meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất tăng, lạm phát cao buộc nhiều doanh nghiệp ở châu Âu “gác” lại kế hoạch IPO

Thứ bảy, 05/08/2023-22:08
Ghi nhận, chỉ có 34 công ty ở châu Âu niêm yết cổ phiếu trong thời gian nửa đầu năm 2023 sau khi huy động được tổng cộng 2,4 tỷ euro thông qua những đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Những con số này đều ở mức thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Thị trường chứng khoán châu Âu đang gặp khó khăn trong việc thu hút những công ty niêm yết

Financial Times, Reuters thông tin, điều này cũng cho thấy bức tranh u ám của thị trường IPO khu vực trong bối cảnh kinh tế suy yếu cũng như sức hút của các thương vụ IPO ở Mỹ. 

Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường tài chính châu Âu (AFME) cho thấy, con số 2,4 tỷ euro đã huy động thông qua các đợt IPO trong thời gian sáu tháng đầu năm tại châu Âu đánh dấu được mức giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022. 

HIện nay, thị trường chứng khoán châu Âu đang gặp khó khăn trong việc thu hút những công ty niêm yết trong năm nay. Và lãi suất tăng, lạm phát cao kỷ lục đã buộc nhiều doanh nghiệp phải gác lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu. Những công ty khác như là hãng thiết kế chip Arm của Anh đã bị thu hút bởi nguồn vốn lớn hơn có sẵn tại Mỹ đồng thời chọn niêm yết ở New York thay vì ở trong nước. 


Ghi nhận, chỉ có 34 công ty ở châu Âu niêm yết cổ phiếu trong thời gian nửa đầu năm 2023 sau khi huy động được tổng cộng 2,4 tỷ euro thông qua những đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Những con số này đều ở mức thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009
Ghi nhận, chỉ có 34 công ty ở châu Âu niêm yết cổ phiếu trong thời gian nửa đầu năm 2023 sau khi huy động được tổng cộng 2,4 tỷ euro thông qua những đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Những con số này đều ở mức thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009

Vào ngày 2/8, Bloomberg đã dẫn các nguồn thạo tin cho biết, tập đoàn SoftBank Group (Nhật Bản) - công ty mẹ của Arm đang đặt mục tiêu tiến hành IPO cho nhà thiết kế chip này sớm nhất là trong thời điểm tháng 9 sắp tới, dựa trên mức định giá từ 60 - 70 tỷ USD Mỹ. Arm cũng dự kiến sẽ huy động đến 10 tỷ USD trong đợt IPO sắp tới. 

Julio Suarez, giám đốc nghiên cứu của AFME cho biết, có một chủ đề lặp đi lặp lại đó là một số công ty châu Âu thích niêm yết ở thị trường nước ngoài bởi vì Mỹ có thanh khoản tốt hơn. Còn về mặt cấu trúc thì thị trường vốn của Mỹ cũng hấp dẫn hơn đối với nguồn vốn mạo hiểm. Người này cũng nói thêm, châu Âu đang phải vật lộn với sự thiếu cạnh tranh về mặt cấu trúc. 


Vào ngày 2/8, Bloomberg đã dẫn các nguồn thạo tin cho biết, tập đoàn SoftBank Group (Nhật Bản) - công ty mẹ của Arm đang đặt mục tiêu tiến hành IPO cho nhà thiết kế chip này sớm nhất là trong thời điểm tháng 9 sắp tới, dựa trên mức định giá từ 60 - 70 tỷ USD Mỹ
Vào ngày 2/8, Bloomberg đã dẫn các nguồn thạo tin cho biết, tập đoàn SoftBank Group (Nhật Bản) - công ty mẹ của Arm đang đặt mục tiêu tiến hành IPO cho nhà thiết kế chip này sớm nhất là trong thời điểm tháng 9 sắp tới, dựa trên mức định giá từ 60 - 70 tỷ USD Mỹ

Thị trường niêm yết tàn tạ của châu Âu cũng đã gây ra báo động cho nhà hoạch định chính sách

Dữ liệu của Dealogic cho thấy, thị trường niêm yết của Mỹ đang phải đối mặt với sự suy giảm nhẹ hơn nhiều trong năm nay với 75 công ty lên sàn trong thời gian nửa đầu năm và huy động được tổng cộng là 11,5 tỷ USD. Đây cũng chính là số lượng công ty niêm yết cùng với số vốn huy động từ IPO thấp nhất ở Mỹ tính từ năm 2015. 

Cũng trong tháng 7 đã chứng kiến được các hoạt động IPO nhộn nhịp hơn ở thị trường châu Âu. Và nhà sản xuất điện Hidroelectrica của Romania cũng đã huy động được 1,6 tỷ euro ở trên sàn giao dịch chứng khoán Bucharest vào hồi tháng trước từ đó trở thành công ty có thương vụ IPO lớn nhất châu Âu từ đầu năm đến hiện tại. Và thương vụ IPO lớn nhất của London (Anh) ở trong năm nay chính là Công ty công nghệ tài chính CAB CAB Payments đã huy động được 300 triệu bảng vào hồi tháng trước.


Dữ liệu của Dealogic cho thấy, thị trường niêm yết của Mỹ đang phải đối mặt với sự suy giảm nhẹ hơn nhiều trong năm nay với 75 công ty lên sàn trong thời gian nửa đầu năm và huy động được tổng cộng là 11,5 tỷ USD
Dữ liệu của Dealogic cho thấy, thị trường niêm yết của Mỹ đang phải đối mặt với sự suy giảm nhẹ hơn nhiều trong năm nay với 75 công ty lên sàn trong thời gian nửa đầu năm và huy động được tổng cộng là 11,5 tỷ USD

Nếu như tính cả tháng 7 thì có tổng cộng 65 công ty tiến hành niêm yết cổ phiếu ở châu Âu trong năm nay và huy động được tổng cộng 6,6 tỷ USD - theo dữ liệu của Dealogic.

Cũng có rất ít cổ phiếu tăng giá tốt sau quá trình niêm yết. Và trong năm nay, một nửa trong số 10 công ty IPO lớn nhất ở châu Âu có giá cổ phiếu giao dịch thấp hơn so với giá niêm yết. 

Và tình trạng cũng gần như đóng băng của thị trường IPO châu Âu có thể kéo dài cho đến hết năm. Vào thời điểm tháng trước, We Soda - là nhà sản xuất soda khan (Natri cacbonat không ngậm nước) của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ra thông báo hủy kế hoạch niêm yết IPO dựa trên mức định giá 7,5 tỷ USD ở London. 

Có thể thấy, thị trường niêm yết tàn tạ của châu Âu cũng đã gây ra báo động cho nhà hoạch định chính sách ở trong khu vực. Anh cũng đã lên kế hoạch cho một loạt cải cách, trong đó bao gồm thúc đẩy các quỹ hưu trí đầu tư vốn cho những công ty tăng trưởng cao. Nỗ lực này nhằm mục đích ngăn chặn số lượng công ty niêm yết ở trên Sở giao dịch chứng khoán London đang giảm dần.


Có thể thấy, thị trường niêm yết tàn tạ của châu Âu cũng đã gây ra báo động cho nhà hoạch định chính sách ở trong khu vực. Anh cũng đã lên kế hoạch cho một loạt cải cách, trong đó bao gồm thúc đẩy các quỹ hưu trí đầu tư vốn cho những công ty tăng trưởng cao
Có thể thấy, thị trường niêm yết tàn tạ của châu Âu cũng đã gây ra báo động cho nhà hoạch định chính sách ở trong khu vực. Anh cũng đã lên kế hoạch cho một loạt cải cách, trong đó bao gồm thúc đẩy các quỹ hưu trí đầu tư vốn cho những công ty tăng trưởng cao

Còn các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cũng đang cố gắng trong việc đơn giản hóa quá trình niêm yết ở trong khối đồng thời cũng cải thiện hoạt động nghiên cứu đầu tư để cho các công ty vừa và nhỏ được các nhà đầu tư tiềm năng chú ý đến nhiều hơn nữa. 

Gary Simmons, CEO của AFME nói rằng: “Tôi nghĩ rằng hiện tại cả châu Âu lẫn Anh đều đang nhận ra rằng nhiệm vụ bắt kịp các sàn nước ngoài cấp bách hơn trước đây”. Ông cũng lưu ý một thực tế đang ngày càng rõ ràng đó chính là các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực đang thất thế trước Sàn giao dịch chứng khoán New York.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

17 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

17 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

17 giờ trước