Thị trường bất động sản sẽ thế nào khi “điểm nghẽn” tín dụng được cởi bỏ?
BÀI LIÊN QUAN
Tránh cào bằng trong phân bổ room tín dụngĐộng thái mới của nhà đầu tư địa ốc sau khi nới room tín dụngSau khi nới room tín dụng, nhà đầu tư bất động sản vẫn e dè xuống tiền thời điểm nàyNới room tín dụng mang lại nhiều kỳ vọng cho người mua nhà
Trong giai đoạn trầm lắng vừa qua được xem là sự thanh lọc của thị trường bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, những tháng cuối năm 2022 sẽ là giai đoạn tốt nhất để giới đầu tư lựa chọn được những sản phẩm chất lượng cao cho hoạt động đầu tư của mình, mang lại giá trị sinh lời bền vững. Sau một thời gian, Nhà nước kiểm soát tín dụng chặt, các doanh nghiệp không có cơ hội sử dụng đòn bẫy tài chính mà chỉ dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực thực sự. Với những nhà đầu tư có tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững thì trong thời gian vừa qua cũng là sự minh chứng rõ ràng về năng lực cũng như sự chuyên nghiệp của mình.
Bình luận về vấn đề này chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV - TS. Cấn Văn Lực cho rằng, khi dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản bị nghẽn cũng sẽ làm hạ nhiệt đối với thị trường này trong một thời gian.
Ông này cho rằng, với chính sách tín dụng không thực sự phù hợp đã làm mất sự cân bằng cung – cầu của thị trường bất động sản (trong khi, nguồn cung tăng thì nguồn cầu lại giảm), một số dự án bị dở dang, khả năng thanh khoản của thị trường giảm, nợ xấu cũng tăng theo, thị trường chứng khoán giảm, đà phục hồi kinh tế cũng giảm…Vì thế, việc kiểm soát và ứng xử phù hợp là việc làm rất cần thiết để giúp thị trường bình ổn lại.
Theo ông Lực, trước khi Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố nới room, có khá nhiều diễn đàn liên quan đến lĩnh vực nhà đất đã chia sẻ những bài viết, về vấn đề nới room là tín hiệu tích cực để thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm khởi sắc trở lại.
Chuyên gia này phân tích, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức nới room tín dụng sẽ mang lại rất nhiều kỳ vọng cho người mua nhà có nhu cầu ở thực, giới đầu tư cùng các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) phân tích, nới room tín dụng được xem là sự hỗ trợ đắc lực cho thị trường bất động sản, các tác động tích liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản theo một vài góc độ như sau:
Thứ nhất, một số doanh nghiệp sẽ có nguồn tiền để vay nhằm đảo phần nợ trái phiếu sắp đến hạn. Thế nhưng, đây là phương án này chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp có dự án mới thực hiên và còn có tài sản đảm bảo với lượng cao.
Vấn đề thứ hai, thị trường bất động sản đang được cho là sẽ ấm trở lại vào thời điểm cuối năm, đặc biệt, khi dòng tín dụng đã được khai thông, các doanh nghiệp cũng giải phóng được số lượng hàng tồn kho, qua đó, sẽ có thêm nguồn tiền để trả nợ và tái đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Hậu - Tổng giám đốc Asian Holding cho hay, một khi điểm nghẽn tín dụng đã được lưu thông, chắc chắn thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm sẽ tìm lại nhịp phát triển vốn có của nó.
Theo ông Hậu, sẽ khó có sự bùng nổ như trước đây, nhưng thị trường sẽ hồi phục theo hướng phát triển bền vững. Hiện nay, nhu cầu đầu tư bất động sản cũng như cả mục đích để ở và kinh doanh vẫn còn rất nhiều dự địa, đây là lĩnh vực mang lại nhiều đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình - Lê Viết Hải cho rằng, việc nới room tín dụng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt, khi thị trường bất động sản sáng trở lại, thì ngành xây dựng sẽ có nhiều việc làm và giải quyết được bài toán việc làm cho xã hội.
Ông Hải nhấn mạnh, một số chủ đầu tư không vay được vốn hoạt động kinh doanh thì lấy đâu tiền để trả nợ cho nhà thầu, qua đó, sẽ kéo theo sự khó khăn dây chuyền. “Những dự án bất động sản tốt, các chủ đầu tư uy tín thì tại sao phải kiểm soát chặt họ" ông Hải nói.
Theo ông Hải, nếu như nguồn vốn ngân hàng giữ lại đó cũng sẽ gây lãng phí rất lớn đối với nguồn lực xã hội, qua đó cũng gây khó khăn cho chính hệ thống ngân hàng trong hoạt đông kinh doanh. Việc điều chỉnh tín dụng là phải thận trọng, nhưng cần phải dựa trên cơ sở thực tế thị trường.
Cùng quan điểm trên, Chủ tịch CSS Group – Trần Viết Sơn nhận định, với việc khách hàng hay người mua được tiếp cận nguồn tin dụng tốt cũng sẽ thúc đẩy thị trường tốt lên, từ đó, lượng giao dịch sẽ tăng lên đáng kể.
Chia sẻ về vấn đền nguồn vốn được khơi thông ông Sơn nói: "Khi Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng sẽ tác động lớn đến yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư, những khách hàng mong muốn sở hữu nhà ở thực sự".
Liệu thị trường có “hồi sức” sau một thời gian trầm lắng?
Có thể thấy, việc kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua là không “đóng cửa” hoàn toàn với các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, có quỹ đất sạch… vẫn tiếp cận được nguồn vốn vay từ một số Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Như vậy, muốn tiếp cận được nguồn tín dụng, khách hàng cần phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý chuẩn, đặc biệt là chủ đầu tư phải cần chứng minh được năng lực tài chính để triển khai dự án và các ngân hàng sẽ không ngại giải ngân cho vay.
Mặc dù nới room tín dụng, tuy nhiên dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản vẫn được kiểm soát, các dự án vay vốn trong lĩnh vực này có tính khả thi cao cũng như tính thanh khoản tốt, khách hàng cũng có khả năng vay trả nợ đầy đủ đúng hạn. Như vậy, việc cung cấp tín dụng theo đúng quy định vẫn diễn ra bình thường.
Qua đó, ngân hàng chắc chắn sẽ quan sát đối với dự án và ưu tiên cho vay những dự án của các chủ đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm, thành công phát khi triển dự án bất động sản, các dự án có vị trí tốt, quy hoạch hạ tầng đồng bộ thu hút cư dân có nhu cầu thực đến ở.
Việc thẩm định cơ sở pháp lý của ngân hàng cho vay, khi đó dự án sẽ an toàn và minh bạch hơn. Trong khi, tín dụng đổ vào bất động sản hẹp hơn lại giúp thị trường này minh bạch hơn. Nhiều dự án bất động sản được ngân hàng cho vay cũng được thẩm định kỹ càng giúp khách hàng hoàn toàn an tâm về độ uy tín cùng khả năng tài chính của chủ đầu tư, qua đó, sẽ đảm bảo được thời gian có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Đơn cử, các đô thị ở Hà Nội trong thời gian kiểm soát tín dụng vẫn nhận được dòng vốn từ một số ngân hàng đổ về, trong đó có các dự án như: Ecopark, Vinhome Ocean Park, Centa VSIP… ở khu vực phía Đông Bắc TP. Hà Nội. Đây là những dự án có thương hiệu, có đầy đủ hồ sơ pháp lý và uy tín trên thị trường.
Thời điểm hiện nay,với thông tin Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng để các ngân hàng cho vay, thị trường bất động sản đang có dầu hiệu sôi động trở lại.
Khi nguồn vốn được khơi thông dòng chảy, thị trường bất động sản đang có xú hướng đi lên, đặc biệt là khi nguồn vốn được đưa vào đúng những dự án có pháp lý, được đầu tư bởi những doanh nghiệp thương hiệu, giàu tiềm lực tài chính. Như vậy, giới đầu tư bất động sản vẫn sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn từ nay đến cuối năm.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản những tháng còn lại của năm 2022 sẽ bật dậy sau quãng thời gian nghỉ ngơi. Với việc Ngân hàng Nhà nước chính thức nới tín dụng vào ngày từ 7/9 vừa qua, đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý thị trường bất động sản thời điểm này. Trong khi nhiều doanh nghiệp bất động đang hồ hởi chờ đón dòng vốn mới tiếp sức từ các ngân hàng thì các nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị cho chu kỳ đầu tư mới cùng các dự án tốt để bung hàng ra thị trường.