Sau báo cáo việc làm, nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hồi hộp chờ báo cáo lạm phát
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ đảo chiều ngoạn mục, giá dầu rớt xuống dưới 100 USD/thùng trước khi quay đầuLiệu chứng khoán đã thiết lập đáy sau khi trải qua đà bán tháo tồi tệ nhất trong 50 năm?Chứng khoán Mỹ bật tăng trong phiên đầu tháng 7 dù tin tức vĩ mô tiêu cựcTheo Vietnambiz, trong tuần trước (từ 5-8/7), thị trường chứng khoán Mỹ đã đón nhận báo cáo thị trường lao động tháng 6 với nhiều điểm sáng so với kỳ vọng. Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 372.000 việc làm trong tháng 6 vừa qua, tuy thấp hơn con số 390.000 của tháng 5 nhưng khả quan hơn đáng kể so với mức 250.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones đưa ra dự báo.
Thị trường việc làm vẫn đang hoạt động mạnh mẽ đã phần nào xua đi những lo ngại về việc kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, thông tin tích cực này cũng giúp cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thêm dư địa để thắt chặt tiền tệ nhằm giảm nhiệt lạm phát đang ở đỉnh của 4 thập kỷ.
Fed được Quốc hội giao hai nhiệm vụ đó là kiểm soát giá cả và tối đa hóa việc làm trong nền kinh tế. Sau khi số liệu việc làm được công bố vào tuần trước, thì báo cáo tình hình lạm phát tháng 6 sẽ được thông báo vào tuần này.
Cụ thể, Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày 13/7 và chỉ số giá sản xuất (PPI) vào ngày 14/7. Các thông tin lạm phát mới này sẽ giúp góp phần định hình chính sách tiền tệ của Fed. Nhà đầu tư sẽ dựa vào số liệu lạm phát để đoán xem ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất mạnh thế nào.
Theo CNBC, các nhà kinh tế dự báo rằng tỷ lệ lạm phát CPI tháng 6 sẽ cao hơn mức 8,6% trong tháng 5 và sẽ có tác động lớn nhất tới thị trường chứng khoán Mỹ.
"Tỷ lệ lạm phát toàn phần được dự báo cao hơn, chủ yếu là vì giá năng lượng", Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group - ông Peter Boockvar đưa ra nhận định. Ông cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát lõi (không kể giá năng lượng và lương thực" có thể sẽ thấp hơn trước.
Giá dầu thô WTI tại Mỹ có lúc lên cao đến 122 USD/thùng trong tháng 6 nhưng tới đầu tháng 7 chỉ còn khoảng 105 USD/thùng. Biểu đồ dưới đây cho thấy giá dầu hiện nay đang tương đương với giai đoạn tháng 4 và 5.
"Câu hỏi lớn lúc này là sự bình ổn trong giá hàng hóa sẽ bù đắp được bao nhiêu mức tăng liên tục của giá dịch vụ, chủ yếu do tiền thuê nhà đi lên", ông Boockvar nói.
Sau báo cáo CPI vào hôm 13/7, các nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý tới số liệu giá sản xuất (PPI) vào ngày 14/7 và chỉ số tâm lý người tiêu dùng do Đại học Michigan công bố vào ngày 15/7. Giám đốc đầu tư Peter Boockvar nói rằng: "PPI là mầm mống của CPI. Tỷ lệ lạm phát PPI tháng 6 có thể tiếp tục trên mức 10%".
Biến động giá sản xuất thường đi trước biến động của giá tiêu dùng. Khi giá sản xuất tăng, ban đầu người bán sẽ cố gắng hấp thụ phần chi phí cao hơn. Thế nhưng khi giá sản xuất liên tục đi lên thì cuối cùng các doanh nghiệp sẽ buộc phải nâng giá bán tới tay người tiêu dùng. Biểu đồ phía dưới cho thấy lạm phát tính theo PPI đã liên tục cao hơn lạm phát CPI kể từ tháng 1 năm ngoái.
Nếu lạm phát không hạ nhiệt trong khi thị trường lao động vẫn vững mạnh thì Fed sẽ không ngần ngại thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp thường kỳ ngày 26-27/7 tới.
Báo cáo tâm lý của người tiêu dùng tháng 7 chứa đựng thông tin liên quan đến kỳ vọng của dân chúng về lạm phát trong tương lai. Đây là một thước đo quan trọng mà Fed theo dõi rất chặt chẽ.
Nếu người tiêu dùng cho rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng cao thì họ sẽ mạnh tay chi tiêu ngay lúc này để tránh phải trả giá trong tương lai, qua đó làm tăng nhu cầu và khiến lạm phát thực sự lên cao đúng như dự báo đưa ra ban đầu.
Cũng vào ngày 15/7, doanh số bán lẻ tháng 6 - một thước đo khác về hành vi của người tiêu dùng - sẽ được công bố.
Nhà đầu tư cũng chuẩn bị đón nhận hàng loạt báo cáo lợi nhuận quý II trong tuần tới: PepsiCo công bố kết quả kinh doanh vào ngày 12/7, Delta Air Lines ngày 13/7, JPMorgan Chase và Morgan Stanley ngày 14/7, Citigroup, Wells Fargo và PNC Financial cùng công bố vào ngày 15/7.