Cổ nhân dạy “Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, người trí không hùa kẻ biếng nhác!”: Ở đời mấy ai làm được
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Dục tốc bất đạt”: Thực tế câu tiếp theo mới là tinh hoa, khiến nhiều người phải gật gùCổ nhân dạy “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”: Nhớ thật kỹ để tránh làm ơn mắc oánCổ nhân dạy “Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba”: Tại sao lại khẳng định như vậy?Có thời điểm, trên mạng xã hội Trung Quốc truyền nhau một câu hỏi rằng: Có đạo lý nào mà bạn cảm thấy mình đã hiểu ra quá muộn hay không? Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt yêu thích đó là: “Không phải việc của tôi” hoặc “Không phải việc của bạn” có thể giải quyết được 80% những rắc rối trong cuộc sống.
Nghe có vẻ trần trụi, thế nhưng câu trả lời này đã nói lên một đạo lý vô cùng quan trọng ở đời đó là: Sống không nên bàn tán, không tọc mạch, không hùa theo người lười biếng; sống cần phải biết được việc gì nên làm, việc gì không nên làm thì tâm hồn mới thanh thản, các mối quan hệ mới có thể êm đẹp và dài lâu.
Người may mắn thường ít lời
Trong Kinh Dịch có câu nói: Cát nhân quả ngữ. Ý là: Người may mắn thường ít lời. Trong Khẩu Minh lại nói: Họa tòng khẩu xuất. Tức là, họa từ miệng mà ra. Điều này đủ thấy được, việc giữ mồm giữ miệng trong cuộc sống quan trọng như thế nào. Thế nhưng mấy ai hiểu được điều này; trong cuộc đời lại luôn có những kẻ thích "buôn dưa lê bán dưa chuột", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", thích bàn tán sau lưng người khác, thích soi mói chuyện riêng tư nhà người ta.
Có một câu chuyện như thế này:
A vốn đảm nhiệm vị trí giám đốc của một công ty thương mại. Có một lần, trợ lý của A đã nói chuyện phiếm với anh về người đồng nghiệp cùng công ty. Nghe xong, A đã nhìn trợ lý của mình, thẳng thắn nói rằng: "Em làm việc gì anh cũng hài lòng, chỉ có cái tật thích buôn chuyện là anh không hài lòng chút nào". Trợ lý gật đầu không nói gì, A lại tiếp tục: "Em có biết tại sao em không tiến bộ nhanh bằng người khác không? Bởi em dành quá nhiều thời gian để quan tâm đến việc của người khác nên không còn sức lực mà nâng cao và hoàn thiện bản thân.
Thích bàn tán chính là sự cản trở bản thân phát triển. Người suốt ngày chỉ thích soi mói, buôn chuyện chẳng khác nào đang tự hủy hoại tương lai của mình. Trong bộ phim Women In Beijing có một cảnh phim khá ấn tượng. Nhân vật Tần Khả trong phim muốn tuyển một thực tập sinh. Trong nhóm ứng tuyển có một cô gái cái gì cũng ổn. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài nổi bật, cô gái này còn có tuổi tác phù hợp, từng tốt nghiệp trường top đầu nên trở thành lựa chọn số một của Tần Khả.
Tuy nhiên, cô gái này lại có một tật xấu, đó là thích nói xấu sau lưng người khác. Có một lần, cô gái này đã cùng với một vài cô gái khác bàn tán về Trần Khả trong nhà vệ sinh, đúng lúc chính chủ nghe thấy, vậy là mất luôn cơ hội được nhận.
Hemingway từng nói rằng: “Con người ta mất hai năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng”. Có thể thấy, để không bàn tán và đặc biệt là không nói sau lưng người khác là điều không hề dễ dàng. Người xưa nói chí phải: “Kẻ hay nói chuyện thị phi chính là người thị phi”. Nếu như một người lúc nào cũng chỉ chăm chú soi mói và bàn tán về người khác, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội để hoàn thiện bản thân, thậm chí còn có thể hại người, hại mình, mang thị phi rắc rối đến cho mình.
Vì thế, biết giữ miệng và không buôn chuyện thi phi không chỉ là một hình thức kỷ luật bản thân, đây còn là một cách hiệu quả giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, thành công trong cuộc sống.
Người thông minh không tọc mạch
Có người thích tám chuyện, có người lại thích lo chuyện bao đồng, thậm chí là tọc mạch, cứ như không xen vào cuộc sống của người khác là sẽ có lỗi với sự tồn tại của bản thân. Tuy nhiên, người xưa đã dạy rằng: “Lo chuyện bao đồng chẳng khác gì đang rước họa vào thân”.
B có một đồng nghiệp tên C rất thích quản chuyện của người khác. Cứ hễ người ta làm gì, C ít nhất cũng phải xen vào được 1-2 câu cho đỡ buồn mồm. Khi thấy B mặc một bộ đồ vải đến công ty, C liền nói rằng: “Tại sao em lại mặc những đồ rẻ tiền như thế này?”
B có bạn trai đã lâu, ngày cả nhóm liên hoan, cô đã dẫn bạn trai tới ra mắt mọi người. Thấy thế, C lại nói: “Con gái bây giờ yêu đương phải cẩn thận vào. Con trai trước mặt ngọt ngào nhưng sau lưng lại chẳng biết có bao nhiêu em ngoài kia đâu”. Câu nói này khiến cả B và bạn trai đều đứng hình. Thậm chí, bạn trai còn trách móc B có phải cô kể xấu anh với đồng nghiệp hay không.
Cứ như vậy theo thời gian, quan hệ giữa B và C ngày càng xấu đi. B mới đi làm chỉ được 2 năm, làm gì có tiền mà dùng hàng hiệu. B cũng biết ngoại hình mình thuộc dạng bình thường, bạn trai hiện tại cũng là bạn lâu năm sau đó mới chuyển sang yêu đương. Trong khi đó, C lại có thói quen thích đâm chọc vào đúng nỗi đau của người khác thì mới vừa lòng.
Thực tế, không tọc mạch, không lo chuyện bao đồng, không xen vào quá sâu việc riêng của người khác, đó mới là biểu hiện của người có EQ cao, cũng chứng minh đó là một người hiểu chuyện và hiểu biết rộng. Trong cuộc sống, có những chuyện đối với bạn là tốt nhưng đối với người khác lại chẳng có chút giá trị nào; trong khi chuyện bạn tưởng nó là xấu nhưng với người khác nó lại đáng giá ngàn vàng.
Tôn trọng lựa chọn của người khác, đây chính là thái độ đúng mực trong các mối quan hệ và cũng là một kiểu EQ mà chúng ta nên thực hiện. Dickens có câu rằng: “Phép lịch sự tốt nhất là đừng bận tâm đến việc riêng của người khác”. Con người trong quá trình giao tiếp với mọi người phải biết giữ khoảng cách, chỉ có thế tình cảm mới tốt đẹp, bền lâu.
Người trí không hùa theo kẻ biếng nhác
Ở cùng với người lười biếng, tự nhiên bạn cũng sẽ trở nên biếng nhác và thích phàn nàn. Hưng chính là một điển hình cho việc này. Sau 2 năm tốt nghiệp khi gặp lại Hưng, bạn bè đều cảm thấy cậu ấy đã thay đổi rất nhiều. Trước kia, Hưng vốn là một người nhiệt tình, ở cậu ấy luôn toát lên sự lạc quan và tích cực. Thế nhưng hiện tại, Hưng trở thành người rất hay phàn nàn, không chỉ chê bai chuyện gia đình đồng nghiệp mà còn nói lãnh đạo thiển cận.
Ban đầu, bạn bè Hưng không nghĩ gì nhiều. Thế nhưng lâu dần, lần nào gặp nhau cũng chỉ quanh đi quẩn lại mấy câu chuyện như vậy. Thật ra, sau khi tốt nghiệp, Hưng đã nghe theo sự sắp xếp của gia đình nên đã lựa chọn một công việc theo đúng nghĩa “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”, xung quanh cũng toàn người vừa làm vừa đợi nghỉ hưu.
Là một nhân viên cơ sở nên công việc hàng ngày của Hưng chỉ có đọc báo, uống trà, nói chuyện tán phét với đồng nghiệp đủ chuyện trên trời dưới biển, lúc thì chuyện nhà người này thế nào, chuyện nhà người kia ra sao, khi thì chê đồng nghiệp, soi mói sếp. Theo thời gian, cuộc sống đi làm của Hưng chính là bị đóng khung như thế. Sau một khoảng thời gian, Hưng được bạn bè giúp đỡ đã như “bừng tỉnh khỏi cơn mê”, cậu nghĩ rằng nếu bản thân mà cứ như thế thì sẽ không ổn một chút nào.
Từ đó, Hưng bắt đầu né những đồng nghiệp rảnh rỗi khác một cách có ý thức, chuyển sang đọc sách, đọc tin tức, rèn luyện kỹ năng và thay đổi phong cách làm việc của mình. Dần dần, cậu đã lấy lại được sự tích cực và lạc quan của ngày xưa, không còn suốt ngày soi mói, buôn dưa những chuyện không đâu nữa.
Người xưa có câu rằng: Rảnh rỗi sinh nông nổi. Bạn ở cạnh một người ra sao thì sẽ trở thành một người như thế. Sống ở đời, tốt nhất không hùa theo người lười biếng, đây chính là sự tự giác kỷ luật cao nhất của một người. Nguyên nhân bởi, nếu như cuộc sống quá nhàn rỗi sẽ khiến bản thân nghĩ đến những chuyện không lâu. Ngày nào cũng thế, có việc để làm, có người để yêu, suy nghĩ tích cực, đọc sách chơi thể thao, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đó mới là một cuộc sống đặc sắc và có ý nghĩa.