Môi giới bất động sản và những "góc tối" trong nghề
BÀI LIÊN QUAN
Tâm sự nghề môi giới: Người mua tranh nhau đẩy giá lên, cả đời chưa thấy bao giờ!Một miếng đất "ẵm" 10 lần phí môi giới: Chuyện lạ có thật!Bài học từ nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu: Môi giới cổ súy cho những doanh nghiệp kém chất lượng, ông chủ "rút ruột" nhà đầu tư để nhét đầy túiĐòn “cắt máu”, “cướp khách” diễn ra thường xuyên
Theo Diễn đàn doanh nghiệp, giám đốc một Sàn giao dịch bất động sản đã kể lại câu chuyện anh mất một khách hàng VIP của công ty mình khi bị chính đơn vị phát triển dự án mà công ty anh tham gia phân phối "qua mặt" khi đã sẵn sàng chiết khấu cao hơn cho khách hàng. Cụ thể, câu chuyện anh kể giá lô góc dự án E ở Điện Bàn, Quảng Nam mà đơn vị phát triển là công ty W đưa ra giá 3,2 tỷ đồng sau khi đã trừ các chiết khấu. Bởi đây là khách hàng VIP của công ty nên sau một hồi thương lượng, lãnh đạo đơn vị phát triển dự án đồng ý giảm thêm 30 triệu đồng và chốt giá 2,9 tỷ đồng cho lô đất nói trên. Và đến ngày hẹn ký hợp đồng, khách hàng lên nhưng không ký nói cảm thấy bản thân bị hớ.
Vị giám đốc này kể: "Mấy hôm sau khi nhân viên công ty gọi điện lại cho khách hàng để hỏi thăm tình hình thì bị mắng té tát với lý do vì sao ông khách VIP của công ty vẫn bị kê giá. Nói xong ông tắt máy luôn. Hỏi ra mới biết là khách hàng vừa về tới nhà, nhân viên của công ty phát triển dự án gọi điện nói lãnh đạo đồng ý sẽ giảm thêm cho khách thêm 200 triệu đồng nữa - chốt giá là 2,7 tỷ đồng. Tôi cũng không hiểu vì sao công ty W lại hành xử như thế khiến cho chúng tôi vừa mát khách, vừa mất uy tín bởi vì bị cho là kê giá".
Tâm sự nghề môi giới: Muốn kiếm tiền là phải biết "lăn xả", thời ngồi phòng lạnh "há miệng chờ sung" đã không còn
Hiện nay, môi giới đã qua cái thời ngồi phòng lạnh đợi khách hàng đến để tư vấn, rồi chốt rồi nhận tiền. Sẽ có những lúc gặp trường hợp vừa khóc vừa cười, có những lúc thấy bán hàng quá cực mà bán xong lấy phí còn cực hơn.“Cuộc chiến” nguồn cung ngày càng gay gắt, sàn giao dịch BĐS “đau đầu” tìm nguồn hàng tốt cho môi giới
Thực tế cho thấy, nguồn cung của thị trường bất động sản hiện nay ít, sản phẩm khan hiếm nên nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rất đau đầu với việc tìm nguồn hàng tốt để giữ chân nhân viên và duy trì hoạt động.Ngoài ra, một sàn giao dịch khác cũng cho biết cũng đã bỏ nhiều tiền vào chạy quảng cáo mới có thể chốt được một khách mua đất nền của dự án tại đường Nguyễn Sinh Sắc (Đà Nẵng) nhưng cuối cùng lại bị hủy lịch. Tuy nhiên thì đến lễ mở bán, sàn giao dịch nói trên không ký được hợp đồng với khách vì thấy bị đơn vị phát triển dự án chơi đểu.
Anh cho biết thêm: "Khách hàng của chúng tôi trong danh sách ưu tiên mua hàng là ưu tiên 1, khách hàng của đơn vị phát triển dự án là ưu tiên 2. Trong ngày mở bán, đơn vị phát triển dự án giấu hợp đồng của lô đất, không cho ưu tiên 1 ký hợp đồng chuyển cọc, hết thời gian ưu tiên 1 họ đưa hợp đồng ra cho ưu tiên 2 – khách hàng của đơn vị phát triển dự án mua. Bên cạnh đó, cũng công ty này, lúc mở bán dự án theo nguyên tắc công ty chúng tôi có cung cấp thông tin khách hàng mua cho bên đơn vị phát triển dự án rồi sau đó họ đã dùng số điện thoại mà chúng tôi cung cấp, gọi điện trực tiếp cho khách hàng để qua mặt, chào bán cho khách thêm một lô khác với chính sách có nhiều ưu đãi hơn".
Một môi giới kỳ cựu tại Hòa Xuân kể câu chuyện về một khách hàng của mình đến xem đất và đã cơ bản chốt được 99% một lô đất tại đây. Và trong câu chuyện bên lề khi chuẩn bị các thủ tục để ký hợp đồng, vị khách này này nói có quen chị M - lãnh đạo của một sàn giao dịch M với câu slogan "Đối tác chiến lược lớn nhất của Tập đoàn S". Môi giới này cho biết thêm, khách hàng xin số điện thoại gọi cho M, cho biết mình đang chuẩn bị mua lô đất này thì chị M nói đừng mua, chị không biết chúng tôi là ai, chị là đối tác chiến lược lớn nhất của tập đoàn S nên qua chị mà mua để được ưu đãi. Khi nghe nói vậy, khách hàng đã bỏ đi luôn.
Cũng trong chính các sàn giao dịch, sales cũng chơi đòn bẩn với nhau, có nhiều môi giới đã phải dùng đến chiêu giảm giá hay tự trích phần hoa hồng của mình để bớt cho khách hàng nhằm lấy lại doanh số. Chính vì thế, trong nghề môi giới thì hành động này được gọi là cắt máu.
Đối với những lô đất có giá trị thấp thì không nói nhưng đối với bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng thì phần hoa hồng cho mỗi sản phẩm có khi lên đến vài trăm triệu đồng nên khách hàng sẽ chọn ngay các sales chơi trò này.
Nghề môi giới cần được “làm sạch”
Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land - bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: "Chiêu thức cạnh tranh kém lành mạnh trong các nhóm môi giới không chỉ là hiện tượng cục bộ mà còn phản ánh một thực trạng gốc rễ của ngành bởi việc thiếu hụt các quy chuẩn về nghề cũng như các chế tài cụ thể cho người lao động trong lĩnh vực này".
Đến những năm 2006, 2007 mới có những quy định thành lập sàn giao dịch bất động sản và nhân viên phải có chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực này mới có thể hành nghề. Cũng nhờ các quy định này mà thị trường khi có trở nên đồng bộ hóa, chuyên nghiệp hơn một chút.
Vị lãnh đạo này cũng bày tỏ, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các môi giới cần được giải quyết ở gốc rễ và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên.
Đầu tiên là các cơ quan quản lý phải ban hành những quy chuẩn cụ thể về năng lực môi giới, quy trình đào tạo, quản lý phân cấp cùng các chế tài nếu có tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai chính là các doanh nghiệp cần phải đưa ra lộ trình phát triển cho môi giới và để cho nhân sự nhìn thấy được rõ con đường dài hạn thay vì tập trung từng khoản lợi nhuận manh mún.
Cuối cùng chính là sự tử tế của môi giới. Chúng ta đang bán sản phẩm với giá trị lớn nên không thể nào đạt được lợi ích của mình mà ảnh hưởng đến đối tác hay khách hàng. Vậy nên, môi giới cần phải có trách nhiệm với khách hàng. Thị trường rất nhỏ nên nếu muốn làm tốt thì hãy chú trọng làm thật đúng và thật quy chuẩn.