meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát không chỉ khiến nước nghèo “lao đao”, nhóm người thu nhập thấp tại nước giàu cũng vật lộn vì bão giá

Chủ nhật, 10/07/2022-21:07
Không chỉ người dân tại những nước nghèo, mà những người có thu nhập thấp đang sống tại quốc gia phát triển cũng chịu sức ép lớn từ lạm phát lương thực. Họ buộc phải thắt chặt chi tiêu đến từng xu vì giá lương thực ngày một tăng lên.

Các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới đang lao đao vì lạm phát lương thực leo thang. Tuy nhiên những quốc gia này không phải là duy nhất phải đối mặt với những khó khăn do lạm phát. Tình trạng lạm phát cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những người nghèo sinh sống tại quốc gia phát triển.

Theo ông Matsentralen Norge, Nhà điều hành ngân hàng thực phẩm (Foodbank), mô hình thực phẩm cho người có thu nhập thấp ở Na Uy - quốc gia giàu dầu mỏ, họ đang cung cấp lương thực thực phẩm nhiều hơn 30% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Đây đang là giai đoạn mà nhu cầu còn cao hơn hẳn so với hồi đại dịch covid-19 bùng phát.

Tại Mỹ, tình trạng lạm phát gia tăng khiến các khách hàng đều giảm nhu cầu mua sắm. Họ có xu hướng mua nhiều đồ ăn hơn, tránh những thực phẩm đắt đỏ như thịt và cá.

Những số liệu đáng lo ngại

Ở Anh, tình trạng còn trở nên nghiêm trọng hơn khi tỷ lệ lạm phát của nước này đạt 9,1% trong tháng 5. Đây là mức cao nhất trong số các thành viên của nhóm G7.  Tháng 5 vừa qua chứng kiến giá các mặt hàng thực phẩm tại Anh tăng 8,5%, theo chia sẻ của ông John Allan, chủ tịch Tesco PLC, chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất của Anh.


Lạm phát đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nghèo và nhóm người thu nhập thấp
Lạm phát đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nghèo và nhóm người thu nhập thấp

Một số thực phẩm nhập khẩu tại Anh trở nên đắt đỏ hơn trong những năm qua khi giá trị của đồng bảng Anh giảm mạnh. Thế nhưng, trên thực tế rõ ràng là Anh đã có một giai đoạn giá lương thực tương đối thấp. Một số chuỗi siêu thị quốc gia đã cạnh tranh nhau về giá cả một cách gay gắt.

Một cơ quan thương mại hồi tháng trước đã cho biết pho mát cheddar - một mặt hàng chủ lực của Anh có giá trung bình đã tăng 59% so với tháng 6 năm 2021. Trong khi đó, số liệu của chính phủ cho thấy giá sữa đã tăng 27% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước sự tăng giá chóng mặt của nhiều mặt hàng, nhiều người không có khả năng để chi trả. Khảo sát từ văn phòng thống kê quốc gia Anh cho thấy khoảng 44% người lớn cho biết họ mua ít đồ hơn vì giá tăng cao. Trong khi đó, lượng truy cập vào các ngân hàng thực phẩm nhiều hơn 30% so với thời kỳ bắt đầu đại dịch, theo nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng thực phẩm Trussell Trust.

Nhóm vận động hành lang về thực phẩm và dinh dưỡng Food Foundation cho biết họ nhận ra rằng khoảng 15,5% người dân Anh trong 6 tháng tính đến tháng tư đã bị ảnh hưởng vì tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực. Trong khi đó, trước dịch covid-19, con số chỉ là 7,6%. Tình trạng này cho thấy nhiều người không thể tiếp cận với một lượng thức ăn đủ dinh dưỡng và giá cả hợp lý. Ngoài ra, đây cũng là một thực trạng nói lên tình trạng nghèo đói về lương thực.

Vào tháng 5, một khảo sát công bố rằng tỷ lệ các gia đình tại Anh giảm hoàn toàn thực phẩm hoặc ăn không đủ bữa đã tăng 57%. Bên cạnh đó, có 7,3 triệu người trưởng thành nói rằng họ không thể mua được thức ăn hoặc không có thức ăn trong tháng 3. Trước đó, con số này là 4,7 triệu người trong tháng 1 năm 2022.

Lạm phát không chỉ khiến nước nghèo “lao đao”, nhóm người thu nhập thấp tại nước giàu cũng vật lộn vì bão giá - ảnh 2

Chúng tôi nhận thấy rằng cuộc sống của người dân trên khắp đất nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí thực phẩm. Chính phủ đã cắt giảm thuế cho người dân có thu nhập thấp và cung cấp các khoản thanh toán bằng tiền mặt nhằm giảm bớt sự gia tăng chi phí sinh hoạt. Ngoài ra, cũng áp dụng các biện pháp dài hạn hơn để giảm bớt các nút thắt trong nguồn cung”, theo người phát ngôn của Chính phủ Anh.

Thắt chặt việc chi tiêu hàng ngày

Bà Deshia Shkalla là một bà mẹ đơn thân thất nghiệp sinh sống trong một ngôi nhà chỉ có 1 phòng ngủ. Thay vì cho con dùng sữa công thức, bà đã tiết kiệm bằng cách cho con bú sữa ngoài, ăn ít thịt hơn và cũng thắt chặt chi tiêu của mình đến từng xu. Bà nhận thấy giá cả tăng lên lần đầu tiên kể từ sau sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra. Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

“Chúng tôi đã biết đến mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine nhưng thực sự không thể ngờ được giá lương thực lại tăng vọt đến như vậy. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn”.

Lạm phát đang kiếm cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới bị đảo lộn. Kể từ cuối tháng 2, giá ngũ cốc đã tăng vọt. Ukraine không thể xuất khẩu sản phẩm thu hoạch như mong đợi khiến nguồn cung càng trở nên eo hẹp. Nước này cũng sản xuất hơn ½ lượng dầu hướng dương của toàn cầu. Các cửa hàng tạp hóa lớn tại Anh cũng đang đưa ra con số giới hạn về số lượng chai dầu hướng dương mà khách hàng có thể mua ở cùng một thời điểm.

Giá nhiên liệu tăng cao đã khiến chi phí vận chuyển và sản xuất lương thực tăng thêm. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng của ngành này cũng bị gián đoạn vì đại dịch.

Giá cả tại quốc gia nghèo đã tăng vọt khiến người dân phải vật lộn để trang trải cuộc sống. Theo cảnh báo của chương trình lương thực thế giới từ Liên Hợp Quốc, có khoảng 2,46 tỷ người tức khoảng 30% dân số đang gặp những khó khăn ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng đối với vấn đề lương thực.

Tại những quốc gia này, chi tiêu của các hộ gia đình chủ yếu là dành cho thực phẩm. Một trang web theo dõi các chỉ số kinh tế và tài chính là Trading Economics, cho biết tỉ lệ này là 59% tại Nigeria 28% tại Mexico và 9,4% tại Anh.

Thế nhưng, những người dân có thu nhập thấp tại các quốc gia giàu có cũng chủ yếu chi tiêu vào thực phẩm nhiều hơn. Chẳng hạn như các hộ gia đình thu nhập thấp tại Mỹ đã chi 27% thu nhập của họ dành cho thực phẩm. Trong khi đó, đối với những nhóm người thu nhập cao, chi phí cho thực phẩm chiếm 75% thu nhập.

Ngân hàng thực phẩm của cô Shkalla thuộc phòng giải trí của nhà thờ tại Bounds Green, một khu phố ở phía bắc London. Tại đây, cô Anita Trisanska đang xếp hàng chờ đợi mua thực phẩm. Cô cho biết cô mua ít thịt và cá hơn.

“Tôi không biết phải làm gì nếu không có ngân hàng thực phẩm. Tôi đang phải ở nhà trông con nhỏ trong khi chồng tôi phải làm việc 7 ngày mỗi tuần ở khách sạn để kiếm sống”.

Lạm phát không chỉ khiến nước nghèo “lao đao”, nhóm người thu nhập thấp tại nước giàu cũng vật lộn vì bão giá - ảnh 3

Số liệu cho thấy số lượng người dùng ngân hàng lương thực đã tăng thêm 80 hộ gia đình. Hiện tại, những ngân hàng thực phẩm có thể hỗ trợ vài trăm người và nhu cầu của người dân lớn đến mức có những người đã phải xếp hàng từ 9h sáng.

Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết trong tháng 5, doanh số bán hàng của các cửa hàng thực phẩm đã giảm 1,6% và thấp hơn 2,4% so với giai đoạn trước khi đại dịch covid-19 bùng phát.

Theo ông Matt Hood, Giám đốc điều hành mảng kinh doanh thực phẩm của Co-operative Group Ltd., công ty cũng đang chuyển sang phân phối thịt gà thay vì thịt bò. Bởi lẽ, thịt gà ít tốn kém hơn. Ở khoảng thời gian này, mọi người đang chi tiêu một cách có kế hoạch hơn nên thịt gà có thể được mua nhiều hơn thịt bò.

Anh Biniam Abraham có một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại Nam London. Anh cho biết trung bình 2 tuần, giá cả sẽ tăng 1 lần. Theo chia sẻ, anh đã từng thấy một số khách hàng yêu cầu nhân viên ở quầy thanh toán ngừng quét mã sản phẩm khi họ đã đạt đến mức tối đa của ngân sách. Đã có những lúc khách hàng tranh cãi với nhân viên vì họ không thể ngờ được giá cả tăng nhanh chóng đến như vậy.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

8 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

11 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

14 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

14 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

14 giờ trước