KTS. Trần Ngọc Chính: Đô thị ven biển đóng vai trò chính trong thời kỳ mới
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, người trí không hùa kẻ biếng nhác!”: Ở đời mấy ai làm đượcNhiều quốc gia khó có thể áp dụng biện pháp chống suy thoái "tiêu chuẩn" vì lạm phátKháng thể từ vaccine và lần mắc trước có hiệu quả với biến chủng BA.5 mới?Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển đô thị ven biển
Theo KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nước ta đang được thế giới công nhận là một quốc gia biển đảo. Đặc biệt, nước ta là quốc gia biển với chỉ số biển khoảng 0,01 (gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới), với đường bờ biển dài 3.260km, trên 1 triệu km2 vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán; với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trên 3.000 đảo, quần đảo khác.
KST Chính cho biết, biển và hải đảo của Việt Nam có nhiều tiềm năng tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá cho phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như: Giao thông và vận tải biển, khai thác, nuôi và chế biến hải sản, du lịch biển khai thác và chế biến khoáng sản...
Ông này cho rằng, theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.
“Trong đó, Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển và khoảng 50% các đô thị lớn của Việt Nam tập trung ở khu vực ven biển cũng như trên các quần đảo. Hệ thống đô thị biển của Việt Nam chỉ mới phát triển tập trung ở các vùng ven biển như: Nha Trang, Vũng Tàu, TP. Hạ Long, Hải Phòng, Sầm Sơn, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn....”, ông nói.
Cũng theo ông Chính, đặc điểm của Việt Nam có bờ biển trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với hàng nghìn đảo cùng hệ sinh thái đa dạng, nhưng với đô thị biển chỉ mới đang có 10 đô thị biển, con số quá khiêm tốn. Đơn cử, TP. Đà Nẵng là một trong những thành phố biển gần tốt nhất tại Việt Nam có sân bay, có cảng, có đường sắt và đường bộ phát triển, một hệ thống giao thông hoàn chỉnh nhất.
Vị kiến trúc sư này khẳng định, nếu phát triển được các dự án bám biển cũng như hình thành được rất nhiều đô thị biển sẽ là một lực đẩy để phát triển chung kinh tế - xã hội. Điển hình như các đô thị biển Hải Phòng, đô thị biển Quảng Ninh.
Ông Chính phân tích: “Nói đến đô thị cũng phải kể đến công nghiệp, nếu không có công nghiệp thì không có đô thị. Vì thế, đô thị biển luôn gắn với phát triển công nghiệp, thì mới có điều kiện để phát triển bền vững đối với thị trường bất động sản”.
Ông cho rằng, trong tương lai nếu có sự kết nối giữa các khu vực biển miền Trung để hình thành một chuỗi đô thị biển gắn với phát triển kinh tế công nghiệp, gắn với hệ thống cảng biển, chắc chắn nền kinh tế sẽ được phát triển tốt hơn.
Chưa có tổng thể quy hoạch mạng lưới đô thị biển
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam đã nêu ra các vấn đề về phát triển đô thị ven biển ở Việt Nam. Trong đó, có lợi thế về địa lý của mình, tất cả các quốc gia trên thế giới đều ước mơ có được lợi thế như nước ta, một trong những đất nước có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển với các bãi tắm đẹp, cảng biển nước sâu như sau:
Thứ nhất, hiện chưa có tổng thể quy hoạch mạng lưới đô thị biển một cách đồng bộ về hạ tầng và bài bản.
Thứ hai, nhiều bãi biển rất đẹp, tuy nhiên, việc xây dựng đã gần như chiếm hết diện tích và chia lô thiếu hợp lý khiến người dân gần như mất hết các bãi tắm. Có thể thấy, giám sát về xây dựng các dự án ven biển chưa thực sự tốt. Cùng với đó, quỹ đất cho phát triển không gian công cộng và hạ tầng đô thị đang rất hạn chế, khả năng thoát nước tự nhiên bị giảm, gây ra ngập nước cho các đô thị trong trường hợp xảy ra mưa bão, cũng như làm gia tăng nguy cơ sạt lở đường bờ biển do tác động của biến đổi khí hậu.
Thứ ba, vơi xu hướng phát triển đô thị ven biển như hiện tại, các địa phương ven biển phải đối mặt với những thách thức khi mà môi trường tự nhiên ven biển, rừng ngập mặn ven biển, những cánh rừng phòng hộ quan trọng bị hủy hoại vì tác động của phát triển động kinh tế và đô thị hóa. Tuy vậy, những biến động về điều kiện tự nhiên và môi trường... cũng là những thách thức lớn mà các đô thị ven biển đang phải đối mặt.
Tại Hội thảo Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới do Tạp chí Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) tổ chức, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, công tác phát triển đô thị, đã được tỉnh này quan tâm và xác định từ ngày chia tách tỉnh. Tỉnh ủy Quảng Nam cũn đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU vào hồi năm 2011 về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, việc phát triển đô thị ở Quảng Nam đã có một số kết quả, thành tựu nhất đinh. Thế nhưng, những kết quả này chưa thực sự đáp ứng như kỳ vọng của tỉnh.
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã nêu một số vấn đề như: Thứ nhất, Nghị quyết này trước đây là của Bộ Chính trị về phát triển đô thị sau 35 năm đổi mới. Thứ hai, Nghị quyết nhận định rõ đô thị hóa là một phần tất yếu khách quan và cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới đây. Ba là, kinh tế đô thị được chú trọng, kết nối với các khu vực và thế giới và đô thị thông minh. Thứ tư là, thể chế, chính sách đước quan tâm thực hiện đúng.
Theo ông Bửu, trong bối cảnh mới hiện nay, Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới tạo động lực để phát triển đô thị góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.
Ông Bửu cho biết, ngày 25/7/2022 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tổ chức một Hội thảo khoa học “Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển ven sông tỉnh Quảng Nam theo định hướng sinh thái và bền vững”, được giới chuyên gia nhận định, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều ý tưởng tốt, cùng các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu phát triển đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững tại Nghị Quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.