meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiên định mục tiêu room tín dụng 14%

Thứ tư, 05/10/2022-20:10
Tính đến hết tháng 9, tín dụng đã chạm mức gần 11%, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước khẳng định nếu tới tín dụng, giảm lãi suất, không kiểm soát được lạm phát thì chỉ một số doanh nghiệp được tiếp cận vốn hưởng lợi, còn lại đa phần người dân bị tác động tiêu cực. 

Điều hành tín dụng là công cụ kiểm soát lạm phát 

Theo baodautu.vn, tại Hội nghị công tác tín dụng và công tác truyền thông do Ngân hàng Nhà nước mới tổ chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã thông tin về tăng trưởng tín dụng. 

Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng cả năm tăng 14% và có điều chỉnh theo diễn biến thực tế. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 28/9/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,96%, trong những tháng cuối năm dự báo nhu cầu tín dụng còn tăng cao. 

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói: “Vừa kiên định mục tiêu tín dụng, kiểm soát tác động của lạm phát, vừa kiểm soát kỳ vọng vừa thực hiện nhiệm vụ ổn định tỷ giá, nên tất cả công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo sự nhất quán. Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tăng lãi suất. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước chịu nhiều áp lực điều chỉnh room tín dụng lên 15-16%, nhưng thực tế cho thấy, việc Ngân hàng Nhà nước kiên định điều hành chính sách là đúng và trúng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao”.


Hội nghị công tác tín dụng và công tác truyền thông do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.
Hội nghị công tác tín dụng và công tác truyền thông do Ngân hàng Nhà nước tổ chức.

Bà Hồng cho rằng, điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng để vừa tập trung kiểm soát lạm phát của cả năm 2022 và năm 2023. Đồng thời khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tốt chính sách tín dụng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và “giữ chân” dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong bất kể hoàn cảnh nào, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống lên hàng đầu. Bởi nếu lạm phát không được kiểm soát, nới tín dụng, lãi suất giảm thì chỉ một bộ phận doanh nghiệp tiếp cận được dòng vốn, trong khi đó lạm phát sẽ tác động đến người dân, đặc biệt là những người dân còn khó khăn, khi đó Chính phủ sẽ phải tăng nguồn lực hỗ trợ, gây áp lực đến ngân sách Nhà nước.

Tại Hội nghị, Thống đốc đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị để giải thích rõ với doanh nghiệp, nếu không ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, doanh nghiệp sẽ là những người gặp khó khăn khi thị trường biến động. 

"Phải giải thích rõ với doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn hoặc có trường hợp cho vay sẽ khiến ngân hàng chạm ngưỡng tỷ lệ an toàn, không nên "đổ" hết cho room tín dụng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.


Ngân hàng Nhà nước kiên định mục tiêu room tín dụng 14%.
Ngân hàng Nhà nước kiên định mục tiêu room tín dụng 14%.

Trong báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước gửi Ủy ban kinh tế Quốc hội, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay được nêu rõ. 

Theo đó, việc doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 kéo dài khiến kết quả kinh doanh sụt giảm, một lượng lớn doanh nghiệp bị dừng hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho hệ thống. 

Phương án kinh doanh mới của các doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất - kinh doanh phụ thuộc nhiều yếu tố của thị trường, chính sách phát triển thị trường của các ngành, nhưng chưa bền vững. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng do các nguyên nhân nội tại của từng doanh nghiệp như tài sản đảm bảo có giá trị thấp, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh hạn chế, trình độ quản lý kém,…; các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua chưa đạt được như kỳ vọng.   

Chính sách tiền tệ chịu nhiều áp lực 

Thống Ngân hàng Nhà nước cho biết, bối cảnh hiện nay vô cùng khó khăn và phức tạp. Kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường và chưa có tiền tệ sau 2 năm bị tác động bởi dịch Coivd-19, các Chính phủ và Ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện nhiều gói hỗ trợ tài khóa và nới lỏng tiền tệ. Đến khi đại dịch cơ bản được kiểm soát thì các nước lại đối mặt với nguy cơ lạm phát. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh và các nước trong khu vực đồng tiền chung Euro đang phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ. 


Nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao.
Nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao.

Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã và đang tăng nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành nhằm kiềm chế lạm phát. Trong những tháng gần đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp với mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm. 

Đặc biệt, Fed cũng tuyên bố đến năm 2023 mức lãi suất có thể tiếp tục tăng và duy trì mức 4,6% trong cả năm trước khi lạm phát được kiểm soát. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng liên tiếp tăng lãi suất sau 11 năm. Nối gót những nền kinh tế lớn, Ngân hàng trung ương các nước phản ứng rất mạnh đối với biến động lạm phát và cũng phải tăng lãi suất rất mạnh, khoảng trên dưới 200 lượt tăng lãi suất với mức cao.

Trong khi đó, kinh tế Việt Nam có độ mở cửa rất lớn, nhu cầu vốn tín dụng phục thuộc vào ngân hàng nhiều nên vấn đề tín dụng, lãi suất thường diễn biến phức tạp… Vì vậy, công tác điều hành vĩ mô, trong đó có công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước khó khăn, phức tạp. Những biến động trên đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân và cũng ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

"Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng, ổn định thị trường ngoại hối, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước tỏ rõ quan ngại với lạm phát, dự kiến lạm phát cuối năm 2022 vượt 4% gây thách thức đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2023. 
Áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi. 

Thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2021, đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối có xu hướng giảm. 

Trong khi đó tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020 tiềm ẩn rủi ro với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế (IMF, WB) đều cảnh báo tỷ lệ này của Việt Nam. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

15 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

15 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

15 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

16 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước