Khả năng Fed vẫn quyết tăng lãi suất, mặc kệ nền kinh tế rơi vào suy thoái
BÀI LIÊN QUAN
Lần đầu sau 11 năm lãi suất điều hành tăng: Ngân hàng Nhà nước cuối cùng đã buông “thành trì” lãi suất trước áp lực ngày càng tăng từ FEDSau động thái mới của Fed, các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng tốc trong “cuộc đua lãi suất”Thị trường hàng hóa bị ảnh hưởng ra sao sau khi Fed nâng lãi suất?Theo Zingnews, CNN đưa tin về việc Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm ở cuộc họp tuần này. Hơn nữa, theo dự báo của nhiều chuyên gia, Fed có thể tiếp tục nâng lãi suất vào tháng cuối của năm nay.
Nhiều nhà đầu tư và người tiêu dùng Mỹ tỏ ra lo ngại về những đợt nâng lãi suất ồ ạt, và Fed có thể sẽ tự tay đẩy nền kinh tế quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái. Đó không phải là những suy luận không có căn cứ khi những người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Mỹ thời kỳ trước như Ben Bernanke, Alan Greenspan hay cựu Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chưa bao giờ phải liên tiếp nâng lãi suất nhiều như hiện nay.
“Diều hâu” áp đảo
Nhiều người nhận định rằng Fed đã tính toán ảnh hưởng của những đợt nâng lãi suất một cách thiếu cẩn trọng đối với nền kinh tế. Tại Mỹ, lạm phát có thể chưa lên tới mức đỉnh điểm, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng thời điểm đó đang ngày càng đến gần hơn với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Joseph Brusuelas, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn RSM US, nhận định rằng: “Các nhà hoạch định chính sách cần phải chuẩn bị cho lúc nhu cầu thương mại yếu đi, khi ảnh hưởng của các đợt tăng lãi suất và lạm phát tạo lực cản đối với các hoạt động kinh tế”. Ngoài ra, ông còn cho rằng rõ ràng Mỹ đang đối mặt với rủi ro suy thoái trong tương lai không xa.
Nhiều nước đồng loạt điều chỉnh lãi suất sau động thái của Fed
Sau khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất ở mức 0,75 điểm phần trăm để kiềm chế lạm phát, nhiều quốc gia khác cũng đưa ra động thái tương tự. Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng lãi suất để giải quyết lạm phát do giá năng lượng tăng cao sau khi bùng phát xung đột ở Ukraine, cũng như áp lực về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động kể từ đại dịch COVID-19.Lạm phát Mỹ đạt đỉnh trong 4 thập kỷ: Khả năng Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản tăng cao
Thực tế cho thấy giá cả hàng hóa và dịch vụ tại Mỹ đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 9. Điều này còn gây ra áp lực lớn đối với kinh tế Mỹ giai đoạn này.Kinh tế trưởng của VESS - PGS.TS Phạm Thế Anh nhận định: Fed cứng rắn trong việc tăng lãi suất nhìn từ góc độ kinh tế là một yếu tố tích cực!
PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết, nếu như thị trường nhìn thấy Fed phản ứng yếu ớt hoặc không cương quyết ở trong hành động thì họ sẽ kỳ vọng lạm phát sẽ còn tăng nữa. Chính vì thế mà Fed đã cứng rắn trong việc tăng lãi suất nhìn từ góc độ kinh tế chính là một yếu tố tích cực.Một lý do khác có thể khiến Fed quyết định tăng lãi suất mạnh tay ở 2 cuộc họp tiếp theo và sau đó giảm tốc. Fed sẽ luân phiên trao quyền bỏ phiếu hàng năm tại cuộc họp chính sách cho các chủ tịch chi nhánh khác nhau. Lần thay đổi tiếp theo sẽ xảy ra trước cuộc họp đầu tiên của Fed vào năm sau.
Không giống như quan điểm của các chủ tịch chi nhánh hiện nay, các chuyên gia cho rằng một số thành viên bỏ phiếu mới ở Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có xu hướng không ủng hộ việc nâng lãi suất liên tục như hiện nay của Fed.
Hướng đi mới của FOMC có thể sẽ chuyển sang lập trường “bồ câu” (cẩn trọng về việc tăng lãi suất) thay vì “diều hâu” (ủng hộ việc thắt chặt chính sách tiền tệ).
Dấu ấn từ báo cáo việc làm
Cuộc họp sắp diễn ra của Fed chỉ còn 2 ngày trước khi người Mỹ nhận được báo cáo về thị trường lao động. Theo dự báo của các nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại, tuy nhiên không đáng kể.
Reuters ước tính rằng các chuyên gia dự đoán đã có thêm 200.000 việc làm tại nền kinh tế Mỹ trong tháng 10, giảm so với mức tăng 263.000 việc làm trong tháng 9. Rất có thể, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ từ 3,5% lên mức 3,6%, vẫn gần với mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.
Thế nhưng, công ty ADP - nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm quản lý nguồn nhân lực của Mỹ cho biết việc tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn gặp khó. Quốc gia này có thêm 190.000 việc làm trong tháng 9, giảm so với con số 208.000 của tháng 8.
Thậm chí tình hình thị trường lao động vẫn khá tích cực ngay cả khi tốc độ tuyển dụng chậm lại. Tiền lương vẫn tăng với tốc độ trên trung bình dù không tăng nhanh như lạm phát.
Thông tin từ chính phủ cho thấy thu nhập trung bình theo giờ đã tăng 5% trong 1 năm qua trong báo cáo việc làm tháng 9. Theo nhận định của Fed, tiền lương hàng năm tăng trưởng 2-3%, đây là dấu hiệu cho thấy kiểm soát được lạm phát.
Theo các nhà kinh tế tại The Hamilton Project, một nhóm nghiên cứu chính sách tại Viện Brookings, tốc độ tuyển dụng đang tăng tốc. Thế nhưng, điều này không bền vững và có thể lương và lạm phát tăng cao.