meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

HSBC Việt Nam nhận định: Giá năng lượng thế giới tăng cao vẫn là rủi ro lớn nhất, từ quý IV/2022 lạm phát sẽ nghiêm trọng hơn

Thứ ba, 12/07/2022-23:07
Theo đó, HSBC Việt Nam đã chỉ ra loạt rủi ro với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2022, trong đó lưu ý lạm phát sẽ nghiêm trọng từ cuối quý 4.

Rủi ro lớn nhất là giá năng lượng thế giới tăng cao

Trong báo cáo mới nhất, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối - ông Ngô Đăng Khoa cho biết, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam đã nhận định dù tình hình nhìn chung có vẻ lạc quan, các yếu tố cản trở tăng trưởng vẫn còn đó. Đại diện của tổ chức này cho biết, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến cho chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. Ông Ngô Đăng Khoa nhấn mạnh: "Giá năng lượng thế giới tăng cao vẫn là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam. Tác động rõ rệt nhất chính là chi phí năng lượng tăng lên. Mặc dù xuất khẩu vững mạnh, cán cân thương mại đã thu hẹp lại dẫn đến mức thặng dư khiêm tốn chỉ 0,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, bào mòn lợi thế của tài khoản vãng lai, tạo áp lực lên đồng VND. Việt Nam dự báo sẽ thâm hụt tài khoản vãng lai năm thứ hai liên tiếp mặc dù mức độ thâm hụt sẽ ít hơn so với năm 2021". 



Đại diện HSBC cho biết, những gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng tác động không ít đến Việt Nam bởi nền tảng sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất nhiều
Đại diện HSBC cho biết, những gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng tác động không ít đến Việt Nam bởi nền tảng sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất nhiều

Quý 4/2022, lạm phát sẽ nghiêm trọng hơn

Ngoài ra, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Giá năng lượng thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt đẩy giá dầu trong nước liên tục lên những mức cao kỷ lục mới. HSBC Việt Nam đánh giá xu hướng này vẫn sẽ còn tiếp diễn và tạo ra áp lực ngược lại lên lạm phát. Dù chi phí năng lượng cao, lạm phát thực phẩm ở mức độ vừa phải, sản xuất trong nước tương đối ổn định sẽ giúp kìm hãm lạm phát toàn phần. Cũng từ đó, HSBC đã dự báo lạm phát nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng từ quý 4 và thậm chí có lúc vượt trần 4%  của Ngân hàng Nhà nước. 

Ngân hàng này cũng tin rằng thời điểm áp dụng biện pháp bình thường hóa tiền tệ sẽ đến sớm hơn trong bối cảnh áp lực gia tăng. Trong báo cáo có nêu: "Chúng tôi vẫn giữ quan điểm về việc NHNN nhiều khả năng sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ sở trong quý III (hiệu lực từ quý IV) và dự báo sẽ tăng 50 điểm cơ sở mỗi quý kể từ quý IV/2022 cho đến quý III/2023. Lãi suất điều hành sẽ tăng lên 6,50% vào cuối quý III/2023". 

Giai đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc khiến cho doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gặp khó khăn

Ngoài những rủi ro nói trên thì HSBC nhấn mạnh Việt Nam cần hết sức lưu ý những cơn gió ngược chiều cản trở tăng trưởng thương mại đang dần tăng mạnh. Một mặt, tiêu dùng thế giới đang dịch chuyển từ hàng hóa dịch vụ. Một mặt thì gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Đây cũng chính là những yếu tố quyết định tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có khả năng duy trì đà tăng trưởng vững mạnh như hiện nay đến bao giờ. 

Đại diện HSBC cho biết, những gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc cũng tác động không ít đến Việt Nam bởi nền tảng sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất nhiều. Trong 6 tháng đầu năm 2022, 94% kim ngạch xuất khẩu đến từ nhóm khách hàng tư liệu sản xuất đến từ nhóm hàng tư liệu sản xuất. Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam. Có khoảng 30% nhập khẩu của Việt Nam đến từ nước này, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực điện tử và thiết bị máy móc. Chính vì thế, tình trạng tắc nghẽn trong khâu vận chuyển ở Trung Quốc sẽ là cơn  gió ngược chiều cản trở tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. 


Giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu hồi phục
Giá dầu tăng cao làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân, làm chậm quá trình phục hồi tiêu dùng cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu hồi phục

Bên cạnh đó, dù Chính phủ đã triển khai tích cực các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 giúp đảm bảo an sinh xã hội, lạm phát gia tăng cũng sẽ khiến cho việc phục hồi cuộc sống diễn ra không đồng đều. Các hộ gia đình thu nhập thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn sẽ khiến cho tình hình bất bình đẳng trở nên nghiêm trọng trong thời gian ngắn hạn.

Giải pháp đắc lực để kìm lạm phát cuối năm

Để có thể giữ tốc độ tăng CPI ở mức dưới 4%, hạ thấp tỷ lệ lạm phát và ổn định thị trường tài chính tiền tệ và cần thực hiện tốt một số biện pháp. Chi tiết, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 với các biến thể mới có thể bùng phát trở lại và các dịch bệnh khác là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường và bình ổn giá cả mặt hàng. Đây cũng được xem là yếu tố tiên quyết cho khả năng tăng trưởng và ổn định kinh tế trong năm 2022. 

Song song với đó, tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế từ đó giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng lạm phát do tâm lý. 

Theo đó, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục theo sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới cùng thị trường tài chính tiền tệ, chủ động thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở và tích cực quản lý cũng như điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt để từng bước ổn định cũng như nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản và làm cơ sở cho việc kìm chỉ số CPI. 

Hơn thế, Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời gian, hình thức cùng phương thức huy động vay nợ công lại vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển một cách nhanh chóng lại vừa đảm bảo được hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định, phát triển trong dài hạn của nền kinh tế. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Cũng theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường để tránh tình trạng té nước theo mưa của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu,... 

Cùng với đó là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá hay các mặt hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm tránh lạm phát kỳ vọng hay tránh những tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu đến mặt bằng giá cả. Đồng thời cũng cần có các cơ chế theo dõi và quản lý giá thường xuyên giữa các cơ quan liên quan và có chế tài xử lý nghiêm khắc. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

16 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

16 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

16 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

16 giờ trước