meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay ra sao? Có còn phát triển thần kỳ

Thứ tư, 25/03/2020-11:03

Kinh tế Trung Quốc sau hơn 1 thập kỷ phát triển thần kỳ đã đi vào giai đoạn mới. Không còn là những phép màu trong phát triển kinh tế với GDP trên mức 7% một năm, Trung Quốc giờ đây đang gặp phải nhiều vấn đề lớn kìm hãm sự phát triển kinh tế, để hiểu rõ hơn về những khó khăn và thách thức của họ hiện tại mời bạn đọc tham khảo bài viết của Meey Land nhé!

Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc

Lựa chọn bổ trợ Trung Quốc là một đất nước với sự phát triển tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc chủ yếu phát triển mạnh về các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với việc áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc về sản xuất và công nghệ đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng.

Trung Quốc cũng rất chịu chi cho các dự án phát triển công nghệ - trí tuệ nhân tạo. Chính Phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện và hỗ trợ đầu tư hỗ trợ các dự án liên quan đến lĩnh này. Đây chính là một chìa khóa lớn đưa Trung Quốc phát triển như hiện này. Vị trí thương mại quốc tế của quốc gia này ngày càng được khẳng định và vươn lên dẫn đầu về thương mại (chỉ sau Mỹ ).

Có thể bạn quan tâm: Nhìn Lại 3 Lần Khủng Hoảng Kinh Tế Việt Nam Phân Tích Nhận Định

Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc những năm gần đây

Những năm gần đây Trung Quốc đã vươn lên và giữ vững vị trí là cường quốc thứ hai thế giới (sau Mỹ). Trung Quốc được nhận định là quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ với cơ sở hạ tầng tốt, thị trường rộng lớn và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Mặt khác, Trung Quốc cũng là một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực đầu tư trên toàn cầu. Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về cả việc tiếp nhận vốn đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Tuy nhiên, nền kinh tế của quốc gia tỷ dân này cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm tàng do cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không mang tính bền vững. Theo số liệu chính thức thì năm 2019, mức độ tăng trưởng tại Trung Quốc đã giảm sâu - tốc độ chậm nhất trong gần ba thập niên. Đây chính là hệ quả do chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm qua. Cuộc chiến giữa hai ông lớn cho thấy những tín hiệu không khả quan về sản xuất, ảnh hưởng đến cả Trung Quốc, Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới.

Năm 1978 là mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc khi quốc gia này đã cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung theo mô hình Liên Xô theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, tạo nên nền kinh tế hỗn hợp, mang bản sắc riêng của Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 - nay

Cuộc cải cách của Trung Quốc năm 1978, đã phát động nên phong trào hiện đại hóa nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hóa, đưa hàng triệu người Trung Quốc thoát nghèo, đưa Trung Quốc vươn lên phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng đáng kể.
Kinh tế ở Trung Quốc tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, dịch vụ tiện ích và công nghệ hướng tới sự phát triển bền vững. Từng bước từng bước đưa Trung Quốc ghi danh trên thị trường quốc tế, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới như hiện nay.

Năm 2017, nền Kinh tế theo báo cáo của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng vượt mục tiêu ( tăng 6,8% - mục tiêu là tăng 6,5%). Nền Kinh tế của quốc gia này đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ do sự phục hồi trong lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu tăng, và thị trường bất động sản trở nên sôi động.

Một trong những thành tích nổi bật trong nền kinh tế Trung Quốc không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà còn là việc thực hiện thắt chặt kiểm soát rủi ro. Hoạt động của liên ngân hàng và các sản phẩm về quản lý tài sản, hoạt động mua bán nhà được kiểm soát chặt chẽ nhằm kiểm soát tình trạng bong bóng bất động sản tại quốc gia này.

Kinh tế Trung Quốc 2018

Năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng nhiều ở tốc độ tăng trưởng nhưng số liệu tăng trưởng lại giảm so với tốc độ năm 2017 ( chỉ đạt 6,6% so với năm 2017). Đây được nhận định là mức tăng trưởng thấp nhất từ khi nền kinh tế đất nước tỷ dân bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì số liệu này vẫn là dấu hiệu tốt của nước này, hoàn thành mục tiêu đề ra với tốc độ tăng trưởng 6,5%.

Các cơ quan chức năng tại Trung Quốc cho biết, nền kinh tế của nước này vẫn tiếp tục phát triển ở mức hợp lý, đảm bảo được sự ổn định. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận nền kinh tế nơi này đã phải chịu áp lực bởi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài trong việc phát triển. Nhiều lo ngại đến vấn đề chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến những sụt giảm về kinh tế nơi đây thậm chí có thể kéo đến hệ lụy dây chuyền đến nền kinh tế của cả thế giới.

Kinh tế đất nước Trung Quốc 2020

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Trung Quốc đã phải hứng chịu căn bệnh viêm đường hô hấp do virus Corona - Covid 19. Hàng không, du lịch rơi vào tê liệt do lệnh cấm nhập cảnh cả trong và ngoài nước, sự kiện giải trí lớn nhỏ đều bị hủy bỏ, người dân hạn chế ra đường, không tham gia tụ tập. Nhiều hoạt động kinh tế đều bị đình trệ, hoạt động mua bán giao lưu thương mại bị hạn chế thấp nhất, nhiều chuyên gia dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là 0% trong quý I năm 2020.

Đây không chỉ là tình hình của riêng Trung Quốc mà tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề của Virus Corona. Khi mà cả thế giới đều phải cố gắng hạn chế tụ tập đông người, tiếp xúc giao lưu thương mại giữa nhiều nước nhiệm bệnh trong đó có Trung Quốc, mọi hoạt động sản xuất buôn bán đều bị đình trệ trên nhiều quốc gia.

Có thể bạn quan tâm: Xếp hạng 10 quốc gia, đất nước nghèo nhất thế giới hiện nay

Bài viết là những chia sẻ về tình hình phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, từng bước đi lên trở thành cường quốc như hiện nay. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về nền kinh tế của quốc gia tỷ dân này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

15 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

15 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

15 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

15 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước