meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu chứng khoán đã thiết lập đáy sau khi trải qua đà bán tháo tồi tệ nhất trong 50 năm?

Thứ bảy, 09/07/2022-23:07
Chứng kiến 6 tháng đầu năm vô cùng tồi tệ kể từ năm 1970 nhưng thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn tiếp tục phải đối diện với một loạt “cơn bão tố”.

Gần đây là quãng thời gian vô cùng tồi tệ đối với những nhà đầu tư vì đợt bán tháo kinh khủng nhất trong nửa thế kỷ gây ra cho họ thiệt hại rất lớn. Thế nhưng, mới trôi qua được 6 tháng đầu năm 2022 và thời gian còn lại chắc chắn cũng rất khó lường trên thị trường chứng khoán.

Đó là nguy cơ nền kinh tế bước vào suy thoái, lạm phát tăng cao và mối đe dọa lợi nhuận của các công ty đã bị mòn đi vì niềm tin người tiêu dùng sụt giảm. Giá trị của các cổ phiếu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi nguy cơ trì lạm (stagflation) mà còn bởi nhiều yếu tố tiêu cực khác đang rình rập.


Nếu suy thoái xảy ra, thị trường sẽ tiếp tục đi xuống
Nếu suy thoái xảy ra, thị trường sẽ tiếp tục đi xuống

Scott Ladner, CIO của Horizon Investments nói: “Thị trường sẽ tiếp tục đi xuống mà không thể đi lên trong thời gian tới. Nếu như Fed đảo ngược chính sách thì thị trường có thể tạo đáy, tuy nhiên điều này sẽ không thể xảy ra trong ít tháng nữa”.

Theo dự báo của nhiều bên, Fed sẽ tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát thay vì bơm tiền như hồi năm 2008 và 2020. Một trong những lý do chính giúp thị trường tăng điểm mạnh trong suốt mấy năm qua là việc Fed nới lỏng chính sách tiền tệ. Thế nhưng đà tăng đó hiện đã kết thúc.

Thị trường mới sẽ tạo đáy khi nào?

Chỉ số S&P 500 kể từ đầu năm đến nay có 14 phiên giảm 2% trở lại. Điều này khiến 2022 trở thành một trong 10 năm chứng kiến chỉ chỉ số S&P 500 có biến động theo ngày tồi tệ nhất. Thế nhưng, thước đo mức độ sợ hãi trên thị trường là chỉ số CBOE Volatility Index hiện vẫn ở mức thấp hơn so với các thời kỳ giá xuống trước đây. Điều này đồng nghĩa rằng một đợt phục hồi bền vững chưa thể xảy ra vì thị trường vẫn chưa giảm đủ mạnh.

Chỉ số S&P 500 sẽ có vài đợt hồi phục trước cuối năm nay nếu dựa theo dữ liệu về những “thị trường con gấu”. Thế nhưng những đợt hồi phục sẽ sớm bị dập tắt vì nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Chỉ số S&P 500 cần phải giảm 15 – 20%, xuống mức 3.000 điểm mới có thể phản ánh đầy đủ đà suy giảm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo Michael J. Wilson, chuyên gia đang làm việc tại Morgan Stanley. Theo Peter Garnry, chiến lược gia của Saxo Bank A/S, sau khi giảm thêm 17%, tức khoảng 35% so với đỉnh hồi tháng 1 thì S&P 500 sẽ tạo đáy.

Garnry nói: “Những tài sản có tính chất đầu cơ như cổ phiếu Tesla, Nvidia hay những loại tiền số phải về đúng giá trị và cơn sốt đầu cơ cũng phải biến mất thì thị trường mới tạo đáy”.

Ở chiều ngược lại, vẫn có những nhận định tỏ ra lạc quan đối với triển vọng thị trường quý II. Theo họ, thị trường sẽ hồi phục mặc dù không thể đủ mạnh để lấy lại những gì đã mất trong nửa năm qua. Theo khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia dự đoán rằng chỉ số Stoxx 600 của thị trường chứng khoán châu Âu sẽ giảm 4% trong năm nay so với mức giảm khoảng 17% tính từ đầu năm đến bây giờ.

Liệu chứng khoán đã thiết lập đáy sau khi trải qua đà bán tháo tồi tệ nhất trong 50 năm? - ảnh 2

Hai tuần tới, nhiều công ty tại châu Âu và Mỹ sẽ đưa ra kết quả kinh doanh của họ. Đến thời điểm này, lực cầu tỏ ra khá vững vàng bất chấp niềm tin tiêu dùng giảm. Thế nhưng, gần đây cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sức chi tiêu của người dân Mỹ sẽ nhanh chóng giảm đi.

Anneka Treon, giám đốc của Van Lanschot Kempen nhận định: “Vì có lượng tiền tích lũy trong đại dịch nên sức chi tiêu của người dân vẫn ổn định. Tuy nhiên điều đó là không lâu dài”.

Theo dự báo của Ngân hàng Goldman Sachs, các công ty Mỹ sẽ chứng kiến lợi nhuận sụt giảm vào năm sau cho dù có xảy ra suy thoái kinh tế hay không.

Một số nhà đầu tư đã bắt đáy và khiến thị trường tăng điểm trở lại trong ngắn hạn vì họ cho rằng cổ phiếu Mỹ và châu Âu đang khá rẻ so với mức trung bình trong dài hạn. Thế nhưng, thực tế là không hề rẻ nếu so với thước đo khác như suất trái phiếu thì cổ phiếu, ít nhất là ở châu Âu.

Cơn bão lạm phát ập tới

Mối lo ngại lớn nhất hiện nay chính là lạm phát. Dù các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã áp dụng những biện pháp mạnh hơn những tỉ lệ lạm phát vẫn tăng lên không ngừng. Một vài chỉ báo cho thấy là lạm phát đã gần đạt mức đỉnh, nhưng các ngân hàng Trung ương sau khi bị chỉ trích đánh giá quá thấp nguy cơ lạm phát ở thời điểm đầu năm 2022 vẫn tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ.

Liệu chứng khoán đã thiết lập đáy sau khi trải qua đà bán tháo tồi tệ nhất trong 50 năm? - ảnh 3

Caroline Shaw, nhà quản lý danh mục tại Fidelity International cho rằng: “Lạm phát đang ở mức mà nhiều người chưa từng nghĩ đến. Kể từ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 thì đây là lần mà ngân hàng Trung ương đang tăng lãi suất lên mức cao nhất. Trong bối cảnh này, những chính sách sai lầm có thể xảy ra và khiến thị trường biến động mạnh”.

Giới đầu tư tại thị trường mới nổi cho biết họ sẽ bớt lo ngại nếu Fed bớt “diều hâu” hơn. Hiện tại, sau khi trải qua 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất tính từ năm 1998 (thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á khiến các thị trường chao đảo và nước Nga vỡ nợ), giá cổ phiếu của các thị trường này đã về mức vô cùng rẻ.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm và chính sách tiền tệ bị thắt chặt ở nhiều nước, Trung Quốc và Hàn Quốc hay những nền kinh tế tập trung chủ yếu vào công nghệ và hướng về xuất khẩu sẽ chịu sức ép lớn nhất. Hai quốc gia này là những thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh nhất trong khu vực tính từ đầu năm đến nay.

Ipek Ozkardeskaya, chuyên gia phân tích cao cấp tại Swissquote nhận định: “Lạm phát lạm phát và lạm phát. Thị trường có thể nhanh chóng đảo ngược hay vẫn tiếp tục tồi tệ trong nửa còn lại năm 2022 đều do yếu tố lạm phát quyết định”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước