Sri Lanka “mắc kẹt” trong các lựa chọn, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì lạm phát
Vào tháng trước, bất chấp việc hầu hết người dân đều ở nhà do đều ở trong hoàn cảnh thiếu nhiên liệu trầm trọng, chi phí giao thông ở Thủ đô Colombo của Sri Lanka đã tăng gấp đôi. Điều này khiến ngân hàng Trung ương của Sri Lanka rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Lạm phát đã chạm mức kỷ lục hàng năm là 54,6% vào tháng 6 và Thống đốc ngân hàng trung ương P. Nandalal Weerasinghe cho biết nó có thể lên tới 70%, khiến ngân hàng phải tăng lãi suất để giải quyết tình trạng tăng giá.
Mặc dù có thể làm giảm thiểu nguy cơ gây ra vòng xoáy tăng giá và giúp đáp ứng các điều kiện để nhận được trợ cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, thế nhưng lãi suất cao hơn cũng sẽ khiến chi phí trả nợ tăng lên. Và điều đó cũng sẽ tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đảo quốc này.
Theo vị thủ tướng Ranil Wickremesinghe, giới chức trách đang thực hiện việc in tiền mặt để trả lương cho người lao động. Hồi tháng trước, chi phí vận tải đã tăng đến 128% so với thời điểm trước đó, còn thực phẩm thì tăng giá 80,1%, bất chấp thực tế là chính phủ đã ra lệnh cho các nhân viên không trọng yếu có thể làm việc tại nhà vào giữa tháng 6 và hạn chế bán nguyên liệu đến hết ngày mùng 10 tháng 7.
Ở một mặt khác, GDP thu hẹp trong quý từ tháng 1 đến tháng 3 và các chuyên gia kinh tế dự báo rằng cuộc suy thoái sẽ kéo dài và trở nên căng thẳng hơn. Hiện tại, Sri Lanka đang vướng vào tình trạng vỡ nợ nước ngoài và bị một quỹ quốc tế khởi kiện. Để có thể giành được gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nước này cần phải đáp ứng các điều kiện chính.
Theo các nhà điều hành IMF, kiềm chế mức độ lạm phát gia tăng, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, giải quyết áp lực cán cân thanh toán nghiêm trọng và bắt đầu thực hiện các biện pháp cải cách để nâng cao tăng trưởng là những thách thức sẽ cần phải giải quyết.
Sẽ buộc phải đẩy mạnh các biện pháp tài khóa hơn nếu chính sách tiền tệ thiếu tính hiệu quả. Tờ báo địa phương Daily Mirror cho biết Chính phủ Sri Lanka đang tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu từ các nước láng giềng như Ấn Độ để có thể lấy tiền mặt. Bởi lẽ những bên có tiềm năng cho vay đang không muốn cấp thêm các khoản vay cho nước này. Kết quả là việc cung ứng tiền tệ càng tăng lên.
“Ngân hàng Trung ương đang bị mắc kẹt ở giữa. Không có giải pháp thực tế nào đến từ chính sách tiền tệ kệ vì lãi suất cao hơn sẽ làm làm tăng trưởng kinh tế tê liệt, trong khi đó lực cung thì vẫn đang bóp nghẹt”, theo Kavinda Perera, trưởng nhóm nghiên cứu tại Asia Securities Pvt. ở Colombo.
Ông nói thêm: “Để giải quyết được vấn đề này, sẽ phải tập trung rất nhiều vào khía cạnh tài chính”.