meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế trưởng của VESS - PGS.TS Phạm Thế Anh nhận định: Fed cứng rắn trong việc tăng lãi suất nhìn từ góc độ kinh tế là một yếu tố tích cực!

Thứ tư, 05/10/2022-14:10
PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết, nếu như thị trường nhìn thấy Fed phản ứng yếu ớt hoặc không cương quyết ở trong hành động thì họ sẽ kỳ vọng lạm phát sẽ còn tăng nữa. Chính vì thế mà Fed đã cứng rắn trong việc tăng lãi suất nhìn từ góc độ kinh tế chính là một yếu tố tích cực.

Chuyên gia nhận định: Fed tăng lãi suất chưa chắc đã xấu đối với nền kinh tế Việt Nam

Vào ngày 22/9 (theo giờ Việt Nam) sau cuộc họp kéo dài 2 ngày thì Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % lần thứ 3 liên tiếp. Đây cũng chính là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và kéo theo biên độ lãi suất cơ bản được nâng lên trong khoảng từ 3 - 3,25% - đây là mức cao nhất tính từ tháng 1/2008. 

Và dù liên tục tăng mạnh lãi suất nhưng theo các chuyên gia thì Fed có thể sẽ tiến hành tăng lãi suất lên mức 4,4% vào cuối năm nay thay vì dự báo 3,25 - 3,5% trước đó nếu như lạm phát của Mỹ vẫn neo ở mức cao. 

Dù cho việc Fed tăng lãi suất gây tác động không nhỏ đến thị trường tài chính ở trên toàn cầu, trong đó có lãi suất Việt Nam cùng các chuyên gia thì nhìn từ góc độ kinh tế thì động thái này không hẳn là xấu. 


Kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) - PGS.TS Phạm Thế Anh
Kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) - PGS.TS Phạm Thế Anh

Cũng trong năm nay, Fed đã tiến hành tăng lãi suất cơ bản từ mức gần 0 lên mức hơn 3% và tuyên bố rất cứng rắn về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản nếu như lạm phát vẫn đang ở mức cao. Dĩ nhiên thì lạm phát được kiểm soát thì Fed sẽ tiến hành điều hành lãi suất theo hướng nhẹ tay hơn.

Đưa ra phân tích về động thái này, Kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) - PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng: “Mức tăng 0,75 điểm % của Fed là điều mà thị trường đã dự đoán được, tuy nhiên, những động thái tiếp theo còn là ẩn số”. 

Cũng theo đó, chủ tịch Fed - ông Jerome Powell cũng đã đưa ra những lời tuyên bố vô cùng cứng rắn hơn về việc sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở trong tương lai. Điều này cũng sẽ gây nên nhiều tác động đến thị trường tài chính và trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy thì đứng ở góc độ kinh tế, việc Fed tiến hành tăng lãi suất trong tương lai. Điều này cũng sẽ gây nên nhiều tác động đến thị trường tài chính trong đó có Việt Nam. 



Biến động CPI tại Mỹ so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 1/2000 - 8/2022
Biến động CPI tại Mỹ so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 1/2000 - 8/2022

Fed cứng rắn trong việc tăng lãi suất nhìn từ góc độ kinh tế là một yếu tố tích cực

Tuy nhiên, đứng ở góc độ kinh tế thì việc Fed tăng lãi suất lại mang ý nghĩa tích cực trong việc chống lạm phát. Theo ông Thế Anh, một trong những yếu tố làm tăng lạm phát chính là sự kỳ vọng. Nếu như thị trường nhìn thấy Fed phản ứng một cách yếu ớt hoặc không cương quyết ở trong hành động của mình thì họ sẽ kỳ vọng lạm phát vẫn còn tăng nữa. 

Ông Thế Anh nói thêm, trái lại, khi mà Fed phản ứng rất cứng rắn như việc tăng lãi suất để có thể đẩy lùi lạm phát thì yếu tố kỳ vọng cũng sẽ giảm bớt đã dẫn đến lạm phát trên thực tế giảm. 


Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 9 và 9 tháng các năm 2018 - 2022
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 9 và 9 tháng các năm 2018 - 2022

Các chuyên gia cho rằng, nếu như Fed cứng rắn trong việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát thì những người lao động sẽ chấp nhận mức lương phù hợp ở mức lạm phát hiện tại mà không đòi hỏi quá cao bởi do tâm lý lo ngại tình hình lạm phát. 

Hay là nếu như các doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng mua bán nguyên liệu tại thời điểm này thì họ cũng sẽ chỉ chấp nhận giá cả tăng theo lạm phát ở mức phù hợp chứ không cao trên 9 - 10%. Bởi vì họ tin rằng, chính sự kiên quyết của Fed trong việc điều hành lãi suất cũng sẽ giúp tiêu diệt lạm phát. 

Ở chiều hướng ngược lại, nếu như Fed không cương quyết thì người lao động hay nhà cung cấp nguyên vật liệu lo ngại tình trạng lạm phát tăng cao và họ cũng chẳng dễ dàng chấp nhận mức lương hay mức giá cả trong tương lai cũng chỉ có tăng nhẹ. Đối với Việt Nam thì sự liên thông giữa các nền kinh tế trong nước cũng như thế giới thông qua lãi suất của Fed đương nhiên là có và tác động tiêu cực. Tuy nhiên thì việc Fed tăng lãi suất cũng được dự báo từ trước nhưng vẫn còn mang nhiều tác động tiêu cực bởi sức ép mất giá đồng tiền Việt và tỷ giá tăng cũng đã khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành ký hợp đồng bằng USD sẽ phải chịu chi phí cao hơn nhiều. 

Và đối với thị trường tài chính, nguy cơ dòng vốn rút lui khỏi thị trường Việt Nam về Mỹ để trú ẩn vào các tài sản an toàn. Hơn thế, nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Châu Âu cũng đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn. 



Theo ông Thế Anh, một trong những yếu tố làm tăng lạm phát chính là sự kỳ vọng, nếu như thị trường nhìn thấy Fed phản ứng một cách yếu ớt hoặc không cương quyết ở trong hành động của mình thì họ sẽ kỳ vọng lạm phát vẫn còn tăng nữa
Theo ông Thế Anh, một trong những yếu tố làm tăng lạm phát chính là sự kỳ vọng, nếu như thị trường nhìn thấy Fed phản ứng một cách yếu ớt hoặc không cương quyết ở trong hành động của mình thì họ sẽ kỳ vọng lạm phát vẫn còn tăng nữa

Như thế, để có thể giảm thiểu bớt các tác động ở mức thấp nhất đến kinh tế Việt Nam, theo ông Anh với các động thái như việc tăng lãi suất cũng như chính sách tiền tệ phải linh hoạt để có thể làm dịu bớt đi những tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính ở trong nước. 

Ông Thế Anh khuyến nghị rằng: “Trước khi nghĩ đến việc tăng lãi suất thì cần sử dụng một số vùng đệm có thể dùng đến như dự trữ ngoại hối hay tỷ giá đề làm giảm bớt sự truyền tải tác động tiêu cực từ thế giới vào Việt Nam". Không những thế cũng cần lưu ý là không được làm căng thẳng thanh khoản của hệ thống. 

Và nếu như Việt Nam có thể kiểm soát được các yếu tố chi phí cơ bản ở trong nền kinh tế thì đây cũng sẽ là một vùng đệm quan trọng để có thẻ không phải tăng lãi suất. Hơn thế, cũng có thể hạ lạm phát ở trong nước xuống thông qua các chính sách thuế với xăng dầu cùng các nguyên liệu cơ bản khác. 

Bên cạnh đó thì việc sử dụng các nguồn lực hiện có để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tiết giảm tối đa sự tác động tiêu cực từ việc tăng lãi suất của Fed cũng đã giúp làm một vùng đệm để không phải tăng lãi suất. 

Cùng với đó thì cũng cần khởi không nguồn vốn khác dành cho các doanh nghiệp ở trong bối cảnh thắt chặt tín dụng nếu như cổ phiếu, trái phiếu cũng bị nghẽn khiến cho doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn hơn. Và từ hiện tại cho đến cuối năm, chắc chắn rằng Fed sẽ vẫn còn tiến hành tăng lãi suất và Việt Nam sẽ đứng trước nhiều làn sóng tiêu cực từ động thái này. Chính vì thế mà ông Thế Anh nhấn mạnh rằng cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cũng như chuẩn bị các vùng đệm để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp từ đó giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù vậy thì ông Thế Anh cũng đã chỉ ra rằng, trên thực tế thì điều đáng mức chính là đỉnh của lạm phát thế giới đã qua rồi và nó đang ở trong xu thế suy giảm, mức độ xuống nhanh hay chậm đến đâu thì chưa thể nào khẳng định được nhưng chắc chắn là đang giảm. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước