meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Làn sóng "thoát hàng" homestay lan rộng

Thứ năm, 15/06/2023-07:06
Thay vì lời chào giao bán sinh lời tốt, pháp lý đầy đủ thì nay, “cắt lỗ”, “vỡ nợ cần bán gấp”, “giảm giá tới 50%”,... là những thông tin dày đặc trong các bài đăng rao bán homestay.

Cắt lỗ vẫn không có người mua

Thời điểm năm 2019, nhiều nhà giàu tại Hà Nội đổ xô nhau về các vùng ven Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây, Quốc Oai, Ba Vì và một số huyện ở Hòa Bình để tìm kiếm và đổ tiền mua quỹ đất rộng hàng nghìn m2 để xây homestay. Khi đó, trào lưu kinh doanh homestay rất sôi động. Những mảnh đất rộng tại các vùng ven này cũng lên giá từng ngày. Tiền đất mua vài tỷ, còn lại chủ đầu tư phải đổ tiền vào xây dựng hạ tầng, khu nghỉ dưỡng, tổng đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.


Tiền đất mua vài tỷ, còn lại chủ đầu tư phải đổ tiền vào xây dựng hạ tầng, khu nghỉ dưỡng, tổng đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tiền đất mua vài tỷ, còn lại chủ đầu tư phải đổ tiền vào xây dựng hạ tầng, khu nghỉ dưỡng, tổng đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.

Anh Nguyễn Tuấn Anh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thời điểm năm 2020, trào lưu đầu tư làm homestay đang sốt, anh bỏ 7 tỷ đồng để mua hơn 5000 m2 đất tại Ba Vì (Hà Nội). Sau khi mua, anh đã phải bỏ thêm khoảng hơn 8 tỷ để đầu tư xây dựng khuôn viên vườn cùng 2 căn homestay.

Thế nhưng không may cho anh, khi xây dựng xong thì dịch COVID-19 bùng phát, chưa kịp mở cửa, homestay đã phải đóng cửa. Sau đó, dịch bệnh được kiểm soát, du lịch phục hồi nhưng vì khó khăn chung, lượng khách không được như kỳ vọng, phòng trống nhiều, thường chỉ có khách vào cuối tuần và những dịp lễ Tết. Trong khi đó, mỗi tháng anh mất thêm khoảng 20 triệu đồng chi phí vận hành, thuê người trông nom, dọn dẹp khu homestay.

Anh Tuấn Anh chia sẻ, khi làm homestay, anh có vay 30% giá trị, thời điểm này, chi phí vận hành lớn, doanh thu nhỏ giọt, lãi vay tăng cao khiến anh quyết định bán lại homestay. Sau nhiều tháng tự tìm kiếm khách mua, anh Tuấn Anh nhờ tới môi giới hỗ trợ nhưng đến nay có rất ít người quan tâm. “Nếu khách thiện chỉ, bán được nửa giá tôi cũng đồng ý”, anh Tuấn Anh nói.

Cùng cảnh ngộ, chị Nguyễn Thanh Thúy (Ba Đình, Hà Nội) đã đầu tư 5 tỷ đồng cả nhà và đất để đầu tư homestay tại Lương Sơn Hòa Bình năm 2021. Mảnh đất có diện tích 1.500m2 trong đó 200m2 là đất thổ cư, còn lại là đất vườn, chị Thúy đầu tư xây dựng căn nhà 2 tầng cũng hệ thống cảnh quan để cho khách thuê nghỉ. Thế nhưng cũng chỉ cho thuê được vào cuối tuần, trung bình mỗi cuối tuần chị thu được 3-4 triệu đồng từ homestay, tháng nào có khách đủ các cuối tuần thị chị mới có vừa đủ chi phí duy trì homestay này. Tháng nào khách vắng, chị phải bỏ tiền túi ra để bù chi phí vận hành cho homestay. Ngán ngẩm, chị Thúy cũng rao bán với giá 3 tỷ đồng, lỗ mất 2 tỷ đồng nhưng 3 tháng nay vẫn chưa có ai hỏi mua.


Đầu tư lớn, đi vay lãi suất cao, trong khi chi phí thu được từ homestay không đủ để trang trải khiến chủ sở hữu đối diện với áp lực ngày càng lớn.
Đầu tư lớn, đi vay lãi suất cao, trong khi chi phí thu được từ homestay không đủ để trang trải khiến chủ sở hữu đối diện với áp lực ngày càng lớn.

Nhiều chủ homestay cho biết, thị trường không có giao dịch đặc biệt là các bất động sản nghỉ dưỡng. Phân khúc này khá kén khách mua, sức cầu yếu. Trong khi đó, những người bán đã chấp nhận giảm giá sâu do khó khăn về dòng tiền. Đầu tư lớn, đi vay lãi suất cao, trong khi chi phí thu được từ homestay không đủ để trang trải khiến chủ sở hữu đối diện với áp lực ngày càng lớn.

Tuy nhiên, các căn homestay có quy mô nhỏ khoảng 1-2 tỷ đồng thì còn có giao dịch, các homestay có giá trên 5 tỷ khá khó tìm khách.

Mua hời nhưng cẩn trọng

Trao đổi với PV về làn sóng cắt lỗ homestay nhưng vẫn thưa khách, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho biết, việc tăng giá nhanh trong giai đoạn sốt đất đã khiến không chỉ phân khúc đất nền mà phân khúc villa, homestay, biệt thự nghỉ dưỡng cũng đã tăng theo. Tuy nhiên, khi thị trường trầm lắng thì tất cả các phân khúc này cũng rơi vào trầm lắng, thanh khoản thấp.


Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội

Giờ đây, chủ nhà đều đã chủ động hạ giá bán để mong tìm được khách hàng. Tuy nhiên mức giá vẫn cao, nhà đầu tư thì có tâm lý chờ xuống giá nữa mới xuống tiền.

Mặc dù đang có làn sóng cắt lỗ, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hiện tượng cắt lỗ chỉ đến từ nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, vào tiền lúc đỉnh sốt, còn với những người không bị áp lực tài chính thì vẫn hoàn toàn có thể đi đường dài với loại hình này, đây vẫn là “của để dành” với nhà đầu tư.

Anh Nguyễn Tuấn Đạt, một môi giới chuyên các sản phẩm homestay ở Hòa Bình cho biết, thực tế việc mua đi bán lại homestay tại thời điểm này khó “chốt deal” lý do bởi mặt bằng giá đã được đẩy lên cao. Có tới 80% lượng rao bán mang tên “cắt lỗ” nhưng thực tế chỉ là “cắt lãi”.

Anh Đạt dẫn chứng, một căn homestay anh vừa bán thành công tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình với giá 4,5 tỷ đồng dù giá đã giảm 1,5 tỷ đồng so với đầu năm 2022 thì chủ nhà vẫn lãi trên 300 triệu đồng.

Cũng theo anh Đạt, thời điểm hiện tại, giá sẽ không giảm kịch sàn nhưng thị trường sẽ có các sản phẩm chủ đầu tư “cắt lãi”, đây là cơ hội cho những người sẵn tiền mặt bởi với giá hiện nay là khá tốt.


Nếu mua homestay thời điểm này giá rõ ràng là có lợi, nhưng người mua cần cân nhắc trước khi mua để giảm rủi ro, nhà đầu tư không chỉ cần tham khảo về giá mà còn cần tìm hiểu kĩ về tiềm năng khách hàng cũng như các yếu tố pháp lý, quy hoạch của mảnh đất.
Nếu mua homestay thời điểm này giá rõ ràng là có lợi, nhưng người mua cần cân nhắc trước khi mua để giảm rủi ro, nhà đầu tư không chỉ cần tham khảo về giá mà còn cần tìm hiểu kĩ về tiềm năng khách hàng cũng như các yếu tố pháp lý, quy hoạch của mảnh đất.

Còn chị Nguyễn Hà Hằng, một môi giới cũng vừa chốt bán được 1 homestay tại Sóc Sơn thì cho rằng, nhà đầu tư cũng nên thận trọng, bởi đôi khi đất rừng tại các vùng ven Hà Nội được rao bán rầm rộ với giá rẻ 3-7 triệu đồng/m2 lại chưa phải là hời. Bởi theo quy định, việc chuyển nhượng khá phức tạp, chưa kể nếu mua xong muốn xây nhà thì cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp phép xây dựng.

Chị Hà cho rằng, nếu mua homestay thời điểm này giá rõ ràng là có lợi, nhưng người mua cần cân nhắc trước khi mua để giảm rủi ro, nhà đầu tư không chỉ cần tham khảo về giá mà còn cần tìm hiểu kĩ về tiềm năng khách hàng cũng như các yếu tố pháp lý, quy hoạch của mảnh đất.

Còn theo các chuyên gia, việc đầu tư homestay thời điểm này, nhà đầu tư cần có nguồn lực tài chính vững, xác định đi đường dài chứ khó có thể kỳ vọng có lời trong ngắn hạn. Việc sử dụng đòn bẩy trong thời điểm hiện nay là điều “cấm kỵ”.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

18 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

18 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

18 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

18 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

18 giờ trước