuyên gia bất động sản Phạm Đức Thắng cho rằng, huyện Thanh Trì đang có sức hấp dẫn lớn nhờ lợi thế hạ tầng nội bật, quỹ đất và triển vọng lên quận trong thời gian tới sẽ mang lại lợi ích lớn cho địa bàn và cả các huyện lân cận bứt phá mạnh mẽ. Đây sẽ là cơ hội vàng cho khu Nam Thủ đô bứt tốc phát triển, khẳng định được vị trí trên thị trường bất động sản Hà Nội cũng là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Nhìn lại ví dụ điển hình từ khu vực Từ Liêm trước năm 2014, nhiều nhà đầu tư đã gạt hái được quả ngọt, bởi sau khi được lên quận giá bất động sản đã tăng nhanh.
"Cho đến nay, giá bất động sản tại khu vực Từ Liêm vẫn ở mức cao so với 6 năm về trước. Khả năng lịch sử có thể được lặp lại tại huyện Thanh Trì, điều quan trọng là nhà đầu tư cần chọn điểm rơi - giai đoạn thị trường bắt đầu vào đà và tiềm năng tăng trưởng là rõ rệt" - ông Thắng nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền, bởi lẽ nhiều khu vực ở huyện Thanh Trì đang có tình trạng sốt ảo. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về mảnh đất mà mình muốn đầu tư thay vì chỉ nghe ngóng thông tin "sớm được quy hoạch" hay "sẽ sớm có dự án mở". Đồng thời tham khảo thêm tin tức, những đơn vị quản lý Nhà nước cũng nhu tham khảo giá đất các khu vực lân cận để có sự so sánh chính xác.