Lật tẩy chiêu trò "chăn dắt" nhà đầu tư của giới "cò đất": Chuyên gia khuyến cáo cần phải tìm hiểu kỹ để đánh giá đó là thị trường thật
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới bất động sản và những "góc tối" trong nghề“Cuộc chiến” nguồn cung ngày càng gay gắt, sàn giao dịch BĐS “đau đầu” tìm nguồn hàng tốt cho môi giớiTâm sự nghề môi giới: Muốn kiếm tiền là phải biết "lăn xả", thời ngồi phòng lạnh "há miệng chờ sung" đã không cònMa trận “chăn dắt” nhà đầu tư của giới “cò” đất
Theo Nhịp sống kinh tế, câu chuyện cò đất tạo ra những cơn sóng đất, thổi giá không còn là mới. Tuy nhiên, trong những cơn sóng đó đã có nhiều nhà đầu tư tay mơ mắc cạn một cách đầy cay đắng. Đơn cử như hồi tháng 3 vừa qua, lợi dụng giá đất ở khắp nơi tăng mạnh cùng với đó là việc nhà đầu tư đổ xô vào đất đai. Một nhóm môi giới của sàn bất động sản ở X.Đ tại Bắc Ninh đã khuấy động việc mua bán tại một dự án bất động sản ở trên địa bàn. Trong thời gian 2 năm qua, giá đất tại dự án này đã tăng từ 3 - 4 lần. Dù thế, so với mặt bằng giá chung thì giá đất của dự án này vẫn còn khá rẻ. Khi nắm được điều này, đội môi giới của sàn X.Đ đã tung tin đồn sắp có dự án có sổ đỏ. Cùng với đó là một môi giới còn tung tin mua gom vào 20 lô đất dự án V.Đ. Khi thấy thông tin như thế, cùng với giao dịch nhộn nhịp đã có nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại nhảy vào cuộc chơi.
Và chị N.K.L là một trong số những nhà đầu tư tham gia vào đợt tạo sóng của đội môi giới. Thời điểm trước đó, chị L đã có nắm giữ một số lô đất của dự án V.Đ. Chính vì thế, môi giới có liên hệ và trả chị 2,1 tỷ đồng, trong khi chị mới mua các đó 8 ngày với giá là 1,95 triệu đồng. Nhận thấy có lãi nên chị đã đồng ý bán và nhận cọc 100 triệu đồng với điều kiện nếu như phá cọc thì sẽ đền tiền gấp đôi. Sau đó 1 tuần - là ngày giao dịch làm giấy tờ mua bán thì có tin lô đất của chị L đã có người chấp nhận mua với giá là 2,5 tỷ đồng. Nhận thấy giá tăng, chị L đã phá cọc và chấp nhận đền tiền.
Tâm sự về nghề môi giới bất động sản: Sự thật về nghề và mức hoa hồng có tháng đạt gần 1,5 tỷ đồng
Nghề môi giới được xem là nghề có nhiều định kiến nhưng không phải ai cũng có thể trụ lại được.Lột trần chiêu "cắt máu" của môi giới trên thị trường bất động sản: Chuyên gia cảnh báo người mua đừng “tham bát bỏ mâm”
Trên thực tế, việc môi giới cắt máu phần hoa hồng, có nhiều người tưởng mình đã được hưởng lợi tuy nhiên hành động này được các chuyên gia cảnh báo là "tham bát bỏ mâm".Không những nhận được tiền đền cọc từ phía chị L mà đội môi giới sàn X.Đ đã cho một nhóm khác mời chào chị này mua thêm 2 lô đất khác mà nhóm đã gom mua trong đợt tạo sóng này. Khi thấy giá tăng qua nhanh lại đang sẵn có tiền nên chị L nghĩ sẽ đặt cọc và 20 ngày sau mới phải vào tiền. Cũng trong thời gian đó, chị L sẽ ký gửi môi giới bán cho với mức giá chênh lên. Nghĩ là làm, chị L đã đặt cọc 2 lô đất mà môi giới mời chào.
Tuy nhiên, chị La lại không biết rằng bản thân đang bị đội môi giới của sàn X.Đ đưa vào ma trận đã được lập ra từ trước. Và đợt thổi giá này đã nhanh chóng bị xì hơi, nhiều nhà đàu tư chỉ tính lướt sóng đã chấp nhận việc bỏ cọc. Còn đối với chị L thì sau khi không tìm được người mua, đến thời gian vào tiền chị đã chấp nhận đi vay ngân hàng để vào tiền nếu không với hai lô đất đó chị sẽ bị mất đến 400 triệu đồng. Bên cạnh đó cũng có nhiều hình thức khác mà được biết đến trong lĩnh vực bán dự án bất động sản như dàn dựng việc tranh mua, tranh bán hay chốt cọc liên tục để dụ nhà đầu tư mua rồi vẽ ra quy hoạch cũng như dự án ảo,... Và với những hình thức cao tau, tinh vi của giới cò đất, khách hàng chính là những người dễ dàng bị rơi vào ma trận. Một nhà đầu tư có kinh nghiệm chia sẻ rằng: "Mánh tung tin đồn về quy hoạch hay chuẩn bị có dự án có từ lâu nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn dễ rơi vào. Nhất là trong năm nay đẩy mạnh đầu tư công, nhiều địa phương công bố quy hoạch, nhiều môi giới lợi dụng điều này để thổi giá gây sốt ảo”.
Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính đưa ra khuyến cáo: "Nhà đầu tư nên hết sức cẩn trọng trong việc tìm thị trường thời điểm này. Cần phải tìm hiểu kỹ để đánh giá chắc chắn là thị trường thật, đặc biệt địa phương thời gian qua giá bất động sản đã tăng cao, những địa phương có phong trào mua đất đai mà không chú trọng vào sản xuất, kinh doanh. Tất nhiên, nhà đầu tư đổ tiền vào những khu vực đang nóng sốt có thể lướt sóng kiếm được nếu nhà đầu tư đó may mắn. Nhưng khả năng may mắn đó không chắc chắn lắm vì có thể bị Nhà nước kiểm soát, siết lại, thu lại rất cao. Cho nên, không nên thử vận may trong kiểu rủi ro đó mà nên tìm thị trường chính thống, được pháp luật bảo hộ kinh doanh. Đừng thử vận may ở những thị trường bát nháo”.
Cò đất liên tục đổi chiêu, nhà đầu tư cẩn thận sập bẫy
Khi thời điểm dịch bệnh diễn ra trên cả nước đã làm cho thị trường bất động sản bị đóng băng khiến cho hàng trăm sàn giao dịch bị đóng cửa. Lúc này giới cò đất đã không có đất dựng võ mà phải đợi dịch bệnh đi qua. Vậy nên, khi thị trường đã được phép hoạt động trở lại, nhiều cò đất đã tạo ra nhiều chiêu trò để gài bẫy nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Nếu như không tỉnh táo thì chắc chắn nhà đầu tư dễ bị sập bẫy. Bà Đỗ Thu Nga - một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp tại Hà Nội cho hay: "Một trong những chiêu thức mà giới cò đất dùng chính là mưa dầm thấm lâu".
Nhà đầu tư này tiết lộ, với chiêu trò này, giới cò đất đã thường xuyên đăng tải các thông tin gây sốc về thị trường lên mạng xã hooin để kích thích các nhà đầu tư. Điển hình như cắt lỗ sâu các căn hộ bình dân sau đại dịch, thanh lý bất động sản thế chấp ngân hàng hay chủ đầu tư hùn vốn, giảm giá mạnh tay,... Trong trường hợp lỡ để lại thông tin liên lạc trên những bài quảng cáo đó thì mỗi ngày nhà đầu tư sẽ phải nhận hàng trăm cuộc gọi từ giới cò đất.
Chiêu này được xem là dễ gặp ở trong giai đoạn cách ly dịch bệnh. Với việc sử dụng nhiều lời mời gọi dồn dập hấp dẫn ví dụ như: "Anh, chị nên đầu tư vào dự án này", "chắc chắn sẽ có lời từ 20 - 30% chỉ sau 1 năm, hoặc nếu không ngay thì mai hết cơ hội làm giàu",...
Nhà đầu tư này nói thêm: "Tôi không khẳng định các lời mời tư vấn đó có lừa đảo hay không nhưng mức lợi nhuận mà họ dưa ra là 20 - 30% sau 1 năm đầu tư là có vấn đề. Bởi sẽ không ai có thể đoán được chính xác 10% diễn biến của thị trường trong những năm tới".
Cũng theo tiết lộ của bà Nga, thời điểm hậu COVID-19 đã có nhiều công ty bất động sản rơi vào tình trạng khát vốn nên phải đẩy mạnh việc bán hàng để tạo ra sự thanh khoản cũng như dòng vốn mới. Chiêu trò của các công ty địa ốc này chính là sẽ dùng lời nói để đưa nhà đầu tư rơi vào thế bị động. Trong đó, nhân viên tư vấn của công ty địa ốc sẽ có nghĩa vụ tư vấn cho nhà đầu tư phải mua ngay trong hôm nay để có thể nhận được ưu đãi của chủ đầu tư hoặc chỉ còn ít sản phẩm đưa ra thị trường và nếu không mua ngay sẽ hết suất. Trên thực tế, nhiều dự án căn hộ, chung cư, đất nền đang ế nhưng họ vẫn báo sản phẩm của mình đang trong tình trạng cháy hàng. Bà Nga cho rằng nhà đầu tư không nên tin tưởng hoàn toàn vào dân môi giới bởi vì dễ bị dắt mũi. Thậm chí có nhiều công ty thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan tìm hiểu dự án, tổ chức hội thảo, sự kiện và mời các nhà đầu tư nhỏ lẻ tới tham dự. Vậy nên, giới đầu tư cần phải thận trọng để không rơi vào bẫy mà giới cò đất đã giăng sẵn.